Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay (Trang 36)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1. Tình hình, đặc điểm kinh tế xã hội chung

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, gia đình là mối quan tâm được đầu tư, xây dựng và phát triển về kinh tế gia đình lẫn hạnh phúc trong mỗi gia đình, mỗi thành viên trong gia đình.

Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2001- 2011 đã cho thấy các chỉ số lạm phát, chỉ số giá cả tiêu dùng của nước ta, tính chung trong cả năm 2011, mặt bằng giá đã tăng 18,58% so với 2010. Kể từ năm 2001 đến năm 2010, tỷ lệ lạm phát chung của Việt Nam liên tục biến động rất mạnh theo chiều hướng tăng nhanh về “thứ hạng lạm phát cao” khi so sánh với các nước khác trên thế giới trong danh sách 182 nước theo xếp hạng của Quỹ tiền tệ quốc tế.

Năm 2001, Việt Nam có vị trí xếp hạng khá an toàn và rất thấp: 152/182 nước, rồi tiếp tục tăng nhanh đến mức báo động cao vào năm 2008: xếp hạng 14/182 nước; và chỉ giảm nhẹ vào năm 2010: đứng thứ 17/182 nước. Bản tin kinh tế vĩ mô số 6 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội (quý IV/2011) cho rằng: lạm phát cao không chỉ khiến cho Việt Nam rơi vào nhóm 4 nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất thế giới (Kenya:18,93%; Tanzania: 19,8%; và Vênzuela: 26%) mà còn làm gia tăng áp lực đáng kể về bất ổn kinh tế vĩ mô năm 2011.

Lạm phát đã tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Điều này được phản ánh ở mức độ hài lòng cuộc sống của người dân về chi tiêu, đây là chiều cạnh đạt tỷ lệ thấp nhất trong các chiều cạnh được khảo sát về mức độ hài lòng, với 18,7% hài lòng và 11,5% rất hài lòng mà thôi. Mức thu nhập trung bình của người Việt Nam còn rất thấp, thua xa các nước trong khu vực, trong khi đó chỉ số lạm phát của nước ta lại “phi mã”, khiến cho đời sống của người dân đã khó khăn lại càng thêm khó khăn hơn. Do vậy, bên cạnh chính sách phát triển kinh tế, tăng trưởng ổn định cần có chính sách, giải pháp kiểm soát sự lạm phát để đồng lương của người lao động có giá trị trên thực tế, xây dựng niềm tin trong nhân dân.

2.2. Tình hình, đặc điểm Hà Nội

Theo thống kê của Tổng cục thống kê năm 2013, Hà Nội có diện tích là: 3324,52 km2 với 7212,3 nghìn người. Mật độ dân số là 2169 người/km2

Theo ước tính, mật độ dân số trung bình của Hà Nội gấp 8 lần mật độ trung bình của cả nước và có sự phân bố không đồng đều, chênh lệch lớn giữa khu vực ngoại thành và nội thành. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có trên 30 dân tộc cư trú; trình độ dân trí và mức sống của mỗi dân tộc, mỗi vùng khác nhau.

Hà Nội có khí hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào trung bình hàng năm lên tới 122,8 kcalo/cm2. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23.6

oC. Độ ẩm trung bình hàng năm ở mức 79% và lượng mưa trung bình hàng năm là 1,800 mm.

Hà Nội là thành phố gắn liền với những dòng sông trong đó sông Hồng là lớn nhất; tài nguyên khoáng sản, dự tính ở Hà nội có khoảng 800 mỏ và điểm quặng của gần 40 loại khoáng sản đã được phát hiện, đánh giá và khai thác ở các mức độ khác nhau; tài nguyên du lịch được hình thành từ bề dày lịch sử ngàn năm của thủ đô văn hiến với rất nhiều công trình kiến trúc, văn học, nghệ thuật được xây dựng qua nhiều thế hệ...

Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, đóng vai trò hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tăng trưởng 9 tháng đầu năm đạt 7,9%, trong đó, dịch vụ tăng 8,9%, công nghiệp-xây dựng 8%, nông-lâm- thuỷ sản giảm 0,6%. Trong điều kiện khó khăn chung, đây là mức tăng khá, tuy nhiên, thấp hơn kế hoạch cả năm và mức tăng cùng kỳ của các năm trước. Hoạt động du lịch duy trì phát triển, tổng lượng khách lưu trú tăng 7,6%; trong đó, khách quốc tế tăng 28%, khách nội địa tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2011. Lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 9 tháng đầu năm 2012 tăng khá, đạt 20,7%, trong đó, tổng mức bán lẻ tăng 20,4%. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn 9 tháng chỉ tăng 5,3% và đạt 7.530 triệu USD. Tổng kim ngạch nhập khẩu 9 tháng đầu năm giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2011. Về đầu tư nước ngoài, tính đến 15/9/2012, có 231 dự án được cấp

mới và tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký là 919 triệu USD (bằng 88% so với cùng kỳ năm 2011), trong đó, số dự án cấp mới là 155 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 579 triệu USD. Có 5 dự án làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận/giấy phép đầu tư và 2 dự án chuyển đổi hình thức 100% vốn của Việt Nam, vốn đầu tư nước ngoài luỹ kế giảm 10 triệu USD. Tính đến nay, trên địa bàn Thành phố có 2.459 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký gần 22 tỷ USD. Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2011: Chín tháng đầu năm 2012 ước có 11.480 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn 64.060 tỷ đồng, bằng 68% về số doanh nghiệp và 54% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2011; có 730 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể và 1.900 doanh nghiệp làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh.

Về dịch vụ y tế, giáo dục: theo số liệu thống kê năm 2010 thì thành phố Hà Nôi có 650 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc sở y tế thành phố, trong đó có 40 bệnh viện, 29 phòng khám khu vực và 575 trạm y tế. Số giường bệnh trực thuộc sở y tế Hà Nội là 11,536 giường, chiếm khoảng 1/20 số giường bệnh toàn quốc. Cũng theo thống kê năm 2010, thành phố Hà Nội có 2.974 bác sĩ, 2.584 y sĩ và 3.970 y tá, so với Thành phố Hồ Chí Minh 6.073 bác sĩ, 1.875 y sĩ và 10.474 y tá. Do sự phát triển không đồng đều, những bệnh viện lớn của Hà Nội, cũng là của cả miền Bắc, chỉ tập trung trong khu vực nội ô thành phố. Các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai, Nhi Thụy Điển và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đều trong tình trạng quá tải. Cùng với hệ thống y tế của nhà nước, Hà Nội cũng có một hệ thống bệnh viện, phòng khám tư nhân đang dần phát triển.

Về giáo dục: Hà Nội là nơi tập trung hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp uy tín, chất lượng đào tạo trình độ cao và lớn nhất cả nước. Với số lượng học sinh, sinh viên và Giảng viên ngày càng đông đúc và có trình độ đạt chuẩn ngày càng cao.

Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, du lịch của cả nước, các ngành kinh tế mũi nhọn như ngân hàng, thông tin truyền thông, thương mại, du lịch... đều có mức tăng trưởng cao. Theo số liệu của UBND Thành phố Hà Nội thì sau 5 năm mở rộng địa bàn, kinh tế thủ đô luôn duy trì tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân đạt 9,45% mỗi năm. Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 2.257 USD; năm 2013 là: 2.502 USD và năm 2014 phấn đấu đạt 2.750 - 2.800 USD. Đời sống của người dân tăng lên tỷ lệ thuận với việc tăng chất lượng đầu tư xây dựng hạ tầng cho khu vực thành thị cũng như nông thôn của Hà Nội (xóa triệt để tình trạng phòng học tạm, phòng học cấp 4, 100% các xã có điện lưới, 86% dân cư dùng nước hợp vệ sinh…). Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội cao hơn thu nhập bình quân đầu người cả nước 1,4 lần.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính, với hơn 6 triệu dân, Hà Nội có 3,2 triệu người đang trong độ tuổi lao động. Mặc dù vậy, thành phố vẫn thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao. Nhiều sinh viên tốt nghiệp vẫn phải đào tạo lại, cơ cấu và chất lượng nguồn lao động chưa dịch chuyển theo yêu cầu cơ cấu ngành kinh tế. Hà Nội còn phải đối đầu với nhiều vấn đề khó khăn khác. Năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm, dịch vụ cũng như sức hấp dẫn môi trường đầu tư của thành phố còn thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn chậm, đặc biệt cơ cấu nội ngành công nghiệp, dịch vụ và các sản phẩm chủ lực mũi nhọn. Chất lượng quy hoạch phát triển các ngành kinh tế ở Hà Nội không cao và thành phố cũng chưa huy động tốt tiềm năng kinh tế trong dân cư.

