Sinh viên tiếp nhận thông tin gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh sinh viên (Trang 95)

5- Tiểu kết ch-ơng hai

1.2- Sinh viên tiếp nhận thông tin gì?

Kết quả điều tra cho thấy một bộ phận lớn sinh viên quan tâm đến các thông tin mang giải trí, thông tin gây cho họ cảm giác tò mò muốn tìm hiểu hơn là thông tin mang tính chính trị xã hội.

Đa số sinh viên đ-ợc hỏi trả lời rằng họ th-ờng đọc một số tờ báo phổ biến nh- Thanh Niên, Tiền Phong, Thể Thao, Tuổi Trẻ, Sinh viên, Lao Động, Phụ Nữ… Về ch-ơng trình phát thanh thì th-ờng nghe thời sự, thể thao, ca nhạc theo yêu cầu, “Bạn hãy nói với tôi”, “Cửa sổ tình yêu”, “Quick and slow show”… Với ch-ơng trình truyền hình sinh viên th-ờng xem thời sự, thể thao, phim truyện…

Về đầu báo và các ch-ơng trình radio, tivi mà sinh viên th-ờng theo dõi khá gần nhau. Vấn đề là sinh viên “thích” xem ch-ơng trình hay đọc tờ báo đó không lại phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các loại thông tin đó của đối t-ợng (có hay không có ph-ơng tiện để đọc, nghe, xem…), sau đó là l-ợng thông tin có nhiều hay không, có hấp dẫn với đối t-ợng không? Điều tra tổng thể trên cả ba loại hình: báo in, phát thanh và truyền hình thì mục tin tức trên báo, ch-ơng trình thời sự trên đài, tivi đ-ợc sinh viên quan tâm nhiều hơn cả. Có lẽ vì các ch-ơng trình này cung cấp cho họ nhiều thông tin, nhiều tri thức mà họ ch-a có điều kiện có đ-ợc. Điều này cũng phù hợp với tiêu chí lối sống mà sinh viên có ý kiến đồng tình nhiều nhất là tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, thể hiện những hoài bão, những -ớc mơ của họ muốn tiếp thu cái mới, những kiến thức của khoa học kỹ thuật hiện đại và vận dụng những kiến thức ấy vào quá trình cải tạo và phát triển xã hội.

Cơ chế thị tr-ờng đã làm biến đổi hệ thống nhu cầu và lợi ích của thanh niên, sinh viên. Nhu cầu cao nhất, chi phối mạnh nhất hoạt động của sinh viên hiện nay là nhu cầu có đủ kiến thức, kỹ năng để làm việc trong t-ơng lai, để có một vị trí lao động trong xã hội. Nhu cầu này đã định hình những điểm căn bản mà sinh viên quan tâm trong hệ thống lợi ích của họ. Thông tin sinh viên quan tâm là: chế độ chính sách trong giáo dục đào tạo, các học bổng phát triển, những cơ hội đi du học, các khoá học có tính thực tiễn cao, những vấn đề về nơi ở, điều kiện học tập… Tr-ớc đây sinh viên coi trọng “điểm học trên lớp” thì ngày nay sinh viên coi trọng khả năng làm việc thực tiễn, sự trải nghiệm cuộc sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp xã hội.

Qua điều tra xã hội học với tổng số 518 sinh viên trả lời thông qua báo chí họ thu nhận đ-ợc thông tin nhằm mục đích gì. Kết quả nh- sau:

STT Nội dung thông tin Số ng-ời đ-ợc hỏi

Số ng-ời trả lời

Tỉ lệ (%)

1 Hiểu biết kiến thức nhiều hơn 518 444 85,7 2 Giải trí 518 192 37,1 3 Học hỏi lối sống hiện đại 518 184 35,5 4 Giúp định h-ớng cho cuộc sống 518 199 38,4

Kết quả trên cho thấy có 85,7% sinh viên cho rằng họ thu nhận thông tin qua báo chí nhằm mục đích làm phong phú hơn sự hiểu biết. Có 37,1% cho rằng thông tin báo chí giúp họ th- giãn, giải trí; 35,5% cho rằng có thể học hỏi lối sống hiện đại, kinh nghiệm sống qua báo chí; 38,4% sinh viên cho rằng báo chí giúp họ định h-ớng về t- t-ởng và hành động.

