Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.2. Kinh nghiệm
3.2.3. Phải luôn chú trọng công tác tham mưu, nhạy bén tình hình, biết
phát huy tác dụng của hậu phương, hậu cần tại chỗ đưa cách mạng hai nước đi đến thắng lợi cuối cùng.
Thứ nhất, phải luôn chú trọng công t c tha ưu, nắm bắt thời cơ, hoét sâu vào sau lầ địch, kịp thời xử trí các tình huống xấu do địch và các lực lượng phản cách mạng gây ra.
Cơng tác tham mưu chiến lược ln đóng vai trị hết sức quan trọng, đặc biệt là trong những thời điểm lịch sử có tính chất bước ngoặt. Nhờ những nắm bắt, phân
tích rõ “địch-ta” mà Đảng và Quân đội luôn hoạch định được đường lối cách mạng, đường lối quân sự đúng đắn giúp cách mạng Campuchia một cách toàn diện đem lại hiệu quả cao, đưa cách mạng Campuchia phát triển đi lên.
Ngay từ tháng 2 năm 1966, Đảng đã sớm nhận định Mỹ có thể gây ra đảo chính ở Campuchia; cuối năm 1969, Đảng cũng dự kiến được quân đội Mỹ và VNCH có thể mở cuộc hành quân sang hướng Campuchia và Lào [42, tr. 547]. Trên cơ sơ đó, Đảng đã có những chỉ đạo trong mọi mặt công tác chuẩn bị để cách mạng không rơi vào thế bị động bất ngờ, dù cách mạng Việt Nam thời kỳ này (từ sau “sự kiện Mậu Thân” 1968, đến khi Mỹ tiến hành đảo chính ở Campuchia) hết sức khó khăn, cách mạng bị tổn thất nặng, lực lượng bị khủng bố gắt gao; sau khi Mỹ tiến hành đảo chính lật đổ chính quyền hịa bình, trung lập Sihanúc, đã tạo ra thời cơ cho cách mạng Đông Dương. Nắm bắt thời cơ, Đảng Lao động Việt Nam chỉ đạo đẩy mạnh công tác giúp đỡ lực lượng cách mạng, lực lượng kháng chiến Campuchia; gắn chặt tình đồn kết nhân dân ba nước Đông Dương với nhau; đồng thời phối hợp phản công tiêu diệt địch khi địch tổ chức hành quân đánh vào vùng giải phóng, căn cứ cách mạng; biến hậu phương địch thành hậu phương cách mạng, cách mạng Việt Nam từ thế yếu, thế cô lập trở thành thế mạnh, thế có lợi.
Bên cạnh đó, Đảng đã sớm có dự báo chính xác hướng tiến cơng chủ yếu của địch trong Mùa khô năm 1970-1971 là hướng Đường 9 – Nam Lào, vùng ba biên giới và Đơng Bắc Campuchia. Qua đó đi sâu nghiên cứu, phán đoán mục tiêu, thủ đoạn, cách đánh của địch; đồng thời chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các địa phương ở Lào, Campuchia và Việt Nam khẩn trương xây dựng, triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch tác chiến chiến lược và tác chiến chiến dịch; nhanh chóng chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, hậu cần, dự kiến các tình huống để có phương án tác chiến thích hợp. Nhờ phán đốn đúng và sớm dự kiến tình hình, quân và dân Việt Nam phối hợp cùng với lực lượng cách mạng, lực lượng kháng chiến hai nước Lào và Campuchia chuẩn bị tốt và tiến hành thắng lợi cuộc phản công chiến lược Đường 9 – Nam Lào, đánh bại cuộc hành quân của địch ở vùng ngã ba biên giới và Đông Bắc Campuchia; đẩy mạnh tiến công đều khắp trên các chiến trường từ Trị Thiên,
Tây Nguyên đến Nam Bộ. Thế hậu phương chiến lược liên hoàn nối liền ba nước Đơng Dương mở ra, giúp cách mạng Campuchia giải phóng được 10 tỉnh (1970) trở thành hậu phương vững chắc, tạo bàn đạp cho cách mạng Campuchia phát triển nhanh chóng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng đó, cách mạng Việt Nam-Campuchia vẫn cịn những biểu hiện chủ quan không sớm phát hiện được bản chất của lực lượng phản cách mạng (cụ thể là tập đồn Pơnpốt-ngxary), gây tổn thất nghiêm trọng lực lượng cách mạng, tổn hại đến mối quan hệ, tình đồn kết chiến đấu của nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia. Do vậy, phải xác định công tác tham mưu, nắm bắt thời cơ có vai trị đặc biệt quan trọng; riêng tham mưu phải đi trước một bước, cần có những phán đốn, nhận định chính xác về tình hình, nhận thức rõ “địch – ta”, kịp thời phát hiện, xử trí những thành phần có tư tưởng cá nhân, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa hẹp hòi, phản cách mạng trong hàng ngũ kháng chiến, tránh để lại hậu quả đáng tiếc. Ln chú ý thắt chặt tình đồn kết hữu nghị cách mạng hai nước.
