- Tác nhân gây bệnh: do vi khuẩn liberobacter và do rầy chổng cánh (diaphorina citri) làm tác nhân lan truyền bệnh, ngoài ra bệnh còn lan truyền theo con đường chiết, ghép và thực vật thượng đẳng ký sinh (dây tơ hồng, dừa cạn…). Vi khuẩn sống rất tốt trên cây dừa cạn. Trên một số cây bị bệnh nhưng không thể hiện triệu chứng vàng lá gân xanh như: rau dừa, cây hạnh…[1].
- Khả năng gây hại: Bệnh greening rất khó phân biết với bệnh thiếu kẽm thuần tuý. Bệnh thiếu kẽm thường vùng xanh tạo thành đường thẳng và triệu chứng thể hiện đồng loạt ở vùng diện rộng. Bệnh thường gây hại những cây ở ngoài dìa hoặc đầu bờ, thường ở hướng Đông và hướng Tây. Triệu chứng đầu tiên trên lá già có những đốm vàng loang lổ, sau đó các lá nhỏ lại, phiến lá ngả sang màu vàng, gân lá còn giữ màu xanh đầu tiên, chỉ một vài nhánh trên cây bị bệnh.
Bệnh nặng các lá nhỏ lại, mọc thẳng đứng và chỉ còn ít gân còn xanh (chủ yếu là gân chính). Bệnh nặng cả cây đều thể hiện triệu chứng và có một vài cành bị chết khô dẫn đến cây bị chết. Quả ở những cây bị bệnh thường nhỏ, nhạt màu, múi bên trong chai sượng, che dọc trái thấy phần trung trụ bị vặn vẹo, vỏ dày, hạt bị thối hoặc lép [1].
Bệnh xuất hiện quanh năm. Triệu chứng điển hình của bệnh là lá vàng lốm đốm là điển hình nhất của bệnh (chứa nhiều vi khuẩn) song các triệu chứng đi kèm như vàng lá gân xanh (thiếu kẽm), vàng lá thiếu mangan cũng dễ dàng tìm thấy. Cần lưu ý gân lá vẫn xanh, trong khi nếu lá vàng gân vàng thì lại điển hình hơn của bệnh do nấm Phytopthora [1]
- Biện pháp quản lý:
+ Loại bỏ cây đã nhiễm bệnh, cây ký chủ của rầy (cây nguyệt quế, dây tơ hồng) sau khi đã phun thuốc trừ rầy.
+ Trồng cây giống sạch bệnh, cách ly nguồn nhiễm bệnh, trồng thưa và có cây chắn gió bảo vệ.
+ Sử dụng thuốc có hoạt chất như Pymetrozin…Phun định kỳ bảo vệ các đợt lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa mưa vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng [1].