Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi tây bắc (Trang 45 - 46)

9. Bố cục luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu trong lĩnh

2.2.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Mộc Châu có tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và phong phú, là vùng đất còn có nhiều tiềm năng, thế mạnh chưa được khai thác đúng mức để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

- Tài nguyên đất:

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 202.513 ha, trong đó đất nông nghiệp 34.830,51 ha, chiến 17,5% tổng diện tích đất tự nhiên, đất lâm nghiệp 81.359,21 ha, chiếm 40,17%, đất chuyên dùng: 4.547,28 ha, chiếm 2,25%, đất ở 1.179,76 ha, chiếm 0,58%, đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 80.596,24 ha, chiếm 39,8% 17

Hiện tại, quỹ đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ không nhỏ tổng quỹ đất tự nhiên, tuy nhiên, quỹ đất này hầu hết thuộc vùng xa, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nên khó khăn trong việc phát triển nông nghiệp cũng như ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

- Tài nguyên nước:

Vì địa hình huyện nằm trên cao nguyên đá vôi nên nguồn nước mặt rất hạn chế, trên địa bàn huyện ngoài dòng sông Đà chảy qua với chiều dài 65 km còn có 7 dòng suối chính, bao gồm: suối Quanh, suối Tân, suối Sập…Hệ thống sông suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận

17

Tham khảo báo cáo giới thiệu về huyện Mộc Châu của Văn phòng UBND huyện Mộc Châu.

lợi cho phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Dân cư dùng nguồn nước này để phục vụsản xuất và sinh hoạt. Nước mặt chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu giữ trong các ao hồ, kênh mương, mặt ruộng và hệ thống sông suối.

Tuy nhiên nguồn nước mặt phân bố không đều cả về mặt thời gian lẫn không gian, nguồn nước suối dồi dào về mùa mưa nhưng lại cạn kiệt về mùa khô, phần lớn nước mặt các sông suối đều thấp so với mặt bằng canh tác và khu dân cư nên hạn chế khả năng khai thác và sử dụng vào sản xuất và đời sống. Chất lượng nguồn nước tương đối sạch nhưng do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường từ các khu dân cư, điểm chế biến nông sản...nên đa số các sông suối trở thành nơi dẫn tụ các chất thải, chất lượng nước ở các khu vực cuối nguồn bị giảm đáng kể, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Tài nguyên rừng:

Mộc Châu có tổng diện tích rừng là 89.912,30 ha với thảm động thực vật đa dạng, công tác bảo vệ và phát triển vốn rừng trong giai đoạn hiện nay đang được đẩy mạnh, đất đai và khí hậu của huyện phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và phát triển rừng theo hướng sản xuất gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Khu rừng đặc dụng Xuân Nha với diện tích 12.313,618 ha có nhiều loại gỗ quý và động vật quý hiếm, là nơi có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên, do nằm ở khu vực biên giới, thủ tục hành chính chặt chẽ, đi lại khó khăn nên chưa phát huy được tiềm năng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi tây bắc (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)