Khảo sát trên 5 tờ báo dành cho sinh viên với gần 497 bài viết về sinh viên trong 3 năm 2003; 2004; 2005 thì số l-ợng các bài viết về mảng đề tài ca ngợi những điển hình tốt chiếm tới 86%, số bài viết về nâng cao chất l-ợng giáo dục đại học chiếm tới 41%. Đại đa số sinh viên khẳng định báo chí hiện nay tỏ rõ thái độ đề cao, ca ngợi những phẩm chất tốt của thanh niên, sinh

viên là đúng, là cần thiết. Những bài báo đó nh- một sự định h-ớng nhận thức và sự điều chỉnh hành vi cho thanh niên, sinh viên kịp thời.

Mặt khác các tác phẩm báo chí đóng vai trò làm trung gian giúp đỡ từng cá nhân tìm thấy tri thức mình cần thoả mãn nh- nhu cầu giải trí, những đam mê cuộc sống, nhất là giúp sinh viên mở rộng tầm nhìn. Tuy nhiên những tác phẩm báo chí đó phải đảm bảo tính chân thật, có tính chất gợi mở không áp đặt, c-ỡng bức mới tác động tốt đến nhận thức và suy nghĩ của thanh niên, sinh viên.

Không phải ngẫu nhiên trên tổng số 422 sinh viên đ-ợc hỏi chỉ có 14,9% cho rằng báo chí hiện nay tập trung đề cao và ca ngợi các phẩm chất tốt của thanh niên, sinh viên. Có 35,3% cho rằng không đúng nh- vậy và có 49,7% là các ý kiến khác. Kết quả này cho thấy sinh viên hiện nay đang cần những thông tin mang tính định h-ớng tích cực nh- tập trung đề cao ca ngợi mảng đề tài điển hình tiên tiến trên báo chí. Chính mảng đề tài đó có tác động tích cực tới quá trình hình thành nhân cách của sinh viên. Đa số sinh viên cho rằng báo chí thông tin trên nhiều ph-ơng diện, cả tốt và xấu. Điều này có thể tác động vừa tích cực lại vừa tiêu cực đến việc hình thành nhân cách của sinh viên.

Với câu hỏi là các báo hiện nay đáp ứng đ-ợc nhu cầu thông tin của sinh viên ch-a, chỉ có 62,5% trả lời đáp ứng đ-ợc còn lại 37,4% trả lời ch-a đáp ứng đ-ợc. Nh- vậy nhu cầu thông tin của sinh viên còn khá cao. Để đáp ứng hay thoả mãn đ-ợc nhu cầu của 37,4% sinh viên còn lại đòi hỏi các báo không ngừng đổi mới và sáng tạo trên nhiều ph-ơng diện.

Khi đọc báo sinh viên quan tâm nhất đến thông tin gì? Qua điều tra cho thấy hầu hết sinh viên quan tâm đến mảng đề tài tình yêu sinh viên. Có 55,5% sinh viên (232/418) trả lời là mảng đề tài này đ-ợc các báo đề cập nhiều nhất. Tiếp đó là những thông tin về điều kiện học tập và sinh hoạt. Có 41,62% (174/418) sinh viên cho rằng đây là mảng đề tài đ-ợc các báo viết nhiều. Điều đáng ngạc nhiên là chỉ có 27,7% cho rằng các báo đã đáp ứng đủ l-ợng bài viết về đề tài đời sống tinh thần của sinh viên. Còn lại 72,3% cho rằng đề tài

ch-a đ-ợc các báo quan tâm phản ánh đúng mức. Có 33,5% sinh viên cho rằng các báo chú trọng giáo dục chính trị t- t-ởng cho sinh viên còn lại 66,5% cho rằng đề tài này ch-a đ-ợc quan tâm đúng mức.

Kết quả điều tra trên cho thấy đa phần sinh viên th-ờng đọc những bài báo viết về tình yêu sinh viên hơn. Tuy nhiên mảng đề tài về đời sống tinh thần của sinh viên lại bị các báo bỏ ngỏ, ch-a thoả mãn đ-ợc nhu cầu của nhóm công chúng này. T-ơng tự nh- vậy mảng đề tài giáo dục chính trị t- t-ởng cho sinh viên cũng ch-a đ-ợc quan tâm đúng mức trong khi nhu cầu cần đ-ợc giáo dục thông qua hoạt động báo chí với sinh viên khá cao. Đa số sinh viên có cùng quan điểm là học ở nhà tr-ờng ch-a đủ mà phải học qua báo chí, học ngoài xã hội. Nếu mảng đề tài giáo dục chính trị t- t-ởng đ-ợc đề cập nhiều hơn sẽ tác động tích cực đến quá trình hình thành nhân cách của sinh viên. Các bài viết tuyên truyền đ-ờng lối, chính sách của Đảng, Nhà n-ớc góp phần quan trọng giáo dục nhân cách cho sinh viên. Qua đó tạo nên những sinh viên mới- con ng-ời xã hội chủ nghĩa.

