12 Máy nhiễu xạ tia X, D8 ADVANCE

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu TỔNG hợp tấm NANO GRAPHENE từ OXÍT GRAPHENE BẰNG PHƢƠNG PHÁP CHIẾU xạ GAMMA co 60 (Trang 29 - 30)

Như vậy, từ kết quả XRD ta có thể xác định được khoảng cách giữa các lớp graphene, chiều cao trung bình của các lớp graphene xếp chồng theo phương trình Scherrer từ đó ước lượng đường kính trung bình của các lớp graphene xếp chồng [44].

Công thức Scherrer xác định chiều cao trung bình của các lớp graphene xếp chồng theo kết quả XRD:

D = 0,9/ (B. cos)

Trong đó:

D là chiều cao trung bình của các lớp graphene xếp chồng λ là bước sóng của tia X chiếu đến (CuKα = 1,5406 Å)

1.4.4 Hiển vi điện tử truyền qua (TEM)

Thiết bị phóng đại hình ảnh mẫu bằng cách cho dòng điện tử truyền qua mẫu đập lên màn hình huỳnh quang được gọi là hiển vi điện tử truyền qua. Dòng điện tử được tạo ra bằng súng bắn điện tử, từ dây tóc nhiệt trong một ống chân

không áp suất sâu 10-5 Pa. Khi dây tóc bị đốt nóng, nó phát ra điện tử nhiệt. Các

điện tử nhiệt được gia tốc bằng anốt với điện áp gia tốc 50-200 kV và được hội tụ bằng thấu kính điện thành chùm tia mảnh 0,1-5 μm, rồi được chiếu lên mẫu. Sau khi tuần tự đi qua mẫu, vật kính, thấu kính trung gian, thấu kính chiếu; dòng điện tử đập vào màn hình huỳnh quang, tạo nên hình ảnh phóng đại của mẫu. Ảnh của mẫu được phóng đại bởi mỗi thấu kính như được giải thích phía sau. Ngoài ra có thể co giãn khoảng cách giữa các thấu kính. Độ nét của ảnh được điều chỉnh bằng cách thay đổi tiêu cự của các thấu kính và kích thước các lỗ thông quang.

Trong luận văn này, các mẫu GO và graphene dạng dung dịch (không pha loãng) sẽ được chụp ảnh TEM trên máy JEM 1010, JEOL, Nhật Bản ở các độ phân giải khác nhau để đánh giá sự thay đổi hình thái học ở các điều kiện thí nghiệm khác nhau [44].

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu TỔNG hợp tấm NANO GRAPHENE từ OXÍT GRAPHENE BẰNG PHƢƠNG PHÁP CHIẾU xạ GAMMA co 60 (Trang 29 - 30)