CHƢƠNG 2: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ NGHỀ NGHIỆP, VIỆC LÀM, THU NHẬP, CHI TIÊU CỦA NGƢỜI DÂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI HIỆN NAY

2.1. Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của bản thân và của các thành viên trong gia đình ngƣời dân đô thị hiện nay

Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, là thủ đô của Việt Nam. Đời sống của người dân Hà Nội luôn được Đảng, Nhà nước và UBND thành phố Hà Nội quan tâm. Trong đó, vấn đề chăm lo về đời sống kinh tế của các gia đình hiện nay là vấn đề trọng tâm trong công cuộc CNH - HĐH đất nước. Với người dân nói chung và người dân đô thị Hà Nội nói riêng thì nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, chi tiêu là các yếu tố quan trọng đối với đời sống kinh tế gia đình của bản thân và của gia đình họ, đồng thời cũng là vấn đề quan trọng trong việc đánh giá mức độ hài lòng của người dân về đời sống kinh tế gia đình. Kinh tế gia đình ổn định và phát triển là yếu tố cấu thành và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội cũng như của đất nước ngày càng phát triển.

Người dân đô thị Hà Nội hiện nay hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của bản thân và của các thành viên khác trong gia đình họ như thế nào?

2.1.1. Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của người dân đô thị hiện nay

Để tồn tại, khẳng định bản thân với gia đình và xã hội thì yếu tố nghề nghiệp, việc làm là yếu tố tiên quyết đối với mỗi cá nhân. Nghề nghiệp, việc làm của mỗi người là vấn đề rất quan trọng đối với cuộc sống cá nhân và gia đình cũng như xã hội. Khi nói đến đời sống kinh tế gia đình thì nghề nghiệp, việc làm của các cá nhân trong gia đình có vai trò quyết định quan trọng. Tuy vậy, với mỗi thành viên trong gia đình thì nghề nghiệp của mỗi người được bản thân họ đánh giá và hài lòng ở những mức độ khác nhau. Với thang đo Likert, mức độ hài lòng được tìm hiểu một cách khách quan và đầy đủ hơn về

sự hài lòng của mỗi cá nhân đối với nghề nghiệp việc làm của chính bản thân họ. Người dân Hà Nội hiện nay có mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của chính bản thân họ như sau:

Biểu đồ 2.1: Mức độ hài lòng về nghề nghiệp, việc làm của ngƣời dân đô thị hiện nay (ĐVT %)

Biểu đồ 2.1 cho ta thấy, khi được hỏi người dân hài lòng như thế nào về nghề nghiệp của bản thân không thì việc khó đưa ra câu trả lời chiếm 33,3% số người được hỏi. Tuy nhiên, có tới 28% người được hỏi trả lời là họ hoàn toàn hài lòng với nghề nghiệp của họ và 25,3% thì trả lời cơ bản hài lòng. Như vậy cho thấy rằng để đánh giá được mức độ hài lòng của người dân về nghề nghiêp của mình ra rất khó. Bởi chính ngay bản thân người được hỏi khi đưa ra câu trả lời cũng rất khó khăn. Tỷ lệ người hoàn toàn không hài lòng, cơ bản không hài lòng với công việc là còn khoảng 10% số người được hỏi. Như vậy thấy được rằng một bộ phận không nhỏ người dân đô thị Hà Nội hiện nay chưa hài lòng với nghề nghiệp của bản thân. Con số này không quá cao nhưng cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Điều này được lý giải ở các ý kiến của người dân từ các phỏng vấn sâu:

