A. Cây bị bệnh greening; B. Cây bị bệnh tristeza
Để giám định bệnh greening các cây vi ghép, kỹ thuật PCR sử dụng cặp mồi đặc hiệu theo công bố của Hung và cs, năm 2004. Trong nghiên cứu này, mẫu lá cam được sử dụng để tách chiết DNA tổng số. Mẫu DNA tổng số được sử dụng làm khuôn cho phản ứng PCR. Nếu mẫu hình thành sản phẩm PCR có
kích thước khoảng 226 bp thể hiện mẫu phân tích bị nhiễm bệnh greening, kết quả PCR âm tính thể hiện mẫu khơng bị bệnh greening. Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm của phản ứng PCR từ mẫu nghiên cứu được thể hiện trong hình 4.8.
Hình 4.8. Kết quả PCR các mẫu lá cây bị bệnh và cây vi ghép
Đường chạy M. Thang chuẩn DNA, đường chạy số 1 và số 2. Mẫu cam Bố Hạ bị bệnh greening sử dụng để lấy mắt ghép; các
đường chạy từ số 3 – 20: mẫu các cây vi ghép
Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm PCR ở hình 4.8 cho thấy: ở đường chạy số 1 và số 2 hình thành 1 băng sản phẩm PCR có kích thước khoảng 226 bp. Đây là sản phẩm đặc hiệu được khuếch đại bởi cặp mồi G-F và G-R từ nguồn mẫu có nhiễm bệnh greening. Chứng tỏ 2 mẫu này nhiễm bệnh greening. Kết quả này cũng phù hợp với kiểu hình cây cam Bố Hạ bị bệnh greening sử dụng để lấy mắt ghép ban đầu.
Các mẫu ở đường chạy từ số 3 đến số 20 khơng hình thành sản phẩm PCR chứng tỏ các mẫu này không nhiễm bệnh. Kết quả này cho phép khẳng định cả 18 cây cam Bố Hạ vi ghép cải tiến đều không mang mầm bệnh greening. Chứng tỏ rằng kỹ thuật vi ghép cải tiến được phát triển trong nghiên cứu này sạch bệnh dù vật liệu ban đầu là mắt ghép từ cây bị bệnh hoặc cây không bị bệnh greening. Để phát hiện bệnh tristeza, chúng tôi sử dụng kỹ thuật ELISA sử dụng kháng thể đặc hiệu với virus gây bệnh tristeza do hãng Agritest, Italia cung cấp. Trong kỹ thuật này, mẫu được phát hiện bằng phương pháp hiển thị mầu đặc trưng sử dụng cơ chất là dietanolammine. Nếu giếng ELISA hiển thị màu vàng có cường độ cao hơn so với giếng đối chứng âm tính thể hiện sự có
mặt của kháng ngun virus gây bệnh tristeza. Ngược lại, các giếng hiển thị màu vàng có cường độ bằng hoặc thấp hơn cường độ màu của giếng đối chứng âm tính khẳng định mẫu phân tích khơng nhiễm bệnh tristeza.
Kết quả phát hiện bệnh tristeza các cây vi ghép bằng kỹ thuật ELISA được thể hiện trong hình 4.9 dưới đây:
Hình 4.9. Kết quả giám định bệnh tristeza bằng kỹ thuật ELISA
Kết quả giám định bệnh tristeza bằng kỹ thuật ELISA trên hình 4.9 cho thấy: Đối với các mẫu cây bị bệnh tristeza làm mẫu so sánh (giếng 1c, 1d, 3c và 3d), kết quả hiển thị mầu cho thấy cường độ mầu cao hơn so với mẫu kiểm chứng âm tính (giếng 1b và 3b) là phù hợp với kết quả kiểu hình cây bị bệnh. Các giếng phân tích mẫu cây vi ghép đều cho cường độ mầu thấp hơn hoặc bằng cường độ màu của mẫu kiểm chứng âm tính chứng tỏ trong các mẫu phân tích này khơng chứa kháng nguyên của virus gây bệnh tristeza.
Kết quả phân tích này chứng tỏ rằng các cây vi ghép đều không bị nhiễm bệnh tristeza. Tất cả các cây vi ghép này đều có hình thái bình thường, khơng biểu hiện bệnh tristeza.
Từ kết quả giám định bệnh greening bằng kỹ thuật PCR và bệnh tristeza bằng kỹ thuật ELISA trên các cây vi ghép chúng tôi đưa ra kết luận: cả 18/18 cây đều sạch bệnh greening và tristeza (chiếm tỷ lệ 100%). Như vậy, kỹ thuật vi ghép cải tiến cho phép tạo ra cây cam Bố Hạ sạch bệnh trên gốc ghép là cây bưởi Diễn mặc dù sử dụng vật liệu ghép từ cây cam bị bệnh hoặc không bị bệnh.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau: 1. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của loại gốc ghép đến hiệu quả vi ghép cải tiến. Gốc ghép là bưởi Diễn phù hợp nhất cho vi ghép cải tiến cam Bố Hạ. Tỷ lệ cây sống đạt 100%.
2. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng đến tốc độ nảy mầm của hạt bưởi Diễn. Kết quả cho thấy, hạt được hạt được chiếu sáng 6 h/ngày cho chất lượng mầm tốt nhất, tỷ lệ nảy mầm là 100%.
3. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi gốc ghép đến hiệu quả vi ghép cải tiến. Gốc ghép là bưởi Diễn 3 tuần tuổi phù hợp nhất để vi ghép cam Bố Hạ. Tỷ lệ cây sống đạt 100%.
4. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi mầm ghép đến hiệu quả vi ghép cải tiến. Sử dụng mầm ghép cam Bố Hạ từ 21 đến 24 ngày tuổi cho hiệu quả vi ghép cao nhất. Tỷ lệ sống của cây ghép là 100%.
5. Đã nghiên cứu ảnh hưởng ảnh hưởng của kỹ thuật ghép đến hiệu quả vi ghép. Kỹ thuật ghép chữ V phù hợp cho ghép cam Bố Hạ trên gốc bưởi Diễn, tỷ lệ sống của cây ghép là 100%
6. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chiếu sáng hiệu quả vi ghép. Sau vi ghép cây được đặt trong bóng tối 1 tuần rồi đưa ra điều kiện chiếu sáng yếu, thời gian liền sẹo và thời gian bật chồi nhanh nhất, tỷ lệ cây sống là 100%.
7. Đã giám định bệnh greening và tristeza trên các cây vi ghép. Kết quả giám định cho thấy 100% cây vi ghép đều sạch bệnh greening và tristeza. Kỹ thuật vi ghép cải tiến cho phép tạo ra cây sạch bệnh từ nguồn cây bị bệnh.
5.2. Kiến nghị
Tiếp tục theo dõi, giám định bệnh của cây vi ghép ở những giai đoạn sau từ đó đưa ra những nhận định đầy đủ hơn về hiệu quả của kỹ thuật vi ghép cải tiến đến khả năng tạo cây cam sạch bệnh từ đó có thể áp dụng kỹ thuật này vào thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Hữu Cúc, Phạm Hoàng Anh (2005), “Dịch hại trên cam, quýt,
chanh, bưởi (rutaceae) và IPM”, NXB Nông Nghiệp
2. Đường Hồng Dật (2003), Cam, chanh, quýt, bưởi và kỹ thuật trồng, NXB Lao động - Xã hội.
3. Nguyễn Hữu Đống (2003), cây ăn quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi), NXB Nghệ An.
4. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. NXB Nơng nghiệp TP. Hồ Chí Minh.
5. Lê Đình Sơn (1993), “Phân tích lá để chỉ đạo bón phân cho cam”, Tạp chi
Khoa học đất, (3), Nxb Nông nghiệp, trang 56 - 62.
6. Hoàng Ngọc Thuận (2009), kỹ thuật chọn tạo và trồng cây cam quýt, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 3-33.
7. Tổng cục thống kê (2019), Niên giám thống kê năm 2019. NXB thống kê, 552-553.
8. Phạm Thừa (1965), “Quy luật sinh trưởng, phát triển của cành Thu, Hè, Đông, Xuân của Cam Sành Bố Hạ”, Tạp chí KHKTNN, (2), trang 35 - 40.
9. Trần Thế Tục (1990), “Một số nhận xét về bộ rễ Cam trên một số loại đất ở vùng Phủ Quỳ- Nghệ Tĩnh”, Một số kết quả nghiên cứu khoa học trạm
thi nghiệm cây nhiệt đới Tây Hiếu 1960- 1990, NXB Nơng nghiệp.
10. Hồng Thị Thuỷ (2015), “Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật đối với nguồn thực liệu tạo quả khơng hạt cây có múi”, luận án tiến sĩ nơng nghiệp, trang 26 – 27.
11. Đào Thanh Vân, Trần Như Ý, Nguyễn Thế Huấn (2000), Giáo trình cây ăn quả, Trường Đại học Nông Lâm, Đại hoc Thái Nguyên.
Tiếng Anh
12. Brlansky.R.H and Rogers.M.E (2007), “Citrus Huanglongbing:
Understanding the Vector-Pothogen Interaction for Disease Mangament”, Citrus Research and Education Center, University of
Florida-IFAS.
13. FASTAT/FAO Statistics (2019), Agricultural data.
14. Hung.T.H, Hung.S.C, Chen.S.N, Hsu.M.H and Su.H.J (2004), “Detection by PCR of Candidatus Liberibacter asiaticus, the bacterium causing citrus of huanglongbin in vector psyllids: application to the study of vector-pathogen relationships”, Plant pathology.53:96-102.
15. Murashige, T., W.P. Bitters, E.M. Naver, C.N. Roistacher, ADN P.B Holiday (1972), “A technique of shoot tip grafting and its utilization towards recovering virus-free citrus clones”, Hort. Science, 7, 118-119. 16. Navarro L., R.C.N., Murashigue T. (1972), "Improvement of shoot tip grafting
in vitro for virus-free citrus", J. American Soc. Hort. Sci, 471-479. 17. Raven, P. H.; Evert R.F.; Eichhorn S. E. (2005). “Biology of Plants, 7th
Edition”, Freeman and Company Publishers. tr. 504–508.
18. Su H.J. and J. Y. Chu (1984), “Modified technique of citrus shoot-tip
grafting and rapid propagation method to obain citrus budwoods free of citrus viruses. Proc. Int. Soc. Citriculture, 1, 332-334.
19. Swingle W. T. and Reece. P. C (1967), “The Botany of citrus and its wild relatives”, In. Rether, W. Batchelor, L.D.(eds) The citrus Industry, University of California Press, California, pp. 109 - 174.