Chƣơng 3 : NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.2. Kinh nghiệm
3.2.2. Phải luôn tuân thủ những nguyên tắc có tính bất biến trong việc
giúp đỡ lực lượng cách mạng Campuchia.
Kể từ khi có Đảng Cộng sản ra đời, trải qua 15 năm lãnh đạo, tập hợp quần chúng nhân dân, cách mạng Việt Nam đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám (1945) thần kỳ, ít đổ máu, đập tan ách áp bức thực dân, giành lại nền độc lập cho dân tộc (bị thực dân Pháp đô hộ hơn 80 năm). Ngày 2 tháng 9 năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, là nhà nước của giai cấp công – nông, của nhân dân lao động, của ý chí toàn thể dân tộc Việt Nam. Từ đây nhân dân Việt Nam không còn chịu cảnh nô lệ, mà trở thành công dân của một nước độc lập có đầy đủ quyền con người. Tuy nhiên, những âm mưu và hành động của thực dân Pháp và sau này là đế quốc Mỹ, luôn tìm cách áp đặt, can thiệp vũ trang, hòng biến nhân dân Việt Nam nói riêng, nhân dân Đông Dương nói chung thành các nước thuộc địa. Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, Đảng Cộng sản Đông Dương (sau là Đảng Lao động Việt Nam) luôn coi nhiệm vụ giải phóng dân tộc gắn liền với nghĩa vụ quốc tế, trên tinh thần “giúp bạn là tự giúp ình” của chủ nghĩa quốc tế, của tình đoàn kết láng giềng, cùng chung số phận. Dù điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam còn vô vàn khó khăn, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Quân tình nguyện và Chuyên gia quân
sự Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ cách mạng Campuchia một cách toàn diện, vẹn toàn tạo điều kiện để Campuchia giành lại nền độc lập, tự do.
Trải qua 5 năm giúp cách mạng Campuchia đứng lên tổ chức kháng chiến chống Mỹ xâm lược, đã để lại những kinh nghiệm về nguyên tắc cơ bản trong chỉ đạo giúp đỡ cách mạng Campuchia sau:
Thứ nhất, phải luôn nhận thức rõ và quán triệt nguyên tắc “giúp bạn là tự giúp ình”. Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm Mácxít coi mọi sự ủng hộ, giúp
đỡ lẫn nhau giữa giai cấp vô sản của các nước là tự giúp mình, đoàn kết chống kẻ thù chung. Giữa Việt Nam – Campuchia (và cả Lào) thì quan điểm này càng mang ý nghĩa sâu sắc hơn, rõ ràng hơn, đem lại những tác động trực tiếp, tức thời hơn. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhắc các đơn vị bộ đội tình nguyện thực hiện nghĩa vụ quốc tế rằng: “Giúp nước Bạn tức là tự mình giúp mình” [71, tr. 229]. Do đó, Đảng luôn quán triệt quan điểm này đến các cán bộ, chiến sỹ Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại Campuchia, đây vừa là nghĩa vụ quốc tế đồng thời là nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, cùng đất nước Campuchia vượt qua mọi gian khó, hoàn thành sứ mệnh cách mạng của mình.
Thứ hai, đối với một nước đặc thù như Ca puchia giúp là phải giúp toàn diện và lâu dài. Với mục tiêu giành lại nền độc lập dân tộc, cùng nhau đánh đuổi kẻ
thù chung, thắng lợi của nước này có vai trò quan trọng đối với nước kia và đối với toàn thể ba nước Đông Dương; nên việc giúp đỡ cách mạng Campuchia cần phải toàn diện, cơ bản và lâu dài mới đem lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt hơn, trong những điều kiện khách quan và chủ quan riêng của Campuchia, việc giúp đỡ luôn gặp nhiều khó khăn, gần như phải xây dựng lại từ đầu, nên chưa thể đáp ứng hết được nhu cầu cấp thiết của chiến trường. Mặt khác, mọi nhiệm vụ công tác cách mạng đều có quan hệ mật thiết với nhau, trong hoàn cảnh chiến tranh, quân sự yếu tất dẫn đến chính trị yếu, chính trị yếu thì ảnh hưởng đến kinh tế, đến quân sự. Do vậy, giúp toàn diện tức là giúp lực lượng cách mạng Campuchia xây dựng đường lối cách mạng, đường lối quân sự đúng đắn; giúp xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân; xây dựng Đảng, chính quyền, các tổ chức quần chúng; thành lập được mặt trận đoàn kết dân tộc; thậm chí là giúp cả về hoạt động tác chiến.
