ở các mật độ trồng khác nhau.
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, NI CẤY VÀ GÂY BỆNH NHÂN TẠO CỦA NẤM B. MAYDIS
4.3.1. Đặc điểm hình thái, sinh học của nấm B. maydis
Phân lập mẫu lá bệnh đốm lá nhỏ có triệu chứng điển hình thu được từ xã Đơng La, huyện Hồi Đức, TP. Hà Nội trên các mơi trường WA và PSA ta thu được nấm thuần. Tản nấm có màu xanh đen trên môi trường PSA, bề mặt tản nấm có đám sợi nấm màu trắng nhô lên trên.
Bệnh đốm lá nhỏ do nấm Bipolaris maydis gây ra. Bào tử phân sinh có hình thoi hơi cong, đa bào, có 6 - 9 ngăn, màu vàng nâu nhạt, kích thước bào tử dao động do phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng trên các mơi trường ni cấy.
Bảng 4.9. Kích thước trung bình bào tử nấm B. maydis trên mơi trường nhân tạo
Nguồn bào tử
Kích thước (µm)
Chiều dài Chiều rộng
Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình PSA 125,0 105,0 114,7 21,0 15,0 18,6 PCA 120,0 100,0 109,9 20,2 14,5 17,27 PGA 121,0 102,0 112,6 20,5 14,5 17,8
Chúng tơi tiến hành đo kích thước bào tử bằng vật kính 10 với 30 bào tử cho thấy kích thước của bào tử dao động từ 100 - 125 x 14,5 - 21 µm.
Đối với nguồn bào tử được nuôi cấy trên môi trường giàu dinh dưỡng PSA cho kích thước bào tử lớn nhất là 125,0 x 21,0 µm (trung bình 114,7 x 18,6 µm).
Nguồn bào tử được nuôi cấy trên môi trường PGA cho kích thước bào tử lớn nhất đạt 121,0 x 20,5 µm.
Nguồn bào tử được nuôi cấy trên môi trường PCA chỉ cho kích thước lớn nhất là 120,0 x 20,2 µm.
Khả năng nảy mầm của bào tử nấm ảnh hưởng đến khả năng xâm nhiễm của nấm vào cây ký chủ, bào tử nảy mầm tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 25 - 30oC và có giọt nước. Để nghiên cứu khả năng nảy mầm của bào tử nấm
Bipolaris maydis đã phân lập được chúng tơi đã tiến hành thí nghiệm tính khả
năng nảy mầm của bào tử. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.10.
Bảng 4.10. Khả năng nảy mầm của bào tử nấm Bipolaris maydis.
Thời gian theo dõi Số bào tử nảy mầm Tỷ lệ nảy mầm (%)
0,25 h 0 0 0,5 h 3,61 12,03 1,0 h 10,84 36,14 1,5 h 19,16 63,86 2,0 h 29,63 98,78 2,5 h 30,00 100,00
Bào tử của nấm Bipolaris maydis nảy mầm ở 2 đầu. Tỷ lệ nảy mầm của bào tử tăng dần theo thời gian theo dõi. Sau 0,5 h thì bào tử bắt đầu nảy mầm với 3,61 bào tử tương ứng với 12,03%. Bào tử đạt nảy mầm 100% sau 2h30.
A B
C