1.3- Hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng đối với sinh viên

1.3.1- Các yếu tố ảnh h-ởng đến sự tiếp nhận thông tin của sinh viên

Qua khảo sát sinh viên một số tr-ờng đại học và cao đẳng trên địa bàn Hà Nội cho thấy phần đông sinh viên ch-a có điều kiện tiếp cận với báo chí. Tỉ lệ sinh viên dành thời gian để theo dõi báo chí ch-a nhiều. Số sinh viên không có thói quen hoặc không tiếp cận với sản phẩm báo chí chiếm tỉ lệ t-ơng đối lớn: 56,35%. Sinh viên ngày nay hiểu rõ tầm quan trọng của thông tin báo chí trong cuộc sống hiện đại và t-ơng lai của họ, nh-ng phần lớn đọc- nghe- xem một cách thụ động, “có cũng đ-ợc, không có cũng chẳng sao” (tỉ lệ này là 66,26%). (Về “Tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của thanh niên, sinh viên hiện nay- Th.s Đỗ Thu Hằng, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Hiện nay có một tỉ lệ lớn sinh viên từ các tỉnh xa về học, buộc phải sống trong ký túc xá hoặc thuê nhà trọ, ch-a có khả năng chi trả cho mọi nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại… Học bổng

của sinh viên chỉ là khoản kinh phí hỗ trợ rất nhỏ mà không phải sinh viên nào cũng có. Ngoài thời gian đi học, sinh viên còn phải làm thêm để trang trải cho cuộc sống. Điều này ảnh h-ởng nhất định đến kết quả học tập. Những hạn chế trên đã chi phối điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên.

Sinh viên ở ký túc xá muốn xem truyền hình thì không có tivi hoặc không có mặt ở nhà vào giờ mở tivi của ký túc xá. Sinh viên muốn mua báo để đọc nh-ng không có tiền. Có những sinh viên muốn tiếp cận với báo chí nh-ng phải đi làm thêm ngoài giờ học. Thời gian đi học, đi làm kín cả ngày nên họ không còn thời gian để theo dõi báo chí.

Đó là những nguyên nhân khách quan nh-ng còn một nguyên nhân chủ quan là do chính tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên. Một số sinh viên cho rằng họ đọc báo cũng đ-ợc mà không đọc cũng chẳng sao. Ngay trong nhận thức họ không nhìn thấy tầm quan trọng của hoạt động này. Ngoài thời gian học sinh viên còn bận với “tình yêu”, bận “đi chơi”, bận “tán gẫu”

với bạn bè, thậm chí phổ biến nhất là bận “ngủ”. Đa số sinh viên từ các tỉnh về học khi đ-ợc hỏi ngoài thời gian đi học họ làm gì. Câu trả lời là: “ngủ”. Có những sinh viên ban ngày đi học, tối đi chơi với ng-ời yêu, thời gian tự học còn không có thì lấy đâu ra thời gian để theo dõi thông tin báo chí.

1.3.2- Hiệu quả tác động của hoạt động báo chí đối với đời sống sinh viên

Khi phân tích hiệu quả tác động của hoạt động báo chí đối với sinh viên cần hiểu đ-ợc nhu cầu của nhóm công chúng này. Điều đầu tiên mà sinh viên quan tâm là nhu cầu đ-ợc đảm bảo các điều kiện vật chất và tinh thần tối thiểu cho việc học tập, nghiên cứu. Nhu cầu này đ-ợc thừa nhận nh- một bằng chứng cho tính độc lập, tự chủ và năng động của sinh viên. Nhu cầu của sinh viên có sự biến động rõ rệt so với 15 năm tr-ớc và chi phối điều kiện tiếp nhận sản phẩm báo chí của sinh viên nh- một loại hình văn hoá.

