9. Bố cục luận văn
2.3. Thực trạng chuyển giao kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp tạ
2.3.2. Các kênh chuyển giao kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp:
Gần 10 năm trở lại đây, Việt Nam có nhiều tổ chức (Nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, hiệp hội trong và ngoài nước…) thực hiện hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp. Ở Mộc Châu có một số kênh thực hiện hoạt động chuyển giao như:
2.3.2.1. Trạm Khuyến nông
Trạm Khuyến nông huyện Mộc Châu hiện có 06 cán bộ chuyên trách, thực hiện những mảng riêng như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản… Trong những năm qua, Trạm Khuyến nông huyện đã chuyển giao kỹ thuật nuôi trâu, bò sinh sản, bò thịt chất lượng cao cho nông dân. Một số giống cỏ mới để làm thức ăn cho gia súc đã được chuyển giao và trồng trên phần diện tích 1.089 ha chuyển đổi từ đất trông cây kém hiệu quả. Đây là bước đột phá lớn trong việc chuyển giao kết quả nghiên cứu trong chăn nuôi. Nhờ có việc chuyển giao thành công cỏ làm thức ăn cho gia súc, nông dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo hướng chuyên môn hóa.
Ưu điểm:
Trạm khuyến nông hoạt động theo ngành dọc, có hệ thống chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương. Các mô hình, quy trình đều được thống nhất về chủ trương và phương pháp thực hiện, có tập huấn, có hỗ trợ kinh phí từ nhà nước, từ tỉnh.
Hạn chế:
- Kế hoạch, thủ tục cồng kềnh, phụ thuộc vào nhiều cấp quản lý
21
- Nặng về chuyển giao kỹ thuật sản xuất, chưa chú ý và quan tâm nhiều đến chế biến, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản, tức là chưa quan tâm đến thị trường.
- Kinh phí phân bổ cho hoạt động CGKQNC rất thấp, nên các mô hình chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Hơn nữa, đặc thù của sản xuất nông nghiệp là theo vụ mùa, nhưng kinh phí lại cấp theo năm tài chính, vì hoạt động phụ thuộc vào nguồn này nên không phù hợp với chu kỳ của sản xuất nông nghiệp.
2.3.2.2. Hệ thống nghiên cứu và triển khai của viện, trường
Trong thời gian qua, một số trung tâm, viện, trường tham gia chuyển CGKQNC trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Mộc Châu như:
- Trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN thuộc Sở KH&CN tỉnh Sơn La;
- Trung tâm Khuyến nông thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La; - Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi thủy sản;
- Trường Đại học Tây Bắc;
- Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; - Viện Sinh học nhiệt đới;
2.3.2.3. Tổ chức phi chính phủ tài trợ
- Dân trí không đồng đều nên khả năng tiếp thu các mô hình còn chậm. - Chi phí cho việc chuyển giao thường cao, vì vậy nếu hiệu quả và muốn mở rộng mô hình phải có sự hỗ trợ của nhà nước.
2.3.2.4. Doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một kênh chuyển giao kết quả nghiên cứu chủ yếu trên địa bàn huyện Mộc Châu. Các doanh nghiệp này ký hợp đồng chuyển giao kết quả nghiên cứu cho nông dân để họ sản xuất các mặt hàng nông sản nhằm cung cấp cho doanh nghiệp, phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một số doanh nghiệp tiến hành CGKQNC:
- Công ty TNHH Việt - Nhật (Bản Búa - Thị trấn Mộc Châu) - Công ty Cổ phần Hoa nhiệt đới (Bản Áng - Thị trấn Mộc Châu) - Công ty Cổ phần Greenfarm (Xã Mường Sang - huyện Mộc Châu) Hạn chế:
Doanh nghiệp luôn gắn với lợi nhuận. Vì vậy doanh nghiệp chỉ quan tâm và chuyển giao những kết quả nghiên cứu gắn liền với lợi nhuận của doanh nghiệp mình. Xuất phát từ thực tế này, khi mô hình không may gặp sự cố thì người nông dân thường phải chịu thiệt.
Có nhiều nguyên nhân khiến hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Mộc Châu chưa đem lại hiệu quả, ít tổ chức quan tâm đến hoạt động này. Tuy nhiên, một nguyên nhân mang tính quyết định là chính sách của nhà nước chưa thực sự phù hợp.
