CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2. Các lý thuyết xã hội học
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu
Abraham Maslow đã đưa ra đưa ra quan điểm về nhu cầu của con người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau. Ông đã chia các nhu cầu thành hai nhóm: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao. Nhu cầu cơ bản là các nhu cầu sinh học và nhu cầu an ninh/an toàn. Nhu cầu bậc cao bao gồm các nhu cầu xã hội, tôn trọng, và tự thể hiện” [3, tr. 16]. Sự khác biệt giữa hai loại này là các nhu cầu cơ bản được thỏa mãn chủ yếu từ bên ngoài trong khi đó các nhu cầu bậc cao lại được thỏa mãn chủ yếu là từ nội tại của con người. Học thuyết của ông được dựa trên những con người khoẻ mạnh, sáng tạo, những người sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc. Vào thời điểm đó, phương pháp này khác biệt với các công trình nghiên cứu tâm lý con người khác được dựa trên việc quan sát con người bị chi phối bởi các phiền muộn là chủ yếu.
Nhu cầu là một phần quan trọng trong bản chất của con người. Mọi giá trị, niềm tin và tập tục của con người là khác biệt tuỳ theo từng quốc gia hay từng nhóm người, tuy nhiên tất cả mọi người có những nhu cầu chung giống nhau.
Những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp, từng trường hợp nhất định trong từng hoàn cảnh hay mong muốn khác nhau của con người, miễn là tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ. Năm 1954 - Tháp nhu cầu (Hierarchy of Needs) Tháp nhu cầu của Maslow được giới thiệu lần đầu trong cuốn sách Động cơ và Nhân cách (Motivation and Personality).
Tháp nhu cầu của Maslow [10, tr. 12]
Maslow cho rằng: con người muốn và luôn đấu tranh để thoả mãn những nhu cầu khác nhau. Xuất phát từ việc những mức nhu cầu bậc thấp bao giờ cũng cấp thiết và quan trọng hơn, nên chúng sẽ đóng vai trò như nguồn và định hướng của một mục tiêu cá nhân nếu những nhu cầu này không được thoả mãn. [3, tr. 16]
Sau khi những nhu cầu cơ bản (bậc thấp) được thoả mãn, những nhu cầu cao hơn sẽ là động cơ hành động. Những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở
Tự thể hiện Nhu cầu tôn
trọng Nhu cầu xã hội Nhu cầu an toàn
bậc dưới sẽ lấn át những nhu cầu chưa được thỏa mãn ở bậc cao hơn, và chúng cần được thỏa mãn trước khi một cá nhân tiến lên các bậc cao hơn của tháp nhu cầu.
Lý thuyết nhu cầu với nền tảng là tháp nhu cầu của Maslow cũng được xem là một lý thuyết về động cơ tạo nền tảng cho những nghiên cứu về sự hài lòng trong về các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như sự hài lòng về đời sống kinh tế gia đình mà cụ thể là sự hài lòng về công việc, nghề nghiệp, thu nhập và chi tiêu.
Như vậy, trong nghiên cứu này vận dụng quan điểm của Maslow để tìm hiểu mối liên hệ giữa nhu cầu của con người về nghề nghiệp, việc làm, thu nhập, chi tiêu ...với mức độ hài lòng về đời sống kinh tế của họ.