Lứa tuổi thanh niên sinh viên có nhu cầu cao trong giao tiếp, tình bạn và tình yêu, nhu cầu tự khẳng định bản thân. Nhu cầu này kéo theo nhu cầu đ-ợc tôn trọng nhân cách và đ-ợc tự quyết định trong những hoạt động liên

quan đến cá nhân, học tập, lao động và sáng tạo. Phân tích hiệu quả tác động của nhóm sản phẩm báo chí dành cho thanh niên, sinh viên cho thấy: sản phẩm báo chí nào khai thác một cách hợp lý những nhu cầu này sẽ lôi cuốn và tác động tốt đến sinh viên. Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh là tờ báo đ-ợc sinh viên mến mộ bởi những phong trào khuyến học, trọng nhân tài, tôn trọng sức sáng tạo của tuổi trẻ, khuyến khích sinh viên học tập, trở thành ng-ời có ích cho xã hội.

Bên cạnh đó sinh viên còn có nhu cầu đ-ợc cung cấp tri thức, kỹ năng cho hoạt động học tập có tính nghề nghiệp chuẩn bị cho một vị trí trong hệ thống lao động xã hội; các thông tin cần thiết cho việc đảm bảo cuộc sống hiện tại của sinh viên; các thông tin là cầu nối giao l-u, giao tiếp, là ng-ời bạn tâm tình tâm sự về giới tính, tình bạn, tình yêu.

Tuy nhiên xét một cách tổng thể thì báo chí dành cho sinh viên hiện nay ch-a gắn với tính đặc thù trong tâm lý tiếp nhận của nhóm đối t-ợng này. Do đó tạo nên rào cản về tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí cho sinh viên. Tỉ lệ và cách thức tác động vào các nhóm nhu cầu và lợi ích đặc thù của sinh viên ch-a đạt đ-ợc những yêu cầu cần thiết trong thực trạng hệ thống báo chí dành cho sinh viên.

Trên thực tế những thông tin phục vụ cho học tập và tìm kiếm nghề nghiệp chiếm một vị trí quan trọng nh-ng hầu nh- ít đ-ợc l-u tâm trong hệ thống các sản phẩm báo chí dành cho sinh viên. Sinh viên h-ởng ứng nhiệt tình với những chuyên mục “Diễn đàn sinh viên”, “Tiếp sức đến tr-ờng” trên báo Tuổi Trẻ. Những bài viết bàn luận về vấn đề “Nâng cao chất l-ợng đào tạo đại học” trên hầu hết các báo cho thấy sinh viên có nhu cầu cao trong hoạt động học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên rất ít báo đi sâu vào lĩnh vực này còn các tạp chí chuyên ngành- ng-ời bạn trí tuệ của sinh viên thì có quá nhiều hạn chế nên không thể thoả mãn nhu cầu của họ.

Bên cạnh đó còn có một sự -u đãi có thể nói là “quá thừa thãi” của báo chí là dành nhiều “diện tích trên báo” cho nhu cầu giao tiếp, tình bạn, tình yêu

khiến cho sinh viên bị “bội thực”. Sự lặp đi lặp lại của các bài viết khiến độc giả có cảm giác “bị lừa” từ đó dẫn tới thái độ tiêu cực với báo chí. Sự thoả mãn, thậm chí chạy theo thị hiếu một cách thiếu cân nhắc mà thể hiện rõ nhất là việc phát triển ồ ạt các chuyên đề, chuyên san dành cho thanh niên, sinh viên về tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc… đã đóng góp không nhỏ trong việc làm cho sinh viên có nhận thức sai lệch. Điều này tác động không lành mạnh đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên.

2- Vai trò của báo chí với quá trình hình thành nhân cách sinh viên viên

2.1- Nhận định, đánh giá chung về thực trạng sinh viên hiện nay

Thông qua sự phản ánh của báo chí cho thấy sinh viên hiện nay là những ng-ời năng động, bản lĩnh và có kiến thức, có trình độ. Điều này thể hiện trên một số ph-ơng diện nh- sinh viên tham gia nhiệt tình vào các hoạt động xã hội nhằm mục đích giúp đỡ cộng đồng vì sự phát triển toàn diện của đất n-ớc. Những hoạt động xã hội này tạo nên bản lĩnh con ng-ời sinh viên mới giàu lòng nhân ái, vị tha.

Sinh viên thể hiện khả năng sáng tạo trên mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Hàng năm có nhiều giải th-ởng khoa học sáng tạo đ-ợc trao cho sinh viên xuất sắc trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng chế những sản phẩm tiện ích phục vụ cộng đồng. Đó là những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh sinh viên (Trang 95)