CÁC KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ QUÝ GIÁ TRÊN TT CƠ SỞ

Một phần của tài liệu TẦM SOÁT CỔ PHIẾU VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 98 - 99)

4. Một số khái niệm đầu tư trên TTCK

CÁC KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ QUÝ GIÁ TRÊN TT CƠ SỞ

Người này theo dõi tui từ thời xưa nè các bạn, tổng kết lại cho mình, tui không đọc đúng sai trong đó. Lời của người ta các bạn thấy tham khảo được gì thì tham khảo, hiện anh này có tài sản khoản 40 tỷ

1. Đừng nghĩ đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, đầu tư hiệu quả nhất là đầu tư theo xu hướng TT 2. Khi mua CP rồi mà chúng suy yếu không lên giá nổi thì phải bán ngay, xem xét bán dứt điểm

cho bằng được, đổi sang tiền mặt để tìm cơ hội mới

3. Chọn những CP hạng kém và giá rẻ là cách tồi nhất. CP tốt lên giá, rẻ chỉ lên theo mà thôi 4. Lưu ý cái chết T+3 (cẩn thận với bulltrap và beartrap)

5. Khi chưa có kinh nghiệm thì không dùng margin, dễ về máng lợn. Mà TT chỉ toàn người có kinh nghiệm chiến thắng

6. Đừng bao giờ mua CP đang rớt giá trừ khi biết được thông tin gì có thể làm đảo chiều 7. Đừng bao giờ mua bình quân giá xuống, chỉ mua bình quân giá lên

8. Tâm lý dao động và muốn kiếm tiền nhanh, không có cho mà lấy đâu. Nó là quá trình kiên nhẫn chờ đợi thời cơ chín muồi

9. Mua theo tin là con dao 2 lưỡi, tự hỏi mình có test được tin hay không

10. Phải tìm cho bằng được điểm mua đúng và bán đúng. Mua đúng là hoàn thành đến 70% còn bán đúng chỉ là tìm đỉnh TT suy yếu

11. Đầu tư thành công không phải luôn luôn đúng mà là giảm thua nhiều nhất, không ai gặp may mắn mãi mãi

12. Mọi người luôn cho rằng CP tôi đang giữ rất tốt, xuống tí không sao, tất cả các CP đều có rủi ro hãy bán ngay khi bắt đầu lỗ

13. Tỷ lệ thắng thua hằng năm của NĐT là 70% thua lỗ, 20% hoà vốn, 10% thắng. Để lọt vào nhóm chiến thắng bạn phải xây dựng cho mình một bộ nguyên tắc đầu tư và tuân thủ tuyệt đối nó khi GD. Đừng để TT làm lung lay quyết tâm theo kế hoạch của mình, kệ ai nói gì, đừng ham

14. Mỗi lần thua lỗ, phải tìm ra đâu là sai lầm, rút ra bài học. Học từ sai lầm của chính mình và người khác nữa

15. Dấu hiệu bán CP khi có dấu hiệu kỹ thuật, bán khi cuối giai đoạn tăng giá đột ngột và mạnh. Yếu bán giá sàn mất 5% cũng bán, bán khi test đỉnh không thành, bán khi có tin làm VNI suy yếu, bán khi giá CP qua trục tăng trưởng, bán khi đường giá lên dài hạn bị phá vỡ

16. Rất nhiều sai lầm bán ra khi chu kỳ tăng trưởng chưa có dấu hiệu dừng, một chu kỳ tăng có nhiều đoạn nghỉ tạm thời, do không nhận biết nó và bán quá sớm

17. Chú tâm đến CP có thành tích giá lên cao hơn TT chung. Chú tâm những dấu hiệu mua gom CP với những lệnh đặt mua lớn

18. Một chu kỳ đang rớt, sẽ có rất nhiều NĐT mua vào sớm trong mức kháng cự, đó là cơ hội bán ra thoát lỗ

19. Phải biết làm giàu trên những đợt suy thoái, phải biết học từ suy thoái, bạn chỉ có thể giàu nhanh nhất từ suy thoái, chứ không giàu nhanh từ TT bình thường được

20. Thông tin đến bạn đầy đủ, cũng chính là lúc CP đó hết thời. Quyết định khi thông tin vừa hé mở may ra mới có cơ may chiến thắng

