- Kiểm tra, kiểm soát công việc, báo cáo với quản trị viên cấp trên.
Có hai cách phân loại chức năng quản lý:
Nếu phân theo mối quan hệ trực tiếp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh có các chức năng sau:
• Chưc năng kỹ thuật: Bao gồm việc chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, chuyển giao công nghệ, quản lý quy phạm,quy trình kỹ thuật, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý máy móc thiết bị, nghiên cứu phát triển kỹ thuật, ứng dụng công nghệ, thiết kế sản phẩm mới.
• Chức năng kế hoạch hóa và điều độ sản xuất: Bao gồm việc xác
định chiến lược chung và chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp; Xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm; Lập kế hoạch sản xuất và
• Chức năng thương mại: Bao gồm việc nghiên cứu thị trường; Tìm nguồn và khai thác mua sắm vật tư thiết bị, kỹ thuật cho sản xuất; Tổ chức kí kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện các chiến lược Marketing, tiêu thụ sản phẩm.
• Chức năng nhân sự: Bao gồm việc tổ chức quá trình tuyển dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá khen thưởng và kỷ luật nhân viên.
• Chức năng kiểm tra phân tích: Kiẻm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm; Thực hiện việc phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
• Chức năng tài chính - hạch toán: Quản lý vốn và quỹ của xí nghiệp, tìm biện pháp tạo nguồn vốn và tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp; Thực hiện tốt chế độ kế toán, thống kê và thông tin kinh tế trong doanh nghiệp.
• Chức năng hành chính pháp chế - bảo vệ doanh nghiệp.
• Chức năng tổ chức đời sống và các hoạt động xã hội như việc ăn ở, đi lại, y tế, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động văn hóa thể thao.