Thứ hai, phải xây dựng và phát huy tác dụng của căn cứ địa hậu phương chiến lược, hậu cần tại chỗ, đồng thời biết khai thác tối đa khả năng hậu cần đó phục vụ cho sự nghiệp cách mạng ba nước.
Căn cứ địa hậu phương chiến lược, hậu cần tại chỗ có vai trị quan trọng, góp phần đến thắng lợi của cuộc chiến tranh. Có căn cứ địa hậu phương chiến lược, hậu cần tại chỗ vững chắc mới có cơ sở để phát triển lực lượng, có địa bàn để xây dựng củng cố, nghỉ ngơi, xuất phát tấn cơng, có vị trí đảm bảo an tồn cho cơ quan đầu não lãnh đạo kháng chiến, có quần chúng nhân dân, chính quyền cách mạng, có điều kiện khai thác nhân tài, vật lực cung cấp cho kháng chiến... Chính căn cứ hậu phương chiến lược và hậu cần tại chỗ là hai mặt của một vấn đề gắn bó với nhau và biển hiện trên khắp các chiến trường và trong suốt quá trình của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Ở miền Nam Việt Nam, Mỹ và đồng minh tiến hành càn quét, giành dân chiếm đất, bình định nơng thơn hịng ngăn chặn hậu phương, chặn đường tiếp tế của cách mạng trên chiến trường miền Nam, đẩy lực lượng chủ lực Quân
Giải phóng ra ngồi biên giới, phối hợp cùng lực lượng LonNol ở Campuchia cắt đứt hành lang chiến lược, đánh phá kho tàng, hành quân lên biên giới, ném bom hủy diệt khu căn cứ, lực lượng cách mạng. Trong khi lực lượng Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam làm nhiệm vụ trên đất Campuchia lại ở xa Trung ương, xa hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa, địa bàn hoạt động không giới hạn (thậm chí đan xen với địch), khơng những có nhiệm vụ đánh địch mà cịn phải giúp cách mạng Campuchia toàn diện mọi mặt và lâu dài, giúp giải phóng đất đai, mở rộng vùng giải phóng, xây dựng chính quyền, xây dựng lực lượng… Chính do u cầu địi hỏi đó, bài học về xây dựng hậu phương chiến lược, hậu cần tại chỗ càng có ý nghĩa quan trọng.
Có thể thấy, do có căn cứ địa hậu phương vững chắc nên dù địch có tập trung tối đa nguồn lực để đánh phá cách mạng, phá công tác chuẩn bị của lực lượng Quân Giải phóng chuẩn bị đánh lớn ở miền Nam năm 1972 thì địch khơng sao đạt được mục đích như mong muốn. Cũng nhờ hình thành được các căn cứ địa hậu phương chiến lược và hậu cần tại chỗ vững chắc trên chiến trường Campuchia trong những năm kháng chiến gay go, ác liệt, dù hàng lang bị đánh phá, việc tiếp nhận viện trợ của trung ương bị gián đoạn và rất khó khăn nhưng lực lượng Qn tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam hoạt động ở đây vẫn bảo đảm hậu cần được thường xuyên đầy đủ.
Với mạng lưới thu mua ngày càng mở rộng, việc tạo cơ sở vật chất ngày càng có điều kiện thuận lợi hơn, nên căn cứ địa hậu phương chiến lược, hậu cần tại chỗ trên chiến trường Campuchia ngoài việc đảm bảo cung cấp vật chất cho các lực lượng Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam ra, còn hỗ trợ được phần nào cho các mặt trận trên chiến trường miền Nam và Hạ Lào. Vì lẽ đó, nên cách mạng Việt Nam luôn phải biết khai thác hậu cần tại chỗ, phải biết dựa vào sức dân, khai thác sức mạnh tồn dân. Ngày nay, trong tình hình mới, hậu cần tại chỗ chính là phải biết xây dựng và phát huy thế trận hậu cần nhân dân, xây dựng hậu cần quân đội gắn với hậu cần nhân dân đảm bảo cân đối giữa nhu cầu của quốc phòng và dân sinh, phát triển kinh tế, nâng cao khả năng hậu cần tại chỗ, đáp ứng kịp thời nhu cầu hậu cần cho thực hiện các nhiệm vụ và các tình huống.