Ngành nông nghiệp là ngành mang tính đặc thù, khác với những ngành kinh tế khác. Vì vậy, khi xây dựng chính sách, nhà nước cần phân tích, đánh giá chặt chẽ thực tế để xây dựng chính sách phù hợp hơn, thiết thực hơn đối với vùng nông nghiệp nông thôn.
2.3.3. Chuyển giao kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp
2.3.3.1. Về trồng trọt
Thực hiện Chương trình Quốc gia đối với cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2010, trong những năm qua, nhiều giống mới có năng suất cao với những đặc tính phù hợp với điều kiện ở Mộc Châu đã được đưa vào sản xuất, năng suất cây trồng tăng lên đáng kể.
- Giống lúa:
+ Lúa xuân: Năm 2005, nhiều đề tài, dự án nghiên cứu về sự thích nghi của các giống lúa mới trên vùng đất và xác định được các giống lúc có thời gian sinh trưởng ngắn ngày như OMCS 94, giống lúa kháng sâu bệnh và chịu hạn như KSB 54, giống lúa đặc sản Bắc thơm số 1, VĐ 20… 22
Các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất lúa cũng được triển khai khá tốt. Đối với sản xuất lúa nước, nhiều biện pháp canh tác tiên tiến như cải
22
tiến phương thức gieo bằng máy sạ hàng, sử dụng thuốc phòng trừ cỏ dại, phân bón cân đối, hợp lý, quản lý dịch hại tổng hợp IPM, quản lý cây trồng ICM cũng được đưa vào sản xuất và được nông dân áp dụng thành công.
- Cây công nghiệp hàng năm
Thực hiện Quyết định số 122/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao thành tựu khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2004 - 2010” do Bộ KH&CN là cơ quan quản lý, Chương trình khuyến nông quốc gia do Bộ NN&PTNT quản lý, Nghị quyết 37-NQ/TƯ của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2010, các viện, trường, trung tâm đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao nhiều giống mới vào sản xuất, đó là các giống đậu nành, đậu xanh, giống lúa mới như ROC 10, F 156, VN 84-4173… là các giống có đặc tính chín sớm, trung bình và chín muộn, năng suất cao phục vụ cho thâm canh, rải vụ và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu của nhà máy đường cũng như được chuyển giao sản xuất đại trà trên các vùng sản xuất nguyên liệu.
- Cây công nghiệp lâu năm + Cây chè :
Đây là vùng cây chè chiếm ưu thế, tuy nhiên trước đây các doanh nghiệp và cơ sở chế biến chưa đầu tư vào khâu xử lý bằng công nghệ. Hầu hết các thiết bị xử lý quá cũ, dây chuyền chế biến chưa đồng bộ dẫn đến năng suất thấp và chất lượng sản xuất thấp.
Hiện nay, do nhu cầu của thị trường nên các doanh nghiệp chế biến đã sử dụng nhiều công nghệ hiện đại trong việc chế biến chè. Chất lượng vẫn đảm bảo mà số lượng chè về cơ bản đã đáp ứng được thị trường.
Đối với giai đoạn thu hoạch chè: Vì địa hình các vùng trồng chè chủ yếu là đồi dốc nên hạn chế trong việc dùng máy móc, phổ biến dùng biện pháp thủ công (hái chè bằng tay). Trong mấy năm gần đây, máy đốn và máy hái chè được nghiên cứu phát triển trên diện rộng, hiện đang được sử dụng ở
các nông trường lớn như nông trường chè Đài Loan, nông trường chè thuộc Công ty cổ phần Chè Mộc Châu, Công ty Cổ phần Chè Cờ đỏ Mộc Châu…
Công nghệ chế biến chè: đây là quá trình làm khô lá chè tươi và giảm lượng chất ẩm từ 75% -83% xuống còn 3%. Chè xanh thì được chế biến theo công nghệ truyền thống, công nghệ của Nhật, Đài Loan như Olong, Suchong. Còn chè đen được chế biến bằng 2 phương thức chủ yếu là Orthodox và CTC liên quan đến các bước chế biến chủ yếu: thu hoạch chè tươi, làm khô, vò, lên men, sấy, phân loại, đóng gói.
