Tổ chức thời gian trong sự kết hợp với không gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lê lựu thời kỳ đổi mới (Trang 92 - 110)

5. Cấu trúc luận văn

3.3 Cách thức biểu hiện thời gian nghệ thuật

3.3.4 Tổ chức thời gian trong sự kết hợp với không gian nghệ thuật

Thời gian và không gian là hai khái niệm nghệ thuật thuộc về thi pháp học không tách rời nhau mà có mối quan hệ gắn bó và hô ứng lẫn nhau bởi

“Thời gian cũng là một chiều của không gian, và không gian cũng là một chiều của thời gian, không tách rời nhau được, mỗi vật luôn chuyển động cho nên chúng ta sống trong vũ trụ có bốn chiều mà chiều thứ tư là thời gian”

Không gian là cái hiện hữu cho thời gian vốn vô hình, khó tả; còn thời

gian lại là cái “phông nền” cho không gian hiện lên sống động hết màu, hết

nét. Bởi vậy, nhà nghiên cứu văn học Bakhtin đã nói lên mối quan hệ chặt chẽ

giữa hai khái niệm này bằng thuật ngữ “chronotope” (không – thời gian).

Khảo sát tiểu thuyết của Lê Lựu, chúng tôi nhận thấy: thời gian quá khứ được tổ chức gắn với không gian bình yên và vẻ đẹp nhân cách; thời gian hiện tại ngược lại gắn với không gian cuộc sống bi kịch, phá vỡ nhân cách; thời gian chậm gắn với không gian hẹp; thời gian gấp gáp đi cùng không gian rộng và ngược lại thời gian nhanh - không gian hẹp; thời gian ngưng đọng - không gian tan loãng.

* Thời gian quá khứ gắn với cuộc sống bình yên và vẻ đẹp nhân cách. Quá khứ là sự khởi nguồn cho hiện tại. Với các nhân vật như Sài, Tâm, bà Hiêu Đất thì quá khứ luôn là thời điểm tươi đẹp, sáng trong, đáng tự hào nhất trong cuộc đời. Quá khứ của bà Đất là một cô gái mười tám, vẻ đẹp rực rỡ tựa tiên sa, không chỉ đàn ông thèm muốn mà đàn bà cũng mê mẩn. Đất được khen ngợi, xuýt xoa, ngưỡng mộ, cô có quyền mơ ước như bất cứ người con gái nào làng Cuội. Vùng kí ức tươi đẹp ấy gắn với không gian thanh bình,

yên ả của những buổi chiều trên sông làng Cuội “Tiếng cười, tiếng nói cứ vỡ

ra dập dềnh, sóng sánh”, có khi tụ lại trong cái không gian nhỏ hẹp mà gợi cảm là làn da mịn màng và khuôn ngực rập rờn sóng nước của cô Đất.

Các nhân vật Sài, Tâm, Núi cũng từng có một quá khứ khá yên ả: thành đạt, lương thiện, có niềm tin vào bản thân, có lẽ sống cao đẹp,… nhưng sự xô đẩy của cuộc đời và cả sự lầm lạc của bản thân khiến họ luôn phải đối mặt với những bất hạnh, bi kịch, sự đổ vỡ…

* Thời gian hiện tại gắn kết với không gian cuộc sống bi kịch, phá vỡ nhân cách.

Văn chương chân chính tự cổ chí kim đều đặt ra vấn đề thân phận con người trong dòng chảy thời gian vô thủy vô chung, trong không gian vô cùng, vô tận với tất cả niềm vui, nỗi buồn, sự được - mất, sự hẩm hiu, bất hạnh, những đắng cay, thất bại, sự ngộ nhận, lầm lạc…Thế giới nhân vật của Lê Lựu hầu hết là những con người bi kịch: cuộc sống của họ quả có những niềm vui nhưng vô cùng ít ỏi và ngắn ngủi so với những bất hạnh và nỗi giày vò lê thê, chất chồng. Cả Sài, Tâm, Núi và bà lão Đất về một phương diện nào đó đều là những con người của bi kịch tha hóa: hoặc là sự tha hóa trong lối sống, quan niệm sống; hoặc tha hóa trong hành động.

