Tổ chức thời gian theo phương thức tương phản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lê lựu thời kỳ đổi mới (Trang 85)

5. Cấu trúc luận văn

3.3 Cách thức biểu hiện thời gian nghệ thuật

3.3.2 Tổ chức thời gian theo phương thức tương phản

Sự đối lập giữa các bình diện thời gian gắn với số phận, trạng thái tâm hồn, tính cách của nhân vật cũng là một trong những đặc điểm của tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới, trong đó xuất hiện hai hình thái:

- Tương phản giữa ngày và đêm.

- Tương phản giữa quá khứ với hiện tại. * Tương phản giữa ngày và đêm:

Nếu như trong quan niệm của Nho giáo: ngày đêm là sự nối tiếp, hài hòa giữa Âm và Dương, tạo ra sự cân bằng của vũ trụ; và nếu như trong quan niệm của các nhà khoa học: ngày đêm là sự luân chuyển khép kín của cỗ máy thời gian thì trong tiểu thuyết Lê Lựu, hai khái niệm đó lại tương ứng với những trạng thái tâm lí, tâm hồn trái ngược nhau của các nhân vật: Với Giang Minh Sài, ngày là con người giả - con người bổn phận, chiều lòng mọi người, gìn giữ gia phong, chôn vùi cảm xúc yêu đương, thỏa hiệp với số phận, sống nương theo dư luận; nhưng đêm đến là con người thực, sống với chính mình, được là mình, được nổi loạn và phản kháng, dẫu chỉ là âm thầm, dẫm đạp lên dư luận – một thứ hàng rào mơ hồ mà kiên cố - một cách kín đáo. Khi gia nhập quân ngũ, ngày Sài tập xạ kích, vác đá, đãi cát như bất cứ người lính nào nhưng đêm về nhường chỗ cho những tâm tư sâu kín, những nỗi buồn lặng lẽ mà Sài chẳng biết tâm sự cùng ai.

Ngày và đêm cũng là ranh giới phân cách giữa hai trạng thái tâm hồn trái chiều trong nhân vật Linh Anh: Giữa cuộc sống với bổn phận làm vợ Tâm một cách hờ hững, khó chịu, bực dọc, cáu bẳn và những xúc cảm đắm say, nồng nàn đầy tội lỗi khi mơ về tình nhân. Rõ ràng, với việc tạo dựng sự đối lập này, nhà văn đã thâm nhập sâu hơn vào tận ngóc ngách tâm hồn nhân vật để cảm nhận được những “nếp gấp” tâm lí một cách tinh tế.

Các nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu có một mẫu số chung đồng dạng: Nếu quá khứ là phần cuộc sống ít nhiều thanh bình, yên ả, tươi đẹp, ít sóng gió và xáo trộn thì hiện tại là đắng cay, bi kịch chất chồng: ở phần I của

Thời xa vắng, Sài là người vô cùng thành đạt: Học giỏi, là liên đội trưởng xuất sắc, được cô gái xinh đẹp nhất trường để ý; là dũng sĩ diệt Mỹ, được báo chí biểu dương, ca ngợi, Sài trở thành niềm tự hào của bất cứ người dân nào làng Hạ Vị; vừa đi bộ đội vừa hoàn thành chương trình cấp III trong hai năm và thi đỗ đại học…Sài là mẫu nhân vật lí tưởng mà Lê Lựu đã công phu xây dựng. Song đến phần II, Sài liên tục phải đối mặt với sóng gió cuộc đời: Bốn mươi tuổi mới lần đầu được yêu, Sài bị Châu – một cô gái Hà Thành mới hơn

hai mươi tuổi “dắt mũi”; sau khi đã thành vợ chồng, cuộc sống của Sài chẳng

khác gì một địa ngục trần gian: những xung đột như cơm bữa, những trận đấu khẩu, sự khinh bỉ, coi thường, trên hết của nỗi đau là sự dối lừa…Giống như

Tâm, Sài cũng trải qua nỗi đau đớn, nhục nhã vì bị vợ “qua mặt”, cắm bao

nhiêu “cái sừng” trên đầu mà không hay.

Quá khứ của bà Đất trong Chuyện làng Cuội là một cô gái xinh đẹp, hiền thục, nết na, là niềm ao ước của bao nhiêu chàng trai. Nhưng quá khứ ấy vô cùng ngắn ngủi với bao nỗi đau còn lại mà có lẽ cái chết cũng chẳng thể giải thoát: nhục nhã, ê chề vì bị Tổng Lỡi hãm hại; khổ ải, gian truân khi nuôi

con một mình ở cái đất “khỉ ho cò gáy”; đau đớn, bất lực khi chứng kiến cái

chết của chồng và sự dè bỉu của làng xóm; xót xa, tê dại, tuyệt vọng khi nhận ra sự lừa dối và bất hiếu của đứa con mà bà đã hi sinh cả cuộc đời cho nó… Cái chết của người phụ nữ khốn khổ ấy chính là lời cáo trạng đanh thép nhất đối với những kẻ vô tình hay hữu ý dồn đẩy bà vào con đường cùng, không còn sự lựa chọn nào ngoài cái chết oan nghiệt.

