Đời sống kinh tế gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay (Trang 26 - 31)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1. Khái niệm công cụ

1.1.3. Đời sống kinh tế gia đình

Khái niệm đời sống kinh tế gia đình là một khái niệm rộng bao gồm nhiều các khái niệm liên quan như: Nghề nghiệp - việc làm, thu nhập và chi tiêu, đầu tư hay tích lũy gia đình...

Nghề nghiệp là một khái niệm rất rộng tuy nhiên có thể hiểu nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

Nghề nghiệp trong xã hội không phải là một cái gì cố định, cứng nhắc. Nghề nghiệp cũng giống như một cơ thể sống, có sinh thành, phát triển và tiêu vong. Chẳng hạn, do sự phát triển của kỹ thuật điện tử nên đã hình thành công nghệ điện tử, do sự phát triển vũ bão của kỹ thuật máy tính nên đã hình thành cả một nền công nghệ tin học đồ sộ bao gồm việc thiết kế, chế tạo cả phần cứng, phần mềm và các thiết bị bổ trợ v.v… Công nghệ các hợp chất cao phân tử tách ra từ công nghệ hóa dầu, công nghệ sinh học và các ngành dịch vụ, du lịch tiếp nối ra đời…

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội. Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã hội.

Theo thông kê của ILO, trên thế giới hiện nay có trên dưới 2000 nghề với hàng chục nghìn chuyên môn. Ở Liên Xô trước đây, người ta đã thống kê được 15.000 chuyên môn, còn ở nước Mỹ, con số đó lên tới 40.000.

Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp”. Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác. Hơn nữa, các

nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất. Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa. Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện. Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề, trung học chuyên ngiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2010-2020 của Việt Nam là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt bình quân 7 - 8%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD... Chiến lược lần này đưa ra một số chỉ tiêu về chất lượng như xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả, tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30-35% lao động xã hội; giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp; yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng trưởng đạt khoảng 30-35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 - 3%/năm. Chiến lược về xây dựng và phát triển kinh tế gia đình có tiêu cụ thể đến năm 2015 là 87% và đến năm 2020 là 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Năm 2010, có 60% làng, bản, khu phố đạt chuẩn văn hóa được cấp huyện công nhận, phấn đấu đạt 70% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020; năm 2010, có 85% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa và phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 90%.

Kinh tế gia đình là một hình thức sản xuất có sớm, xuất hiện từ khi gia đình được hình thành. Ngày nay hình thức sản xuất này đang chịu nhiều tác động và cũng đang tự chuyển mình để trở thành một thành phần kinh tế của xã hội phát triển - xã hội công nghiệp và xã hội hậu công nghiệp. Vì lẽ đó, cần tìm hiểu quyền tồn tại để nhận diện vị trí và vai trò của nó trong nền kinh

tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Lịch sử phát triển xã hội loài người là lịch sử của sự phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Gắn liền với các thời kỳ phát triển là các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau. Hai phương thức sản xuất cơ bản tồn tại trong quyền phát triển, đó là sản xuất tự cung tự cấp (sản xuất tự nhiên) và sản xuất hàng hoá. Nền kinh tế nào cũng phải tham gia giải quyết các yếu tố cơ bản trong quyền sản xuất: - Sản xuất cái gì? - Sản xuất bao nhiêu? - Sản xuất như thế nào? - Phân phối sản phẩm ra sao?

Trong hình thức kinh tế tự nhiên, sản phẩm làm ra chỉ nhằm thảo mãn nhu cầu thiết yếu trong nội bộ những người sản xuất; người sản xuất tự quyết định về loại hình sản phẩm, số lượng sản phẩm. Sự trao đổi sản phẩm chỉ bó hẹp trong phạm vi những người cùng sản xuất dưới hình thức đơn giản nhất. Của cải vật chất có dư thừa đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho cộng đồng, xã hội dưới các hình thức khác nhau của mỗi chế độ. Tính thị trường của nền kinh tế tự nhiên tuy có, nhưng hết sức mờ nhạt, chủ yếu vẫn mang tính trao đổi giản đơn. Phân công lao động xã hội trong hình thức sản xuất tự nhiên chưa phát triển, vì thế cũng chưa xuất hiện tình trạng cạnh tranh.

Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá, sản phẩm được sản xuất ra không chỉ để đáp ứng nhu cầu cho người sản xuất, mà còn để trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng gia tăng của người tiêu dùng, của xã hội. Sự trao đổi sản phẩm dần dần được tách ra, độc lập với quá trình sản xuất và được thực hiện thông qua thị trường. Vì lẽ đó, việc sản xuất cái gì? Sản xuất phục vụ ai? Sản xuất bao nhiêu và như thế nào? đều do cơ chế thị trường quyết định với sự can thiệp của các qui luật cạnh tranh, qui luật giá trị và giá cả thị trường.

Thực chất sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường không chỉ là sự thay đổ hình thức kinh tế vĩ mô mà còn thay đổi cả hệ thống kinh tế vi mô.

Đó là sự thay đổi phương thức hoạt động, thay đổi hình thức tổ chức của các đơn vị kinh tế, trực tiếp sản xuất ra của cải, vật chất của xã hội.

Mặc dù không phải là một thành phần kinh tế nhưng kinh tế hộ gia đình là một loại hình để phân biệt với các hình thức tổ chức kinh tế khác. Một trong các thành viên của kinh tế hộ gia đình đồng thời là chủ hộ. Trong hoạt động kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất. Chủ hộ điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của mình. Ở nước ta, kinh tế hộ gia đình phát triển chủ yếu ở nông thôn, thường gọi là kinh tế hộ gia đình nông dân, ở thành thị thì gọi là các hộ tiểu thủ công nghiệp. Hiện nay, tại một số địa phương đã hình thành các trang trại gia đình có quy mô sản xuất và kinh doanh tương đối lớn. Xu hướng này đang có chiều hướng phát triển và mở rộng ra trên phạm vi toàn quốc.

Trong kinh tế cá nhân/gia đình là gồm thu nhập cá nhân, từ lao động (tiền công, tiền lương bao gồm cả lương hưu, các khoản trợ cấp bao gồm cả học bổng) và thu nhập tài chính (lãi tiết kiệm, lãi mua bán chứng khoán, thu từ cho thuê bất động sản) và các thu nhập khác (tiền thưởng,...);

Xem xét đến vấn đề kinh tế nói chung, hay kinh tế hộ gia đình nói riêng không thể không đề cập đến vấn đề tiêu dùng. Tiêu dùng là hành vi tất yếu và thường xuyên của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của cá nhân, cộng đồng, của toàn xã hội. Tiêu dùng vừa là mục tiêu vừa là tiền đề của sản xuất và tái sản xuất xã hội. Mức độ tiêu dùng có thước đo và được chi phối bởi yếu tố thu nhập thực tế tính theo đầu người. Các nước phương Tây có nền kinh tế phát triển, tích lũy tư bản, phúc lợi xã hội và thu nhập cá nhân cho phép đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội phát triển cao.

Do kết quả của sự chi phối, giao lưu kinh tế quốc tế trong việc thực hiện chính sách mở cửa, những năm qua nền kinh tế thị trường đa thành phần

ở nước ta có những bước tăng trưởng đáng kể, nhưng đồng thời cũng kéo theo sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng cả về vật chất lẫn tinh thần. Sự gia tăng về nhu cầu tiêu dùng là quy luật tự nhiên và đáng khuyến khích. Tuy nhiên, trong trường hợp kinh tế kém phát triển như ở nước ta, chưa thể có mức tiêu dùng bình quân cao được.

Hiện nay, ngay ở các đô thị có hiện tượng một bộ phận hộ gia đình thu nhập cao, mức sống và nhu cầu tiêu dùng chênh lệch cao gấp nhiều lần so với những gia đình khác trên cùng địa bàn. Đây là vấn đề cần được quan tâm giải quyết để thực hiện tính công bằng trong phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xóa đói giảm nghèo, tình trạng thất nghiệp, phân công lao động và giải quyết việc làm, thực tế hộ gia đình cũng là những vấn đề cần được đề cập trong nghiên cứu về các chính sách liên quan tới lĩnh vực Gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Mức độ hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị hiện nay (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)