Trước những người vợ từng trải, lọc lõi, sắc sảo, nanh nọc, Sài và Tâm trở nên nhịn nhục, nhu nhược, nhát sợ. Chính tâm lí của một anh trí thức tỉnh lẻ khiến họ luôn cảm thấy thua thiệt, lép vế, cứ “xuống nước” dần để các cô

vợ lấn lướt, qua mặt, thậm chí ngang nhiên “cắm sừng” chồng. Tâm rất sợ to

tiếng trong nhà và gương mặt nặng đến “tạ sáu, tạ bảy” của Linh Anh; Sài

không có ý định xé đôi hạnh phúc thêm một lần nữa song càng cố “kê bằng” cái hạnh phúc vợ chồng thì càng thấy nó bấp bênh. Hơn một lần Sài thèm cái không khí hạnh phúc, vui vẻ của những gia đình hàng xóm mà anh chẳng bao giờ có được. Cả hai nhà trí thức bị cuốn vào cái vòng xoáy của những công việc nội trợ: Rửa bát, lau nhà, xếp hàng hứng nước, mua gạo, pha sữa, thay tã cho con, giặt giũ, nấu cơm, bơm xe…lặp đi lặp lại như một vòng tròn luẩn quẩn chẳng bao giờ chấm dứt. Họ thon thót giật mình bởi tiếng chì chiết hay cái nguýt mắt của vợ để rồi lại vênh vang, mãn nguyện, sung sướng khi được

“ban phát”, bố thí cho “chút tình vụn” thừa thãi. Lối sống ấy khiến Sài và Tâm đánh mất mình tự lúc nào không hay: xao nhãng trách nhiệm với anh em họ mạc, với đồng nghiệp, chẳng còn thời gian để uống một chén trà khi bạn tới chơi vì còn tranh thủ giặt tã, nhặt rau, nấu cơm, khiến ai cũng cảm thấy ái ngại (trước đây Sài vốn hết lòng với bạn bè). Sài còn sẵn sàng mắng chửi cay

nghiệt đứa cháu gái chăm chỉ, ngoan ngoãn để vợ thỏa mãn và dù “tức nghẹn người” nhưng chẳng dám to tiếng với vợ. Sự nhún nhường ấy lại tạo ra một

cái cớ, một thói quen để những cô vợ đối xử với chồng chẳng khác gì “một

thằng làm thuê ở đầu đường” [52, 29].

Sự tha hóa của Núi từ một đứa trẻ chăm ngoan, học giỏi, chưa một lần biết nói dối trở thành tên tội phạm đã 5 lần vào tù. Không chỉ ăn cắp tiền bạc, hắn còn ăn cắp cả tình thương của mọi người. Sự xuất hiện của hắn khiến mọi người cảm thấy bất an. Hắn cứ trượt dài trên con đường tha hóa, đã bao lần muốn rút chân khỏi vũng lầy tội lỗi, khao khát được sửa chữa thì bấy nhiêu lần lại “Ngựa quen đường cũ”. Nhà tù là nơi trừng phạt hắn nhưng cũng chính là nơi thức tỉnh lương tâm, gọi dậy lương tri và giúp hắn trở về cuộc đời lương thiện.

Thông qua sự vận động của thời gian và sự đổi thay của không gian nghệ thuật, Lê Lựu dường như muốn phản ánh sự nghiệt ngã của kiếp người dâu bể: Chính sự tác động của môi trường sống không thuận lợi và những thói quen cố hữu, những quan niệm sống lệch lạc, méo mó, sự thỏa hiệp dễ dãi của con người trước hoàn cảnh sống là những nguyên nhân quan trọng khiến các nhân vật rơi vào bi kịch.