Còn Núi, quá khứ dù bị phân biệt đối xử là “con hạng hai” nhưng đó là

tự hào của người mẹ, hắn sống những năm tháng khá bình yên bên người mẹ hiền từ, nhân hậu cùng với các em chăm ngoan nhưng bàn tay định mệnh đã bóp méo, chặt lìa cuộc đời hắn: tình yêu nghiệt ngã tan vỡ, mẹ chết, cuộc đời tù tội, vợ bỏ, con cái bơ vơ…Song khác với bà Đất, Tâm và Sài, Núi không rơi vào kết cục bế tắc mà tìm thấy ánh sáng cuộc đời mình.

Soi chiếu quá khứ với hiện tại dựa trên nguyên tắc tương phản, đối lập, Lê Lựu dường như muốn bộc lộ mối quan hoài về hiện thực: Con người là đối tượng chịu sự tác động ghê gớm của thời gian, sức mạnh bào mòn, tàn phá, hủy diệt của thời gian đối với nhân cách, giá trị và ý nghĩa cuộc đời con người thực sự khủng khiếp. Đồng thời, nhà văn cũng đặt một niềm tin vĩnh cửu vào những giá trị nhân văn vững bền: Con người có thể băng qua sự tàn khốc của số phận bởi cuộc đời còn có nhiều lòng tốt, sự từ tâm!

3.3.3 Kết hợp thủ pháp “đón trước” và “ngoái lại”.

Trong công trình khoa học Thời gian trong “Đi tìm thời gian đã mất”

của M.Proust, Tiến sĩ Đào Duy Hiệp đã khẳng định: Thời gian của việc kể chuyện có thể chậm hơn thời gian hư cấu khi nhà tiểu thuyết sử dụng thủ pháp nghệ thuật“đón trước”“ngoái lại”.

Nếu“đón trước” là cách kể trước sự kiện hoặc biến cố trong số phận nhân vật sẽ xảy ra bằng những yếu tố, tình tiết tiền định (Kiều gặp Đạm Tiên

báo mộng – “Truyện Kiều”; Juyliêng Xoren thấy chậu nước màu đỏ như máu

bởi tấm thảm nhung phản chiếu, sau này Juyliêng bị rơi đầu, máu đỏ như màu tấm thảm – “Đỏ và đen”) thì thủ pháp “ngoái lại” là sự hồi tưởng, hồi cố những chi tiết, tình tiết xảy ra trong quá khứ nhằm giải thích cho những sự kiện trong hiện tại, tạo nên một truyện kể thứ hai phụ thuộc vào truyện kể thứ nhất (đoạn kể về lai lịch Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao).

tục. Mặt khác, nó còn tạo nên tính hấp dẫn, lôi cuốn, góp phần biểu hiện tư tưởng chủ đề cho tác phẩm.

Trong tiểu thuyết Lê Lựu, sự “đón trước” này xuất hiện với tần số khá

nhiều: Ở Thời xa vắng, tính dự báo được nhà văn kí thác vào tâm sự của Sài,

Hương và cả trong lời dẫn chuyện. Khi hiểu nhầm Sài đã “yêu” vợ, Hương cố

tỏ ra lạnh lùng, tàn nhẫn, tránh mặt Sài khi anh lên Hà Nội thăm cô và cái cảm

giác ân hận: “Đến hai mươi mốt năm sau, cô còn ân hận về những giây phút

này”[42]. Còn với Sài, khoảnh khắc bừng ngộ về sự lọc lõi của Châu chỉ đến

với anh khi tổ ấm gia đình tan vỡ, song điều này đã được nhà văn “đón trước” ngay từ buổi hẹn hò đầu tiên: “Phải đến hàng chục năm sau anh mới có thể hiểu được những cô gái từng trải ở thành phố không bao giờ họ đến đúng giờ trong buổi hẹn hò khi anh chưa khiến tình yêu trong họ thành lửa khói mù mịt” [42, 232]. Sự vênh lệch giữa một cô gái Hà Thành trẻ tuổi mà lọc lõi, trải đời và một người đàn ông tỉnh lẻ tưởng như già dặn mà ngây ngô, tội nghiệp trong tình yêu và chính cả sự “choáng ngợp” của Sài trước “cô