Qua khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy thời gian gần đây ở Mộc Châu xảy ra tình trạng tranh mua, bán nguyên liệu chè bởi các lò sấy chè mini. Hoạt động này đã gây ảnh hưởng đến thương hiệu chè Mộc Châu, cũng như làm xáo trộn thị trường chè trên địa bàn. Trước hết là không qua quá trình kiểm định chất lượng chặt chẽ trong quá trình chế biến, tình trạng nhái bao bì của các thương hiệu chè khác…
+ Cây cà phê : Cùng với việc chuyển giao cho nông dân sử dụng các dòng vô tính cà phê có năng suất cao, cỡ hạt lớn, kháng bệnh gỉ sắt, chất lượng cao như TR4 (Ng.13/8), TR5 (Th.2/3), …, các quy trình công nghệ ghép chồi cải tạo vườn cà phê vối bằng các dòng chọn lọc năng suất cao, cỡ hạt lớn cũng được chuyển giao phổ biến ra sản xuất, bước đầu cải tạo, trẻ hóa vườn cà phê trên địa bàn huyện.
Một số KQNC được chuyển giao như xây dựng mô hình tưới nước tiết kiệm, mô hình bón phân cân đối và đặc biệt là mô hình tổng hợp quản lý bón phân, tưới nước và áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp. Các hộ nông dân ở xã Bản Áng, Bó Bun, …thực hiện ghi sổ nhật ký đồng thời theo dõi lịch tưới nước, bón phân, làm cỏ, phun thuốc bảo vệ thực vật… qua đó cuối vụ tính toán được hiệu quả kinh tế. Kỹ thuật bón phân trên cơ sở chuẩn đoán dinh dưỡng đất, dinh dưỡng lá, bón phân qua lá và công nghệ bón phân theo chẩn đoán và năng suất cây trồng cũng được nhiều nông hộ quan tâm. Đây là cơ sở ban đầu cho việc thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Song song với việc chuyển giao thực hành nông nghiệp tốt, công nghệ xử lý vỏ cà phê làm phân
bón thay thế phân chuồng đã được nông dân chấp nhận và đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.
Một số KQNC tiêu biểu được chuyển giao trong trồng trọt 23
: 1. Nghiên cứu chọn lọc và nhân giống khoai sọ Cụ Cang
2. Ứng dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm hoa ly tại Mộc Châu 3. Sản xuất chế phẩm vi sinh trong nông nghiệp và bảo vệ môi trường 4. Xây dựng mô hình trồng khảo nghiệm cây ăn quả ôn đới chất lượng cao 5. Mô hình sản xuất rau cao cấp ứng dụng công nghệ tiên tiến của Hà Lan 6. Tuyển chọn một số giống dưa vàng thơm Hà Lan tại Mộc Châu
7. Nghiên cứu khảo nghiệm một số giống dâu tây tại Mộc Châu 8. Mô hình trồng thử nghiệm giống hồng MC1 tại huyện Mộc Châu
Một số công nghệ nước ngoài do các doanh nghiệp mua trực tiếp: Các công nghệ trong chăn nuôi bò sữa như máy cắt cỏ, máy vắt sữa, máy giàn, máy chế biến chè…
2.3.3.2. Về chăn nuôi
Trong những năm qua, huyện Mộc Châu đã ứng dụng nhiều KQNC để cải tạo chất lượng và số lượng đàn gia súc, gia cầm hoặc đưa các giống gia súc nuôi vào thay thế dần những gia súc năng suất thấp, đưa nhiều giống cỏ mới vào trồng để tạo nguồn thức ăn xanh cho trâu, bò đáp ứng cho quy trình chăm sóc đàn gia súc địa phương.