*Quan hệ tương đồng và tương phản giữa không gian và thời gian nghệ thuật:

Nếu không gian nghệ thuật là những lát cắt của hiện thực đời sống thì thời gian chính là những đường viền bao xung quanh lát cắt ấy. Vận dụng thao tác của thi pháp học, chúng ta có thể chia không gian và thời gian thành nhiều kiểu loại: thời gian dài - ngắn, nhanh - chậm…; không gian cao - thấp, rộng - hẹp… Khảo sát tiểu thuyết Lê Lựu, chúng tôi nhận thấy những phạm trù thời gian và không gian được gắn kết tương đồng hoặc tương khắc: tương ứng với không gian hẹp là thời gian chậm, không gian rộng đi liền với

thời gian sự kiện nhanh chóng, gấp gáp và ngược lại thời gian nhanh – không gian hẹp; thời gian ngưng đọng - không gian tan loãng.

- Mối quan hệ tương đồng:

Trong không gian nhỏ hẹp của căn phòng tập thể của cặp vợ chồng Sài Châu, Tâm - Linh Anh, thời gian như chậm lại, dàn trải, lê thê bởi bao xung đột, mâu thuẫn gia đình thường xuyên xảy ra. Bốn năm chung sống là khoảng thời gian ngắn ngủi của một cuộc hôn nhân, vậy mà vợ chồng Sài có tới

“ mười chín lần nấu riêng và mười một lần một trong hai bên bỏ nhà ra đi”

[42, 329] như trong biên bản tổng kết của ông chánh án. Mâu thuẫn hình thành từ những chuyện tưởng như vặt vãnh: thói quen tọa tệch, đểnh đoảng của Sài; sự khác biệt trong lối sống… Tất cả tích tụ thành một khoảng cách lớn mà cứ càng cố rút ngắn thì càng trở nên xa vời. Cảm giác thời gian càng chậm lại, không gian càng thu nhỏ khi Châu sinh đứa con đầu lòng. 196 ngày vợ ở cữ là bấy nhiêu ngày Sài sống trong một chu trình khép kín của hàng núi công việc: Đun nước, tráng rửa chai lọ pha sữa cho con, chăm sóc vợ bằng một thực đơn đặc biệt, giặt quần áo tã lót cho cả nhà, xếp hàng…Sài như một cỗ máy đều đặn từ 4 giờ sáng đến 1giờ 30 phút hoặc 2 giờ sáng. Khái niệm ngày – đêm với Sài như chẳng còn phân biệt được nữa. Hơn sáu tháng trời mà Sài như già đi hàng chục tuổi, nhom nhem và bê tha như một gã xích lô đạp xe trước cửa ga.

Không gian căn phòng 14m2

của vợ chồng Tâm cũng luôn “bùng nổ”

những xích mích, kì kèo nhau “lắm khi anh có cảm giác như sự gá buộc tạm

bợ có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào”[52, 52]. Thời gian với Tâm cũng là sự đo đếm những công việc nối tiếp nhau giống Sài. Thành thử thời gian dành cho việc viết báo cứ co rút lại dần nhường chỗ cho việc trực nước đêm, xếp hàng, giặt quần áo, ninh xương, quét nhà… như những vòng tròn tẻ nhạt, đơn điệu tưởng như chẳng bao giờ chấm dứt.

Với kiểu kết hợp không gian nhỏ hẹp với thời gian chậm chạp, Lê Lựu đem đến cho người đọc cảm giác về một cuộc sống ngột ngạt, nặng nề. Đây cũng là mô hình kết hợp quen thuộc trong sáng tác của Nam Cao: căn phòng của giáo Thứ, của vợ chồng Hộ, vợ chồng Điền…Đó không đơn giản là không gian sinh tồn mà còn mang ý nghĩa biểu tượng về một cuộc sống tù đọng, bế tắc, không lối thoát, nó không còn là không gian hạnh phúc mà thực sự là một thế giới địa ngục. Các nhà văn như muốn dự báo về một sự đổ vỡ tất yếu sẽ xảy ra.