bé” để rồi không chịu suy xét trước sau là những nguyên nhân dẫn đến sự đổ

vỡ của cuộc hôn nhân. Ngay trong thời điểm đám cưới rục rịch chuẩn bị,

những dự báo về sự tan vỡ đã xuất hiện: “Nếu như ông chánh án xử vụ li hôn

biết được hai bên gia đình vào những ngày này hẳn đã đỡ được bao nhiêu công phu điều tra và tốn giấy mực ghi hàng tập hồ sơ giữa lúc trẻ con còn thiếu giấy đi học” [42, 271]. Nhờ cách kể này mà nhà văn đưa người đọc thâm nhập sâu hơn vào câu chuyện, vừa phấp phỏng âu lo, vừa tò mò tiên đoán tương lai nhân vật, độc giả trở thành người đồng sáng tạo với nhà văn. Và một điều không thể phủ nhận được là với cách kể này, câu chuyện sẽ hấp dẫn, lôi cuốn hơn rất nhiều.

Trong Hai nhà, Lê Lựu cũng dự báo ở phần đầu truyện: “Đúng là hơn

Cụm từ “kẻ sống, người chết” đặt trong văn cảnh tác phẩm không được hiểu theo nghĩa tích cực, tốt đẹp một cách thông thường: Là sự gắn bó, sống chết

có nhau; mà phải hiểu theo cái nghĩa chua chát, đắng cay: cả hai người không

cònkhông thể nhìn mặt nhau, kẻ sống ê chề, người chết nhục nhã, mối quan hệ gắn bó tốt đẹp trước kia rút cục chỉ là một sự phỉ báng!

Có thể nói trong sáng tác của Lê Lựu, sự xuất hiện của các cụm từ chỉ

thời gian khá phổ biến như: “phải đến hàng chục năm sau”, “đến hai mươi

mốt năm sau”, “có thể hàng chục năm sau”, “ đúng là hơn mười năm sau”, “nếu như”, “giá như”,…có tác dụng “đón trước”, được chêm xen một cách khá thú vị trong mạch trần thuật khiến truyện trở nên linh hoạt, cảm xúc của

người đọc như cũng “nở phồng” theo diễn biến truyện. Tính tự nhiên, lôgic

và hợp lí của tác phẩm nhờ đó cũng được thiết lập chặt chẽ.

Nếu “đón trước” là thủ pháp nghệ thuật có khả năng giúp nhà văn phác

thảo những chi tiết, sự việc trong tương lai, “kéo giãn” thời gian khiến người

đọc có cảm giác sự kiện diễn tiến nhanh hơn thì “ngoái lại” là biện pháp nghệ thuật có khả năng cô đọng, dồn nén khiến thời gian như chậm lại thông qua sự hồi cố, hồi tưởng – nghĩa là nhà văn quay ngược lại quá khứ để lí giải, tìm hiểu sự việc hoặc để khắc họa nội tâm nhân vật hay để nhân vật tự chiêm nghiệm về chính mình.

Giang Minh Sài trong Thời xa vắng khi nhận ra sự lạc lõng của bản thân trong chính ngôi nhà của mình đã ân hận và thấm thía hơn về những gì

trải qua: “Giá ngày ấy em chỉ sống với tình cảm của mình, mình có thế nào

thì cứ sống thế, không sợ một ai, không chiều theo ý ai, sống hộ ý định người khác, cốt để đẹp mặt mọi người chứ không phải cho hạnh phúc của mình” [42,

33]. Cái “giá như” muộn mằn ấy là lời thức tỉnh của một con người đã trải

qua từ những thất bại này tới những mất mát khác “nửa đời đi yêu cái người

trai làng Hạ Vị ấy đã đau khổ và tiếc nuối mà thốt lên rằng: “Đừng ai như tôi giết chết tình yêu lúc hai mươi tuổi”. Quả thực đây là những khoảnh khắc lắng lại thực sự cần thiết để nhân vật suy tư, chiêm nghiệm, tự ý thức về chính mình. Tự ý thức là một trong những phương tiện quan trọng để con người vươn lên, thanh lọc tâm hồn và hoàn thiện nhân cách chính mình.

Với Núi, từng để “vuột” mất nhiều cơ hội quý giá để làm lại cuộc đời

thì sự “ngoái lại” càng giày vò, ám ảnh, đeo đẳng hắn: Hạnh phúc không chỉ

một lần mỉm cười và gõ cửa trái tim hắn. Núi đã từng có Hồng, một người phụ nữ nết na, chân thành, tháo vát, nhân hậu, yêu hắn thật lòng; nhiều người tốt cưu mang, giúp đỡ và cả đặt niềm tin vào sự hoàn lương của hắn. Nhưng

ôi chao! “Nếu như hắn không nhập nhằng tham lam. Nếu như hắn biết trời

không bao giờ cho ai tất cả , cho mãi. Cho cái này thì ắt phải lấy đi cái kia”

[51, 165]. Biết bao cái “nếu như” được đặt ra là bấy nhiêu sự tiếc nuối cho

cuộc đời hắn. Nếu quả thật hạnh phúc là một ảo ảnh xa vời như chiếc cầu vồng ngũ sắc – đẹp mà chẳng thể với tới, chẳng thể nắm giữ thì điều đó đúng với trường hợp của Phạm Quang Núi.

