2.2.2 .Sơ đồ tổ chức hiện nay của Trường ĐHLNVNCS2
2.2.6. Chất lượng đào tạo
tiến sỹ 34 người chiếm 25,8% chưa đạt chuẩn. Nhà trường chưa có kế hoạch cụ thể để phát triển cân đối đội ngũ GV có trình độ thạc sĩ và tiến sỹ.
Đa số giảng viên của trường đã được đào tạo phương pháp sư phạm bậc 2 (121 người chiếm 91,7%), số GV chưa được đào tạo phương pháp sư phạm chủ yếu là những GV mới xin thử việc và hợp đồng lao động 1 năm. Có 115 giáo viên giảng dạy đúng chuyên ngành tốt nghiệp, có 11 giáo viên không giảng dạy đúng chuyên ngành tốt nghiệp, trong đó 7 GV được bổ túc thêm về chuyên ngành đang giảng với hình thức đào tạo chính quy; không chính quy và đào tạo ngắn hạn là 4 GV.
Phương pháp giảng dạy lý thuyết được đội ngũ GV sử dụng nhiều nhất vẫn là phương pháp truyền thống thầy truyền thụ, trò tiếp thu kiến thức một chiều với 74/126 chiếm 58,7%, giảng viên sử dụng phương pháp giảng thực hành nhiều nhất là hướng dẫn kèm cặp 52/126 chiếm 41,3% . Phương tiện sử dụng nhiều nhất trong dạy học lý thuyết là dùng bảng đen và viết phấn, các phương tiện dạy học hiện đại khác như Overhead, Slide vẫn ít được sử dụng, do cơ sở vật chất thiếu và trình độ sử dụng của một số giảng viên còn hạn chế. Vật liệu dạy học được sử dụng nhiều nhất trong dạy lý thuyết là sách giáo khoa 50% , bài giảng 32%.
Đội ngũ cán bộ, GV đã góp phần thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của nhà trường, có những đóng góp quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Đồng Nai và cả nước.
Đội ngũ cán bộ GV vừa thiếu (do quy mô đào tạo tăng nhanh) vừa yếu do ít có điều kiện nâng cao trình độ, năng lực thực tế vừa thiếu động lực NCKH, còn thụ động, trông chờ ỷ lại do ảnh hưởng của thời kỳ kinh tế chỉ huy, chưa có ý chí vươn lên trong học tập, sáng tạo đi tìm cái mới. Phần lớn GV mới chú ý đến thực hiện số lượng giờ giảng, chưa coi việc NCKH, đi thực tế, tạo mối quan hệ với DN và cơ sở sản xuất kinh doanh là yêu cầu tự thân để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn.
Do số tiết giảng nhiều (bình quân vượt giờ trên 200 tiết/người) nên GV chưa quan tâm đến công tác NCKH, chỉ giảng dạy theo giáo trình cũ, dạy những gì đã có, đã học được, nên kiến thức lạc hậu, xa rời thực tiễn, tính cập nhật kém. GV chưa chú trọng đi thực tế, nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, khả năng giao tiếp,
Một trong những điều kiện hàng đầu để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy là điều kiện và phương tiện giảng dạy. Do đó nhà trường đang có kế hoạch đầu tư nâng cấp dần phương tiện dạy học, giảng đường, xưởng thực hành, phòng thí nghiệm không chỉ cho quá trình dạy học trên lớp mà có giảng đường, mạng Internet cho HSSV tự học. Để giúp cho người học tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm và thái độ cần phải thay đổi lối dạy cũ, giảng viên với viên phấn trong tay thuyết giảng những kiến thức một chiều trên bảng, gây nhàm chán, HSSV tiếp thu kiến thức một cách thụ động.