Nếu không gian hẹp gắn kết với thời gian chậm thì không gian rộng lại

tương ứng với thời gian sự kiện nhanh chóng, gấp gáp. Trong “Thời xa vắng”

không gian trải rộng từ làng Hạ Vị tới chiến trường và cuối cùng là Hà Nội theo hành trình số phận của cuộc đời Sài, tương ứng là những sự kiện xảy ra liên tục: Sài bị ép lấy vợ khi chỉ mới 12 tuổi, cự tuyệt nhưng không thành, yêu Hương nhưng không vượt qua được hàng rào dư luận, học giỏi thi đỗ cấp III nhưng lại tự nguyện đi bộ đội để trốn chạy hôn nhân, đi B và trở thành dũng sĩ, vừa đi bộ đội vừa hoàn thành chương trình cấp III và đại học, yêu Châu, kết hôn nhanh, cũng nhanh chóng nhận ra sự cọc cạch và lại li hôn.

Trong “Sóng ở đáy sông”, không gian cũng trải rộng theo những

thăng trầm của cuộc đời Núi: từ ngôi nhà hai tầng với cửa kính màu xanh ở thành phố tới vùng nông thôn quê ngoại đầy hủ tục; từ chợ Sắt, bến Bính, chợ cố đạo, bến ga, bến tàu Hải Phòng tới vườn hoa công viên Hà Nội; từ Hà Bắc, Lạng Sơn, Quảng Ninh, nơi hắn đi móc túi nuôi con đến Bắc Giang, Núi đi tìm mẹ cho đứa con đỏ hỏn…nơi nào cũng để lại dấu vết cuộc đời tù tội, nhọc nhằn của hắn. Chưa hết: cứ vào tù, được tha, hắn lại phải vào tù, lặp đi lặp lại với những hình phạt lần sau tăng hơn lần trước. Không gian rộng và thời gian sự kiện nhanh chóng, gấp gáp có tác dụng nhấn mạnh sự đổi thay lớn lao trong số phận của con người, mặt khác, nó còn gợi ra cảm giác bất an, vô biên

đối với nhân vật. Kiến tạo sự kết hợp này, Lê Lựu như muốn khẳng định: dù là người thành đạt hay bình thường, là dũng sĩ hay kẻ tù tội cũng có điểm chung gặp gỡ - bi kịch, đó là điểm kết nối các nhân vật của ông.

- Mối quan hệ tương phản:

Ngoài mối quan hệ tương đồng, tiểu thuyết Lê Lựu còn tạo dựng sự tương phản giữa không gian và thời gian nghệ thuật: thời gian dài nhưng

không gian hẹp, trái lại, thời gian ngắn nhưng không gian “nở phồng”, rộng

mở.

Trong không gian nhỏ hẹp của làng Cuội mà chứa chất bao chuyện đời đẫm nước mắt: chuyện về cuộc đời bà Đất (từ lúc là một cô gái 18 tuổi trẻ đẹp cho đến khi trở thành một cái xác trôi dạt về chính mảnh đất chôn rau cắt rốn), chuyện về Việt Minh về làng thời tiền khởi nghĩa, rồi sự kiện Cách mạng tháng Tám sôi động, cải cách ruộng đất với bao sai lầm không thể sửa chữa… Các sự kiện lịch sử được khai thác dưới góc nhìn tâm lí nên các trang viết của Lê Lựu ăm ắp hơi thở của cuộc sống.