Hay cái giây phút tê tái ở trong tù đã hơn một lần “ngoái lại” khiến trái

tim hắn nhói đau: hắn nhớ lại cảnh tượng hai bố con vật vờ trong những buổi chiều sương mờ giăng tỏa, nhòa dần hai bên bờ sông Thương hay nằm lạnh

toát ở trên bờ sông Lấp mà “chợt rùng mình”, “lòng se thắt lại” [16, 285].

Những giây phút thức tỉnh đã “phục sinh” tâm hồn hắn khiến người đọc thấy hắn đáng thương hơn là đáng trách.

Còn với nhân vật bà Đất, một con người mà chỉ khi chết mới thực sự là mình, làm theo ý mình. Cuộc đời bà khi ngẫm lại mới thấy đầy những cái

“giá như” mà không bao giờ thực hiện được nữa: “Giá như bà cứ tự nhiên bước lên bục không cần ai dắt, giá như bà cứ nói những câu không ai xúi bẩy, giá như bà cứ làm việc gì thấy cần phải làm (…). Tất cả cái giá như ấy phải

có cái “giá như” bà đừng đẻ ra thằng con ấy. Bà đẻ ra nó thì bà chẳng còn gì riêng biệt, thành con người hiện diện như mọi người. Bà trở thành kẻ thất đức, giết chết tình yêu của mọi người dành cho bà là lẽ đương nhiên” [48, 341]. Sự lầm lạc của bà Đất rút cục đều xuất phát từ tình yêu thương, sự vun vén cho hạnh phúc của đứa con trai bất hiếu. Người phụ nữ khốn khổ ấy thật tội nghiệp. Lê Lựu đã thành công trong việc xây dựng nhân vật, khắc đậm trạng

huống: “con người – hai mặt”. Đây cũng là lối viết của Dương Hướng trong

Bến không chồng: Nguyễn Vạn cũng là kiểu nhân vật “con người – hai mặt”:

sống mực thước, vô cảm với vật chất tầm thường, giữ gìn phẩm chất của một quân nhân Điện Biên song đáy sâu tâm hồn con người này vẫn khao khát tình yêu và mái ấm gia đình. Trớ trêu thay, đến cuối đời, Vạn rơi vào một sai lầm không thể tha thứ: Hạnh – cháu dâu đã ngã vào vòng tay ông và Vạn đã không giữ nổi được sự thăng bằng…Phản ánh sự lầm lạc của con người qua nỗi dằn vặt, day dứt, các nhà tiểu thuyết muốn soi chiếu nhân vật ở nhiều bình diện, khía cạnh, thâm nhập sâu hơn vào những góc khuất tâm hồn, đồng cảm với bi kịch và đồng tình với khát vọng con người. Bởi những sai lầm ấy như

Nguyễn Khải nói: “Đã gọi là một kiếp người thì là buồn nhiều hơn, không chỉ

có thắng mà còn có bại, thường là bại nhiều hơn, không chỉ có đúng mà còn có lầm lẫn, thường là lầm lẫn nhiều hơn”.

3.3.4 Tổ chức thời gian trong sự kết hợp với không gian nghệ thuật.

Thời gian và không gian là hai khái niệm nghệ thuật thuộc về thi pháp học không tách rời nhau mà có mối quan hệ gắn bó và hô ứng lẫn nhau bởi

“Thời gian cũng là một chiều của không gian, và không gian cũng là một chiều của thời gian, không tách rời nhau được, mỗi vật luôn chuyển động cho nên chúng ta sống trong vũ trụ có bốn chiều mà chiều thứ tư là thời gian”

Không gian là cái hiện hữu cho thời gian vốn vô hình, khó tả; còn thời

gian lại là cái “phông nền” cho không gian hiện lên sống động hết màu, hết

nét. Bởi vậy, nhà nghiên cứu văn học Bakhtin đã nói lên mối quan hệ chặt chẽ

giữa hai khái niệm này bằng thuật ngữ “chronotope” (không – thời gian).

Khảo sát tiểu thuyết của Lê Lựu, chúng tôi nhận thấy: thời gian quá khứ được tổ chức gắn với không gian bình yên và vẻ đẹp nhân cách; thời gian hiện tại ngược lại gắn với không gian cuộc sống bi kịch, phá vỡ nhân cách; thời gian chậm gắn với không gian hẹp; thời gian gấp gáp đi cùng không gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lê lựu thời kỳ đổi mới (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)