CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1. Khái niệm công cụ
1.1.2. thị, Người dân đô thị
“Đô thị là không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Đô thị là nơi tập trung dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp sống và làm việc theo kiểu thành thị”. [8, tr.12 - 48]
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có cơ sở hạ tầng thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một vùng trong tỉnh hoặc trong huyện
Khái niệm về đô thị có tính tương đối do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế xã hội, hệ thống dân cư mà mỗi nước có quy định riêng tuỳ theo yêu cầu và khả năng quản lý của mình. Song phần nhiều đều thống nhất lấy hai tiêu chuẩn cơ bản:
Quy mô và mật độ dân số: Quy mô trên 2000 người sống tập trung, mật độ trên 3000 người/km2
trong phạm vi nội thị.
Cơ cấu lao động: Trên 65% lao động là phi nông nghiệp.
Đô thị là các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ có số dân từ 2000 người trở lên và trên 65% lao động là phi nông nghiệp.
Việt Nam quy định đô thị là những thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ với tiêu chuẩn về quy mô dân số cao hơn, nhưng cơ cấu lao động phi nông nghiệp thấp hơn. Điều đó xuất phát từ đặc điểm nước ta là một nước đông dân, đất không rộng, đi từ một nước nông nghiệp lên chủ nghĩa xã hội. Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt của Việt Nam,
Thế giới đang ngày càng trở thành một thế giới của các đô thị. Đô thị đang ngày càng ảnh hưởng sâu rộng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Dân cư đô thì mang các đặc trưng của xã hội đô thị, lối sống đô thị.... Theo L. Wirth, “người dân đô thị tiếp xúc với nhau trong các vai trò đã bị cắt rời, không phải trong những quan hệ có liên quan đến toàn bộ con người. Họ có những công việc chuyên môn hóa cao. Những biểu tượng, vai trò, công việc và đặc biệt địa vị xã hội của họ cực kỳ quan trọng. Những cơ chế kiểm soát xã hội chính thức quan trọng hơn những cơ chế không chính thức... Đời sống đô thị của người dân đô thị qua lăng kính của Wirth là những con người ẩn danh, tách biệt khỏi những người xung quanh và nếu nó có liên quan đến người khác thì chủ yếu là để tăng tối đa lợi ích kinh tế cá nhân của họ. [8, tr. 129 - 143]
Người dân đô thị hay cư dân đô thị là nhóm người hiện đang cư trú, sinh sống và làm việc trên địa bàn đô thị trong một khoảng thời gian nhất định. Chiến lược sống của các gia đình đô thị khi các hoạt động tạo thu nhập phần nhiều mang tính chất ngắn hạn, dễ thay đổi, các gia đình đô thị đầu tư khá nhiều cho việc học hành của con cái và đầu tư vào các mục tiêu dài hạn.
Người dân đô thị hiện nay đang ngày càng chịu nhiều áp lực cuộc sống như vấn về nghề nghiệp, việc làm, thu nhập và chi tiêu. Do đó mà họ là đối tượng khách thể nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.