1.2.2. Lý thuyết về hạnh phúc, lý thuyết sự hài lòng
Theo cuốn từ điển Merriam-Webster, 2009, định nghĩa của hạnh phúc là “trạng thái cảm xúc vui vẻ, thỏa mãn hay hài lòng”. [24]
Lý thuyết chủ nghĩa khoái lạc cho rằng hạnh phúc là sự hiện diện của niềm vui và sự vắng mặt tương đối của nỗi buồn. Hạnh phúc còn được coi là cảm giác sắp đặt. Lý thuyết về hạnh phúc có rất nhiều, tuy nhiên trong nghiên cứu của mình tôi quan tâm tới lý thuyết hạnh phúc như là lý thuyết sự hài lòng về cuộc sống. Hai loại của các lý thuyết là rất khó để phân biệt với nhau. Lý thuyết sự hài lòng mô tả hạnh phúc như sự hài lòng của những ham muốn nhất định (hiếm khi làm những người ủng hộ nó cho nó là không hợp lý rằng hạnh phúc là sự hài lòng của tất cả các mong muốn) cho cuộc sống của một người. Lý thuyết mô tả sự thỏa mãn cuộc sống hạnh phúc là sự hài lòng các tiêu chuẩn hay mục tiêu nhất định cho cuộc sống của một người.
Khi chúng ta có tiêu chuẩn hay mục tiêu cho cuộc sống, chúng ta mong muốn sự hài lòng hoặc đạt được của chúng, và khi chúng ta có một mong muốn nhất định trong cuộc sống của chúng ta, sau đó vốn có trong ước muốn này là
một mục tiêu hoặc một tiêu chuẩn để chúng ta cố gắng. Vì lý do này, hai loại của lý thuyết có cấu trúc giống hệt nhau, và chỉ cần mô tả quá trình này, hoặc từ quan điểm của tâm trạng cuối là đạt được sự hài lòng của một tiêu chuẩn hoặc các tiêu chuẩn cho cuộc sống của một người, hoặc từ quan điểm của ham muốn được dập tắt thông qua sự hài lòng của tiêu chuẩn. Vì lý do đó, khi tôi mô tả những khó khăn với một hay những người khác, trong hầu hết các trường hợp, những khó khăn áp dụng cho cả hai. Mặc dù có những khó khăn với các lý thuyết như vậy, chúng vẫn rất phổ biến trong số các nhà lý thuyết về hạnh phúc. Sự hài lòng về đời sống kinh tế là một quá trình đánh giá nhận thức chủ quan, nó có thể được định nghĩa là “một sự đánh giá tổng thể về chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân dựa trên những tiêu chuẩn, mong đợi của chính họ” [22, tr. 447 - 468]. Quá trình đánh giá về sự hài lòng là dựa trên sự so sánh giữa thực trạng đời sống kinh tế của cá nhân với những gì mà cá nhân đó lựa chọn làm tiêu chuẩn để đánh giá, nó hoàn toàn mang tính cá nhân chủ quan. Việc các cá nhân hài lòng hay không hài lòng về đời sống kinh tế của gia đình họ là dựa vào sự so sánh của họ trên cơ sở các chuẩn mực cụ thể. Bởi các cá nhân có thể chia sẻ một hệ thống giá trị cùng nhau (như cùng hướng đến những mong đợi về nghề nghiệp, công việc, thu nhập hay chi tiêu…)
Trong nghiên cứu này, sự hài lòng về đời sống kinh tế gia đình của người dân đô thị Hà Nội hiện nay được xem xét và phân định dựa trên các mức độ khác nhau như sau:
“Sự vui vẻ, thoải mái: Tồn tại cảm giác thỏa mãn nhất thời với những khía cạnh nhất định của đời sống kinh tế gia đình, có thể về những khía cạnh vật chất như hài lòng với việc mua được đồ vật yêu thích với khả năng kinh tế của bản thân, hay khía cạnh tinh thần như có thể giải trí bằng việc đi xem phim, xem bóng đá với mức vé họ có thể chi trả. Tinh thần của cái gọi là“chủ nghĩa khoái lạc” chính là quan niệm về sự gia tăng tối đa những cảm giác thỏa mãn
dạng này.
Sự thỏa mãn cục bộ là việc trải cảm xúc (mang tính ổn định) đối với từng giai đoạn, từng lĩnh vực của cuộc sống, ví như hài lòng về công việc, về thu nhập hay vị trí công tác.
Sự hài lòng trên kinh nghiệm cá nhân: sự hài lòng thoáng qua về toàn bộ cuộc sống khi những đánh giá tích cực tồn tại ở nhiều khía cạnh với mức độ cao tại cùng một thời điểm.