- Các KQNC về giống gia súc tiêu biểu được chuyển giao: + Mô hình nuôi lợn rừng và lợn lai thương phẩm tại Sơn La
+ Ứng dụng quy trình kỹ thuật để sản xuất giống cá lăng tại Sơn La + Sản xuất giống nhím bờm tại Sơn La
+ Sản xuất giống cá chép lai, rô phi siêu đực và mô hình nuôi cá năng suất cao
+ Ứng dụng phương pháp kỹ thuật cấy chuyển phôi bò sữa thuần chủng + Ứng dụng KHKT lai tạo giống giữa bò thịt cao sản với bò cái lai zêbu
23
Tổng hợp từ Danh mục các KQNC trong lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2005 – 2010 của Sở KH&CN tỉnh Sơn La
Trong những năm gần đây, việc phát triển chăn nuôi gia súc của huyện Mộc Châu đang có những bước chuyển biến khá mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển chăn nuôi đại gia súc đã mở ra chiến lược phát triển lâu dài cho ngành chăn nuôi của huyện. Cao nguyên Mộc Châu có điều kiện thuận lợi để chăn nuôi bò sữa, đặc biệt khoảng 10 năm trở lại đây, chăn nuôi bò sữa được đầu tư, chú trọng phát triển. Đây là lĩnh vực chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ nông dân và trở thành nguồn thu nhập chính cho hơn 500 hộ nông dân trên toàn huyện. Khi thấy được hiệu quả kinh tế mà chăn nuôi bò sữa mang lại cao hơn những ngành khác, hộ nông dân trên địa bàn huyện đã mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô chăn nuôi. Năm 2011, thương hiệu sữa Mộc Châu đã đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số lượng bò sữa Con 5.525 6.543 8.319
Bò vắt sữa Con 3.135 3.206 3.925
Bê nuôi sống Con 1.065 1.360 1.668
Bảng 2.3. Số lƣợng bò sữa của huyện trong 3 năm 2009 - 2011
Nguồn: Số liệu thống kê 3 năm, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, UBND huyện Mộc Châu
Những năm về trước, do các yếu tố khách quan và chủ quan như trình độ kỹ thuật còn hạn chế, các nghiên cứu chưa tập trung phát triển chăn nuôi bò sữa và vốn đầu tư còn hạn hẹp nên số lượng đàn bò sữa chưa nhiều. Bảng trên đã thể hiện rõ sự tăng trưởng số lượng đàn bò trên địa bàn, tổng sản lượng sữa cung cấp cho công ty chế biến đạt khoảng hơn 120 tấn/ngày.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%) 10/09 11/10 BQ Số bò sữa Con 5.525 6.543 8.319 118,43 127,14 122,71 NSBQ Kg/con/ngày 20,21 18,86 19,50 93,32 103,39 98,22 Sản lượng Tấn 19.468 22.675 34.600 116,47 152,59 133,31 Giá BQ 1000đ/kg 8,2 9,2 11,6 112,20 126,09 118,94 Giá trị Tỷ đồng 159,64 208,61 401,36 130,68 192,40 158,56
Bảng 2.4. Sản lƣợng và giá trị thu từ khai thác sữa của huyện trong 3 năm 2009 - 2011
Nguồn: Số liệu thống kê 3 năm, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, UBND huyện Mộc Châu
*** Đánh giá chung về chuyển giao kết quả nghiên cứu trong chăn nuôi:
Trong những năm qua, việc ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu trong chăn nuôi đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực như giống gia súc, gia cầm, thức ăn, trồng cỏ và phòng, chống dịch bệnh… Có được thành công này là nhờ sự đóng góp của các cán bộ khoa học, kỹ thuật ngành chăn nuôi từ Trung ương đến địa phương, cũng như sự đóng góp của các tổ chức quần chúng như Hội nông dân, Phụ nữ và Đoàn thanh niên. Ngoài ra còn có sự giúp đỡ của các tổ chức khoa học ngành chăn nuôi, các viện nghiên cứu đã góp phần chuyển giao kết quả nghiên cứu vào nông nghiệp trên địa bàn huyện. Những kết quả của ngành chăn nuôi ở Mộc Châu thời gian qua cho thấy tầm quan trọng của việc chuyển giao kết quả nghiên cứu. Những kết quả này đã làm thay đổi suy nghĩ trước đây chỉ coi chăn nuôi là ngành phụ, chỉ phục vụ thực phẩm tại chỗ, nâng cao chất lượng và năng suất đàn gia súc.
2.4. Những hạn chế trong việc chuyển giao kết quả nghiên cứu trong nông nghiệp huyện Mộc Châu nông nghiệp huyện Mộc Châu
- Các đề tài khoa học và công nghệ ở Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa trên chủ quan hiểu biết của người nghiên cứu chứ chưa xuất phát từ thực tiễn
sản xuất kinh doanh nhu cầu thực sự của sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của các đề tài khó có thể áp dụng vào sản xuất, kinh doanh.
- Nhu cầu của thị trường:
+ Đối tượng chủ yếu của ngành nông nghiệp là người nông dân, với thu nhập thấp so với những đối tượng khác trong xã hội, vì vậy những kết quả