Tiểu kết chƣơng
Kể từ ngày Mỹ hỗ trợ LonNol đảo chính đến khi Thủ đơ Phnơm Pênh được giải phóng (18/3/1970-17/4/1975), trải qua 5 năm rịng khó khăn, gian khổ, lực lượng Quân tình nguyện và đội ngũ cán bộ, Chuyên gia quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam đã dốc tồn lực, tồn tâm làm trịn nghĩa vụ quốc tế đối với Campuchia. Trong q trình ấy, dù có những lúc xảy ra những mâu thuẫn, xung đột, va chạm giữa lực lượng cách mạng với một số phần tử phản cách mạng đứng trong hàng ngũ kháng chiến Campuchia, nhưng với tinh thần đoàn kết quốc tế, lực lượng Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam đã hoàn thành trách nhiệm, giúp đỡ cách mạng Campuchia đi đến ngày toàn thắng, đánh đuổi ngoại xâm, lật đổ chính quyền thân Mỹ, giành lại độc lập cho dân tộc. Cách mạng Campuchia dưới sự giúp đỡ của Qn tình nguyện Việt Nam đã đi từ khơng đến có, xây dựng được một lực lượng cách mạng chính quy, trình độ tác chiến ngày càng được nâng cao, vùng giải phóng được rộng mở; đã tập hợp được đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân tham gia, đứng chung dưới một lá cờ mặt trận dân tộc thống nhất, cùng nhau đánh đuổi các thế lực ngoại xâm. Qua đó, tình cảm đồn kết giữa nhân dân, cách mạng hai nước được nâng cao, Bộ đội tình nguyện Việt Nam nhận được sự yêu mến, tin tưởng của nhân dân Campuchia. Đó là sự nghiệp vĩ đại của Đảng và nhân dân Việt Nam, làm tô thắm truyền thống hào hùng, vẻ vang của dân tộc, “một dân tộc u chuộng hịa bình nhưng nếu có bất kỳ kẻ thù ngoại xâm nào chà đạp lên độc lập chủ quyền, chà đạp lên nhân dân, Việt Nam luôn sẵn sàng đứng lên đánh bại kẻ thù và các thế lực đó”. Thắng lợi ấy cũng là lời khẳng định đanh thép, Quân đội Nhân dân Việt Nam - một quân đội anh hùng, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia, dân tộc “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Lần thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục làm trịn nghĩa vụ quốc tế của mình với đất nước Campuchia anh em. Trong q trình giúp đỡ ấy, có nhiều bài học kinh nghiệm quý giá được đúc rút từ thực tiễn cho cách mạng Việt Nam và vận dụng nó trong
tình hình mới. Những kinh nghiệm đó, là tiền đề, là cơ sở cho lực lượng Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tiếp tục thực hiện nghĩa vụ quốc tế cứu giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng và hồi sinh, kiến thiết lại đất nước (1979-1989). Ngày nay, trong tình hình mới có nhiều biến chuyển, nhưng những kinh nghiệm rút ra từ lịch sử vẫn còn nguyên giá trị, Đảng và Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ln xác định mối quan hệ giữa Việt Nam với Campuchia là “mối quan hệ đặc biệt”, có nhiều điểm tương liên, tương đồng với nhau, hai nước ln đồn kết, gắn bó cùng nhau phát triển.
KẾT LUẬN
Do có nhiều điểm tương đồng về địa lý, kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, đặc biệt là có chung vận mệnh lịch sử nên ngay từ cuối thế kỷ XIX mối quan hệ và tình đồn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam-Campuchia, Campuchia-Việt Nam được hình thành. Theo thời gian, tình đồn kết chiến đấu keo sơn gắn bó giữa hai dân tộc ngày càng phát triển, dần trở nên “đặc biệt” trong thời đại Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đảng Nhân dân Campuchia ngày nay), ba dân tộc đã phát triển mối liên minh, tình đồn kết chiến đấu ấy lên một tầm cao mới, từ tự phát đến tự giác.