Sự hài lòng với cuộc sống: cảm giác thỏa mãn, hài lòng tồn tại lâu dài về cuộc sống của một cá nhân”. [17]
Trong 4 mức độ được đề cập ở trên, mức độ 4 chính là khái niệm sự hài lòng về cuộc sống (gần nghĩa với khái niệm về hạnh phúc chủ quan) mà chúng tôi sử dụng để triển khai phân tích trong báo cáo này.
Ở góc độ lý thuyết, có thể có những góc nhìn khác nhau về sự hài lòng với cuộc sống của một cá nhân. Theo Jussi Suikkanen - PGS.TS Triết học – trường ĐH Birmingham, tồn tại 3 cách lý giải mang tính lý thuyết khác nhau về sự hài lòng trong cuộc sống.
Có quan điểm cho rằng một cá nhân nào đó chỉ có thể cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ tại một thời điểm khi mà họ có những suy nghĩ, nhận thức, hình dung hay thậm chí kế hoạch cụ thể về cuộc đời họ cho tới thời điểm đó và họ cảm nhận được rằng cuộc sống thực tế của họ về cơ bản hoặc hoàn toàn phù hợp với những hình dung hay mong đợi hoặc kế hoạch của bản thân họ. Quan điểm này được gọi là những quan điểm thuộc lý thuyết nhận thức về sự hài lòng với cuộc sống.
Một số nhà khoa học cho rằng quan điểm mang tính nhận thức này quá cứng nhắc và đòi hỏi cá nhân phải xem xét cuộc sống của mình một cách lý trí. Đối với họ, cảm giác hài lòng của cá nhân có thể chỉ bắt nguồn từ cảm xúc hết sức chủ quan của cá nhân đó mà không bao hàm sự đối chiếu hay
so sánh với đời sống thực tế. Đây là quan điểm được gọi là những lý thuyết xúc cảm về sự hài lòng với cuộc sống. Quan điểm này cho rằng một cá nhân sẽ cảm thấy hài lòng với cuộc sống của họ khi tại thời điểm đưa ra đánh giá họ có những cảm xúc tích cực và thỏa mãn với những gì mà họ đã và đang có.
Bên cạnh đó, tồn tại dạng quan điểm mang tính tích hợp về sự hài lòng đối với cuộc sống của cá nhân. Theo đó, tại một thời điểm nhất định, cá nhân có nhận thức, hình dung, mong đợi hay kế hoạch cho cuộc đời của mình và bản thân họ cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với những gì mà họ có, so sánh đối chiếu với những gì mà họ mong đợi (cho dù thực tế nó có thực sự đáp ứng hay giống hoàn toàn hay không).
Như vậy, có thể nói nghiên cứu về sự hài lòng là một nghiên cứu trên nhiều phương diện, khía cạnh, và dù ở khía cạnh nào thì hướng nghiên cứu này hiện nay cũng đang dần trở nên phổ biến do tính nhân văn và ý nghĩa quan trọng của nó đối với đời sống của con người.
Như đã nói ở trên, sự hài lòng với cuộc sống bắt nguồn từ sự so sánh giữa thực tế đời sống với những tiêu chuẩn đánh giá do cá nhân lựa chọn. Vấn đề là những tiêu chuẩn này xuất phát từ đâu? Dưới góc độ xã hội học, thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân, từ sự tác động của các thiết chế xung quanh mà các cá nhân học hỏi các vai trò, định hình hệ thống các giá trị và chuẩn mực của mình. Do vậy, có thể nói, quá trình xã hội hóa, môi trường văn hóa và các đặc trưng nhân khẩu của cá nhân sẽ là những yếu tố mang tính quyết định đem lại cho các cá nhân hệ thống tiêu chuẩn để tự đánh giá và rút ra mức độ hài lòng với cuộc sống của mình.