21. Chứng khoán đừng mong bán được đúng đỉnh mà chỉ cần bán đúng vùng đỉnh và không quay lại mua mua (chờ game mới). Bạn sẽ thành công trên TTCK

22. Tuyệt đối không mua bình quân giá xuống khi TT bắt đầu rơi, chung ta chỉ mua bình quân giá lên. Tại vùng đáy chúng ta mua theo hình kim tự tháp được, lúc đó ta mua bình quân giá xuống càng xuống mạnh càng mua mạnh (vùng đáy nhé)

Các kinh nghiệm khác (lưu ý tham khảo thôi vì có một số điểm chưa thật sự chính xác)

1. Buy and hold khi TT uptrend, chọn mua CP tốt và khó mua trong phiên điều chỉnh. Nhớ nguyên tắc kỳ vọng LN tuỳ từng thời điểm

2. Chọn thời điểm chứ không phải chọn giá. Khi chọn được thời điểm rồi, thì việc chọn giá CP cần mua hoặc bán không nên căn ke giá khi mua vào cũng như khi chốt lời

3. Cần dứt điểm quyết đoán khi ra vào CP, không căn ke giá quá làm mất cơ hội mua vào hoặc chốt lời

4. Không bán non CP khi TT đang uptrend và không nắm giữ CP khi TT đang downtrend 5. Mua vào phiên điều chỉnh khi uptrend không bao giờ muộn

6. Cutloss không bao giờ muộn, bán bằng được ngay khi xu hướng uptrend hụt hơi đổi hướng downtrend (test đỉnh hụt hơi thì bán ra ngay)

7. Sai lầm: chốt lời xong thấy CP mình rơi chưa hết lực rơi, lập tức mua lại ngay mà không xét yếu tố TT (rất nhiều cao thủ bị rơi vào tình huống này, không riêng gì NĐT nhỏ lẻ)

8. Sai lầm: thất TT tăng mạnh nhưng không mua được CP tốt, nhắm mắt mua CP dễ mua hơn, xác suất gặp phải hàng lởm, thua lỗ là rất cao

9. Không dàn trãi danh mục khi vốn ít, tránh phân tán lực. Nhưng cũng không nên bỏ hết trứng vào một giỏ nếu tỷ trọng vốn lớn

10. Lướt sóng T+0, 1, 2, 3 thêm trong xu hướng uptrend hoặc TT dao động mạnh trong phiê 11. PTKT, PTCB chỉ mang tính chất tham khảo. PT tâm lý đám đông, dòng tiền là tối quan trọng 12. Tin tức trong TTCK là tối quan trọng: kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, nội bộ DN, ngành… 13. Chọn thời điểm thích hợp để cơ cấu hàng, lưu ý việc đổi hàng phải cân nhắc thời điểm, cũng

như mã CP và giá CP cần đổi

14. Sai lầm: bán bò đi tậu ễnh ương (sai lầm là bán non CP tốt trong uptrend mua CP giá thấp hoặc dễ mua hơn)

15. Đổi hàng: trong uptrend nên CP mua tốt cần mua trước và bán CP ốm yếu tăng chậm mà mình đã định cơ cấu lại danh mục. Tránh việc bán CP định cơ cấu lại danh mục rồi không chen chân mua CP tốt được

16. Thiết lập điểm dừng mua, dừng bán để có thời gian nghỉ ngơi, tránh mua bán liên tục 17. TT luôn luôn đúng, khi tính toán sai thì sửa ngay lập tức theo vận động của TT

18. Cắt bỏ mọi CP thua lỗ khi nó xuống quá 7-8% giá mua ban đầu, tuyệt đối không có ngoại lệ 19. Nguyên tắc lướt sóng: nếu mua CP về đến tài khoản mà giá CP không tăng hoặc không có

triển vọng tăng thì bán ngay CP đó

20. Khi có thông tin xấu, TT không giảm thì mua ngay. Ngược lại khi có thông tin tốt mà TT không tăng thì bán ngay

21. 99 trận thắng chỉ đủ trả tiền cho trận thua thứ 100 nếu ném hết trứng vào một giỏ (trường hợp đang full tiền và dùng margin vào 01 CP, khi TT sập hay tin xấu tới mà không thoát kịp)

Một phần của tài liệu TẦM SOÁT CỔ PHIẾU VÀ DOANH NGHIỆP (Trang 98 - 99)