Nhân vật Tâm trong cái khoảnh khắc ngắn ngủi khi nhận ra một sự thật khắc nghiệt: cả hai đứa con mà anh yêu thương, chăm sóc bấy nay đều không phải là con mình, Tâm đã đau đớn tột cùng hồi tưởng mà như thấy trước mặt mình cảnh tượng ôm con trong không gian mưa bão, trong đêm sương muối, trong lửa cháy, trong bệnh viện. Không gian như tan loãng trong

cái nhìn tâm tưởng của nhân vật: “Anh ôm con vào lòng đi trong mưa bão,

trong đêm sương muối, vấp bật móng chân không biết đau, và những trưa nắng như lửa cháy đến cấp cứu ở hầu hết các bệnh viện Hà Nội” [52, 185]. Thời gian như ngưng đọng trong xúc cảm triền miên của nhân vật. Sự hiện hữu của thời gian tâm lí tương ứng với không gian tâm tưởng là cách thức tổ chức kết hợp phổ biến không chỉ trong tiểu thuyết của Lê Lựu mà còn có mặt

những không – thời gian khác nhau, nhà văn có điều kiện soi chiếu số phận, tính cách nhân vật và bức tranh hiện thực một cách đầy đủ với cái nhìn toàn diện.

Như vậy, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới là một trong những phương thức nghệ thuật hữu hiệu góp phần tạo dựng một thế giới hình tượng sống động, phong phú, đa sắc màu: Có thời gian hiện thực (gắn với các biến cố của lịch sử dân tộc), có thời gian tâm lí; khi thời gian “tuần tự nhi tiến”, lúc gấp khúc, đảo ngược; khi chậm, lúc nhanh phụ thuộc vào cảm nhận của nhân vật và điểm nhìn của nhà văn. Gắn kết với thời gian là không gian khi khép hẹp, lúc mở rộng, tan loãng… Sự kết hợp giữa hai phạm trù không gian, thời gian trong tác phẩm gắn chặt với diễn biến tâm lí nhân vật, vừa đóng chức năng phản ánh hiện thực đời sống bộn bề, vừa khơi sâu thế giới tâm hồn phức tạp của con người, đồng thời cũng góp phần bộc lộ sự tài năng của người nghệ sĩ.

PHẦN KẾT LUẬN

Qua quá trình khảo sát các tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới, trên cơ sở kết quả đã nghiên cứu, trình bày trong các chương của luận văn, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1. Lê Lựu đã có những đóng góp quan trọng cho tiểu thuyết thời hậu chiến và đương đại. Trong bối cảnh của thời kì lịch sử khi chiến tranh kết thúc, xã hội có nhiều đổi thay, đường lối đổi mới của Đảng đề ra trong Đại hội Đảng VI (1986) với chủ trương dân chủ hóa văn học, Lê Lựu đã cảm nhận sớm nhất, sâu xa nhất tận máu thịt mình cái yêu cầu bức bách sống còn của công cuộc trở dạ nọ, và lặng lẽ, âm thầm, khiêm nhường mà cực kì dũng cảm, kiên định đi vào con đường đầy chông gai và hiểm nguy đó . Lê Lựu đến với văn học bằng thể loại truyện ngắn nhưng tiểu thuyết lại làm nên tên tuổi của

nhà văn vùng đồng bãi Châu thổ Sông Hồng này. Bắt đầu từ Thời xa vắng,

nhà văn đã trở thành một hiện tượng văn học, làm tốn không ít giấy mực của giới nghiên cứu, phê bình văn học và với công chúng mến mộ văn chương hiện đại. Từ cái dấu son đỏ chấm trên con đường văn nghiệp ấy, Lê Lựu đã

“trình làng” khá nhiều tác phẩm: Chuyện làng Cuội, Sóng ở đáy sông, Hai

nhà…đề cập đến những vấn đề nhạy cảm và nhức nhối của đời sống xã hội và

gia đình. Với gần 40 năm sáng tác, bằng sự trăn trở kiếm tìm, bằng sự nỗ lực sáng tạo của một cây bút đầy trách nhiệm trước cuộc đời, Lê Lựu đã tạo được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lê lựu thời kỳ đổi mới (Trang 92 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)