Về trồng trọt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi tây bắc (Trang 47 - 48)

9. Bố cục luận văn

2.2. Thực trạng hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu trong lĩnh

2.2.2.1. Về trồng trọt

Những năm qua huyện đã có những bước đột phá mạnh và có hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, xác định rõ cây trồng chủ lực, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới gắn với chính sách đầu tư, chính sách khuyến nông…đúng đắn nên năng suất cây trồng đã được nâng cao, sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn thông qua đó thu nhập của người nông dân cũng được nâng cao đáng kể. Diện tích đất nông

nghiệp lớn là điều kiện thuận lợi để đầu tư sản xuất các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô lớn. Cao nguyên Mộc Châu với đất đai phì nhiêu là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như chè, mía, cà phê, cao su...và các loại cây ăn quả như xoài, nhãn, dứa, na, chuối...các loại rau, hoa và cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới.

Cơ cấu câu trồng của huyện đang chuyển dịch phù hợp với thực tế sản xuất và nhu cầu của xã hội được thể hiện qua diện tích cây trồng có hiệu quả thấp đang có xu hướng giảm dần, tăng các vùng tập trung cho cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm với quy mô lớn. Các vùng sản xuất tập trung chuyên canh đã được hình thành rõ nét như vùng trồng chè, cây ăn quả…gắn với công nghiệp chế biến tập trung ở một số xã: Phiêng Luông, Chờ Lồng, Vân Hồ, … đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình và có tác động tích cực vào sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Việc đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển diện tích ruộng một vụ sang gieo cấy hai vụ lúa đã tạo sự chuyển biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp. Các loại giống mới có năng suất cao được nhân dân tích cực áp dụng vào sản xuất đã đem lại kết quả, giá trị thu nhập trên 1 đơn vị diện tích đất canh tác đạt khoảng 19,6 triệu đồng 20

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đổi mới nhằm thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu vào thực tiễn trong lĩnh vực nông nghiệp tại các vùng dân tộc thiểu số và miền núi tây bắc (Trang 47 - 48)