Để làm tốt công tác giúp đỡ cách mạng Campuchia, Việt Nam phải giúp lâu dài để lực lượng cách mạng Campuchia có thể phát triển từng bước vững chắc, không thể làm nhanh, làm ẩu. Từ kinh nghiệm thực tiễn của cách mạng Việt Nam cho thấy, Việt Nam phải mất 15 năm mới làm được cuộc Cách mạng thần kỳ, mất 9 năm đưa kháng chiến chống thực dân Pháp tới thành công, 21 năm để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi. Chính kinh nghiệm vận động của cách mạng Việt Nam cho thấy, sự nghiệp cách mạng không phải “ngày một, ngày hai” mà phải trải qua nhiều khó khăn mới đạt được những thành quả. Riêng cách mạng Campuchia, tình hình có nhiều phức tạp và khó khăn hơn, cách mạng không thể không kiên trì, 9 năm giúp Campuchia kháng chiến chống Pháp mà thành quả đạt được vẫn rất hạn chế, nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, lực lượng Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam cần phải giúp tích cực hơn nữa, toàn diện hơn nữa.
Thứ ba, Việt Nam chỉ giúp đỡ không làm thay. Vấn đề “tự lực cánh sinh” là
trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi dân tộc, cách mạng của dân tộc nào phải do chính dân tộc đó làm, không thể nhờ ai làm thay được, có như vậy thành quả cách mạng mới trân quý, mới biết giữ gìn, biết bảo vệ. Đối với cách mạng Campuchia, Việt Nam cần phải giúp từ thấp lên cao, từng bước một để dần phù hợp với trình độ cán bộ Khơme, để lực lượng cách mạng Campuchia có thể tự làm lấy cuộc cách mạng của mình, đồng thời không gây tư tưởng ỷ lại vào sự giúp đỡ của Việt Nam.
Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, Đảng Lao động Việt Nam luôn đề cao nguyên tắc này: Nơi nào Campuchia có đủ lực lượng quân sự, chính trị để hoàn thành nhiệm vụ, thì mọi công việc để cho Campuchia tự làm lấy. Nơi nào mà Campuchia đã có lực lượng nhưng còn non yếu về quân sự thì Việt Nam phải phối hợp với Campuchia, nhưng cần có sự bàn bạc kỹ lưỡng với lực lượng cách mạng Campuchia, riêng về Đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức quần chúng thì chỉ góp ý để Campuchia tự làm lấy. Ở những nơi không có cơ sở gì thì lực lượng tình nguyện Việt Nam vừa đánh địch, vừa giúp xây dựng các tổ chức chính quyền, mặt trận và các tổ chức quần chúng sau đó sẽ giới thiệu lại những tổ chức đã xây dựng được, tùy cách mạng Campuchia muốn tổ chức chấn chỉnh lại như thế nào là hoàn
toàn tự cách mạng Campuchia quyết định, cách mạng Việt Nam không áp đặt ý mình cho cách mạng Campuchia.
Thứ tư, luôn tuân thủ tinh thần đoàn ết, hợp t c bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của nhau. Nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế ở mọi thời kỳ lịch sử. Thấm nhuần tinh thần chủ nghĩa quốc tế và đạo đức cách mạng, lực lượng Quân tình nguyện, Chuyên gia quân sự Việt Nam luôn tôn trọng, dốc lòng giúp đỡ nhân dân Campuchia theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại: các chiến sỹ tình nguyện luôn “nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, tôn trọng
chủ quyền, tôn trọng phong tục, tập qu n, ính yêu nhân dân nước Bạn” [71, tr.229].
Như vậy, qua thực tiễn lãnh đạo của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia (1970-1975), cách mạng Việt Nam từng bước giúp Campuchia tự trưởng thành, đảm đương được nhiệm vụ cách mạng của dân tộc mình, phù hợp với yêu cầu của cách mạng trước mắt cũng như lâu dài, với trình độ tác chiến, khả năng của cán bộ và nhân dân Campuchia. Riêng trong tác chiến ở giai đoạn đầu, khi Mỹ và lực lượng đồng minh rất mạnh về quân sự, cách mạng Campuchia lại đang ở thời kỳ hình thành, phát triển, nên cách mạng Việt Nam tích cực hỗ trợ, chi viện, thậm chí là giúp hoàn toàn về tác chiến. Trải qua thời gian, cách mạng Campuchia đã dần trưởng thành, đảm đương được nhiệm vụ cách mạng, thì cách mạng Việt Nam chuyển sang thực hiện chi viện hỏa lực kiềm chế, còn hết sức nhưng tránh về xung lực, trong chiến đấu có trọng tâm, trọng điểm, lực lượng cách mạng Campuchia là chủ yếu còn Việt Nam là nòng cốt.