Vai trò của nông nghiệp trong việc phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi tây bắc (Trang 41 - 44)

9. Bố cục luận văn

2.1. Chính sách phát triển vùng Tây Bắc

2.1.3. Vai trò của nông nghiệp trong việc phát triển kinh tế xã hộ

trong cả nước.

2.1.3. Vai trò của nông nghiệp trong việc phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc Tây Bắc

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản đóng vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang phát triển. Bởi vì các nước này nền kinh tế còn nghèo, đại bộ phận người dân sống dựa vào nghề nông. Xã hội càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Nguyên nhân là do dân số ngày càng tăng và nhu cầu phát triển của con người. Khi cuộc sống đang nghèo khó thì mục đích của con người chỉ cần có lương thực để chống đói, khi cuộc sống có điều kiện hơn, con người có xu hướng muốn thưởng thức nhiều lương thực được chế biến đa dạng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Trong những năm gần đây, kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc đã có những bước chuyển mới. Nông - lâm - ngư nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Theo báo cáo tổng hợp của Ban chỉ đạo Tây Bắc, hiện nay Tây Bắc đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: chè 86 nghìn ha, sản lượng 400 nghìn tấn/năm (tập trung ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La,

Phú Thọ, Tuyên Quang); cây ăn quả 180 nghìn ha; cây cao su sau một thời gian trồng thí điểm từ năm 2007, đến năm 2009 đã được trồng đại trà trên toàn vùng Tây Bắc, với tổng diện tích hơn 46 nghìn ha, trong đó, riêng năm 2012, toàn vùng trồng mới được trên 4.100 ha; mô hình nuôi các loại cá đặc sản, quý hiếm như: cá hồi, cá tầm được triển khai ở một số tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái… đã thu được kết quả rất khả quan. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn vùng chiếm 7,1% tỷ trọng trung bình của cả nước (hơn 11.523 tỷ đồng).

Tỉnh Sơn La hiện có gần 4.000 ha chè, trong đó khoảng 3.200 ha chè kinh doanh tập trung tại cao nguyên Mộc Châu và một số vùng chè Phiêng Khoài (huyện Yêu Châu), vùng cao nguyên Nà Sản, Phiêng Cằm (huyện Mai Sơn), Phỏng Lai, Chiềng Pha (huyện Thuận Châu), Tà Xùa (huyện Bắc Yên)15. Đặc trưng của cây chè là trồng được trên đất đồi dốc, thích hợp với khí hậu vùng cao nguyên. Vì vậy, cây chè đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, có năng suất cao, góp phần giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Những con số trên cho thấy, nông nghiệp đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của vùng. Nông nghiệp đóng vai trò lớn trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị. Cụ thể:

- Vùng Tây Bắc có nguồn lao động dồi dào, phong phú. Để thực hiện phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, rất nhiều khu công nghiệp được mở ra và rất cần nguồn dự trữ lao động trên.

- Công nghiệp chế biến cần có nguyên liệu từ nông nghiệp. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp được nâng lên, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá, mở rộng thị trường tiêu thụ.

15

Tham khảo văn bản số 396/BC-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Sơn La về việc Báo cáo Tổng kết nông nghiệp, nông thôn năm 2014, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn 2015.

- Nông nghiệp là ngành kinh tế đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Các mặt hàng nông - lâm - thủy hải sản ở nước ta xuất khẩu với số lượng lớn đến nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả năm ước đạt 30,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2013, xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 14,51 tỷ USD, trong đó gạo là một mặt hàng nông sản chủ đạo, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu nông sản của nước ta (chiếm 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản).

Bảng2.1. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam năm 2014

Nguồn: Thống kê Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2014

Tóm lại, nông nghiệp có vai trò quan trọng và đóng góp cho sự phát triển chung kinh tế - xã hội. Nông nghiệp cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước các mặt hàng nông sản và dịch vụ liên quan, đồng thời cung cấp về các nhân tố nguồn lực như lao động, vốn… cho lĩnh vực khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi tây bắc (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)