“Bản thân tôi cũng tốt nghiệp đại học Kinh tế Quốc dân nhưng nghề nghiệp hiện nay tôi làm không phải là nghề mà tôi được đào tạo do vậy mà

tôi không hài lòng với nghề nghiệp của bản thân mình hiện nay. Tuy rằng công việc này vẫn mang lại thu nhập nuôi sống gia đình và bản thân”

(PVS số 3, nữ, 35 tuổi, nhân viên bán hàng)

“Trước đây tôi làm nghề kiểm toán nhưng nghề đó đòi hỏi phải đi công tác thường xuyên mà sức khỏe của bản thân không cho phép tôi đi công tác nhiều. Do vậy tôi đã chuyển nghề sang làm kế toán cho công ty hiện đang làm. Về công việc thì tôi thấy khá hài lòng nhưng để theo nghề này suốt thì tôi chưa thực sự hài lòng”

(PVS số 5, nữ, 40 tuổi, nhân viên kế toán)

“Về nghề nghiệp của tôi thì cũng bình thường nhưng thực sự thì tôi cũng khá hài lòng với công việc của bản thân mình. Trước đây tôi cũng không được học hành nhiều nên hiện tại có một công việc đem lại thu nhập khá ổn định thì tôi thấy hoàn toàn hài lòng,bạn bè tôi học hành tử tế, có bằng đại học đi làm với mức lương như tôi thậm chí có người lương còn thấp hơn cả tôi”.

(PVS số 2, nữ, 27 tuổi, buôn bán tại nhà) Có thể thấy, tùy vào năng lực, trình độ mà mức độ hài lòng với nghề nghiệp của họ là như thế nào. Và mức độ hài lòng về nghề nghiệp có sự tương đồng với mức độ hài lòng về công việc của bản thân họ đang làm. Khó nói được bản thân mình có hài lòng với công việc của bản thân mình hay không chiếm 35,1% số người trả lời đưa ra ý kiến này. Đa số người được hỏi trả lời là cơ bản hài lòng và hoàn toàn hài lòng với công việc của bản thân họ. Mặt khác, người hoàn toàn không hài lòng và cơ bản không hài lòng vẫn chiếm hơn 10% số người trả lời.

“Tôi thấy công việc của mình cũng không có gì là không hài lòng. Nó phù hợp với ngành học mà trước đây tôi học. Hơn nữa công việc này cũng mang đến cho tôi nhiều cơ hội và mức thu nhập ổn định. Trong thời buổi khó

khăn như hiện nay thì có thể đây là công việc khá hấp dẫn với nhiều người. Tôi thấy mình khá hài lòng với công việc này”.

(PVS số 4, nam, 37 tuổi, nhân viên IT)

“Thật khó để trả lời câu hỏi của bạn, trong công việc thì lúc tôi hoàn thành công việc thì tôi thấy hài lòng, còn lúc tôi chưa hoàn thành công việc hoặc hiệu quả công việc không như tôi mong đợi thì tôi cũng không hài lòng còn công việc mà thuận lợi thì tôi lại hài lòng thậm chí rất sung sướng và hành phúc”.

(PVS số 14, nữ, 27 tuổi, làm tự do)

“Phải nói rằng tôi khá hài lòng với công việc mà tôi đang làm. Công việc của tôi có thể giúp ích được cho rất nhiều người nghèo, yếu thế trong xã hội. Công việc này một mặt mang đến cho tôi cơ hội rất lớn đó là có nghề nghiệp ổn định, thu nhập cao hơn nữa còn đúng theo sở thích của bản thân là được đi đây đó, giúp ích cho mọi người”.

(PVS số 6, nữ, 36 tuổi, nhân viên dự án hỗ trợ cộng đồng) Không có gì khác biệt nhiều giữa việc người dân có hài lòng với nghề nghiệp của mình với sự hài lòng về công việc mà bản thân họ đang làm. Với những người có vị trí công việc mà họ yêu thích và nó phù hợp với năng lực của bản thân họ; công việc đó đem lại thu nhập thỏa đáng hay phù hợp với mong muốn của họ thì họ sẽ hài lòng khá cao. Còn một số thì họ chưa hai lòng về công việc của bản thân họ là do công việc chưa đáp ứng được các nhu cầu mong muốn của họ. Họ có thể chú tâm làm việc, đầu tư rất nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)