Năm 1970, sau những thất bại liên tiếp của các Chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam, Mỹ tìm cách mở rộng chiến tranh sang Campuchia, dựng lên chính quyền LonNol thân Mỹ, trực tiếp đưa quân chiến đấu Mỹ, quân đồng minh can thiệp quân sự vào Campuchia. Đất nước Campuchia từ hịa bình, trung lập rơi vào cảnh chiến tranh, Quốc trưởng Sihanúc phải tuyên bố kháng chiến chống lại tập đoàn phản cách mạng đứng đầu là LonNol, cùng đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược Đông Dương, nhằm xây dựng lại Campuchia, đưa Campuchia tiến lên con đường tiến bộ sau khi cách mạng thắng lợi. Với truyền thống cách mạng và tinh thần đoàn kết quốc tế, Đảng tiếp tục lãnh đạo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế giúp đỡ cách mạng Campuchia một cách lâu dài, toàn diện, từ hỗ trợ tác chiến đến xây dựng lực lượng, xây dựng vùng giải phóng, căn cứ địa cách mạng cho đến việc thành lập chính quyền cơ sở… Nhờ đó, cách mạng Campuchia đã phát triển nhanh chóng, đi từ khơng lên có, từ yếu thành mạnh, từng bước cùng nhau tổ chức phòng ngự và tiến hành phản công đánh bại các cuộc hành quân quy mô lớn nhỏ của liên quân Mỹ - VNCH – Cộng hịa Khơme, góp phần buộc Mỹ phải tun bố rút quân, ký hiệp định Pari về Việt Nam, tạo điều kiện để cách mạng hai nước Việt Nam- Campuchia đi đến ngày toàn thắng. Tuy nhiên, cách mạng hai nước đã không sớm nhận ra bộ mặt phản bội của tập đồn Pơn Pốt. Lực lượng phản cách mạng Pơn Pốt đã xuyên tạc lịch sử, kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, từng bước xóa bỏ vai
trị quan trọng của lực lượng cách mạng Việt Nam trong diễn trình lịch sử, giúp đỡ nhân dân Campuchia đứng lên chống ngoại xâm, đem lại hịa bình, độc lập trên bán đảo Đơng Dương. Để giai đoạn sau này (1975-1979), Pôn Pốt gây ra cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam với Việt Nam, còn nhân dân Campuchia phải gánh chịu thảm họa diệt chủng.
Để tỏ lịng biết ơn chính phủ và nhân dân Việt Nam đã giúp đỡ Campuchia, Ngài Sihanúc cùng chính phủ đã gửi bức điện cảm ơn đến Chính phủ và Nhân dân Việt Nam (4/1975). Bức điện nêu rõ: “Phía Campuchia xin cảm ơn Việt Nam về ý chí sắt đá và lập trường trước sau như một của nhân dân Việt Nam là tăng cường hơn nữa sự hợp tác với nhân dân Campuchia trên tinh thần anh em và trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau. Sự hợp tác như vậy sẽ làm cho tương lai của nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia càng thêm tốt đẹp. Phía Campuchia tin rằng, sau khi hai nước hồn tồn giải phóng, sự ủng hộ, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau sẽ càng phát triển tốt đẹp vì lợi ích tối cao của nhân dân hai nước” [82]. Trong chính hồi ký của mình, Sihanúc cũng viết, “Chúng tôi luôn luôn ghi nhớ sâu sắc công ơn của các bạn chiến đấu Việt Nam đã giúp đỡ chúng tôi trong những ngày đầu kháng chiến, về những vũ khí mà Qn giải phóng miền Nam Việt Nam đã cung cấp cho chúng tôi, về những huấn luyện viên quân sự mà miền Bắc Việt Nam đã cử tới chỉ bảo quân đội chúng tơi. Những cán bộ đó cịn giá trị gấp mười lần hàng trăm triệu đô la mà Mỹ đã cho bọn Lon Nol - Sirik Matak.” [131, tr. 122-123].
5 năm thực hiện nhiệm vụ, giúp đỡ cách mạng Campuchia toàn diện, mọi mặt, từng bước phát triển, góp phần vào thành cơng chung của sự nghiệp cách mạng ba nước Đông Dương. Cách mạng Việt Nam nói riêng cùng cách mạng Đơng Dương nói chung, giành được thắng lợi đã khẳng định vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Lao động Việt Nam, một chính đảng của tồn thể dân tộc Việt Nam, vì độc lập, tự do, vì hịa bình, thống nhất. Tất cả, đã để lại nhiều kinh nghiệm lịch sử quý giá về sự lãnh đạo của Đảng với quan hệ đặc biệt Việt Nam – Campuchia trong giai đoạn mới, nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết hai nước, tạo mơi trường hịa bình, ổn định cùng nhau phát triển, trên cơ sở đó bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ơn Đình Bảo (1989): Sức mạnh của khối đoàn ết chiến đấu Việt Nam - Lào -