Trang thiết bị cho công tác thực hành thực tập đang hướng tới đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động về trình độ tay nghề của HSSV và khả năng thích ứng với các công nghệ hiện tại. Việc đầu tư máy móc thiết bị có những khoản đầu tư lớn và dài hạn, trong khi ngân sách của nhà trường còn hạn hẹp (Khoảng 8 tỷ/năm tài chính). Việc huy động các nguồn vốn từ bên ngoài là rất quan trọng, giúp cho nhà trường đạt được mục tiêu, đồng thời góp phần thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện nay chưa sát với nhu cầu của DN, đặc biệt là về kỹ năng, tác phong công nghiệp của lao động cũng chưa được thiết kế theo tiêu chuẩn công nghiệp. NT chưa chủ động trong việc phối hợp với các DN để tiếp nhận thông tin phục vụ đào tạo; chưa có kênh thông tin để kết nối DN với NT và cơ quan quản lý lao động địa phương; Các phương pháp dạy và học còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành gây thụ động cho người học. Hơn nữa, hệ thống máy móc thực hành trong NT là những máy móc cũ, lạc hậu. Giữa chương trình và phương pháp đào tạo của NT , thường còn một khoảng cách khá xa so với thực tiễn sản xuất kinh doanh của DN cũng như yêu cầu của xã hội.
Tóm lại thông qua các số liệu điều tra tổng thể về NT với chất lượng đạt yêu cầu nhưng ở mức độ thấp, nguồn nhân lực hạn chế về số và chất lượng, cơ sở vật chất trang thiết bị yếu kém, nội dung chương trình đào tạo chưa gắn với yêu cầu của doanh nghiệp để tiến tới nâng cao chất lượng NT có một quá trình phấn đấu lâu dài, thì việc liên kết đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ với các DN là nhu cầu
Lực lượng lao động lành nghề là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia dựa trên sự phát triển của sản xuất. Chúng ta đang sống trong một thế giới mà sự thay đổi diễn ra từng ngày, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật thúc đẩy sản xuất phát triển. Vô số các công nghệ, kỹ thuật mới, các loại vật liệu mới được ứng dụng vào sản xuất đòi hỏi người lao động phải được đào tạo ở những trình độ lành nghề nhất định.
2.3.1. Tiềm lực của một số doanh nghiệp
1. Công ty TNHH đồ gia dụng Ngọc Sinh
- Chuyên sản xuất các loại gỗ gia dụng địa chỉ: Đường số 9, KCN Sông Mây, huyện Trảng Bom, tỉnh Đ.Nai. Số lượng lao động 650người. Trong đó Cao đẳng trở lên 82 người, Công nhân kỹ thuật và trung cấp 109 người, Lao động phổ thông 459 người.
- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: + Tổng diện tích Đất: 23.450 m2 + Nhà xưởng: 03 xưởng 6.455m 2
+ Thiết bị: Súng bắt vis tự động, Súng bắn đinh, Máy chà nhám tròn, Súng bắt vis, Cưa bàn trượt , Cưa bàn trượt (nghiêng 45, máy quấn màng pe, máy đai niềng thùng, máy rút màng co bs - 650 , Máy Cưa Lạng Đứng - Verti, Máy Cắt Phay 2 Đầu Đẩy Tay Máy Cưa Khung Nhiều Lưỡi-Máy ép mùn cưa
+ Vốn đầu tư : 2.500.000 USD , vốn điều lệ 1.000.000USD
- Nhu cầu nhân lực: 79người- chuyên ngành lâm sinh, Kế toán, quản trị kinh doanh, Đại học12 người, Trung cấp38 người : Công nhân kỹ thuật 29 người.
2/ Công ty TNHH Nghĩa Kỳ.
- Chuyên sản xuất, mua bán các sản phẩm gỗ từ nguồn nguyên liệu gỗ cao su, gỗ rừng trồng và gỗ nhập khẩu. khu phố 8, phường Long Bình, Biên Hòa, Đồng Nai. Số lượng lao động 250 người. Trong đó Cao đẳng trở lên 24 người, Công nhân kỹ thuật và trung cấp 35 người, Lao động phổ thông 201 người.
- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: + Tổng diện tích Đất: 18.550 m2
+ Thiết bị: Máy chuốt tròn, Máy chuốt chốt, Máy Bào 4 Mặt , Máy Bào 2 Mặt , Máy Bào 4 Mặt Mini , Máy BàoThẫm , Máy cắt phay 2 đầu tự động kẹp hơi , Máy Cắt Phay 2 Đầu Đẩy Tay Kẹp Hơi, Súng bắn đinh,Cưa bàn trượt, Máy ép mùn cưa
- Tiềm lực tài chính :
+ Vốn đầu tư : 1.900.000 USD , vốn điều lệ 800.000USD
- Nhu cầu nhân lực: 45 người- chuyên ngành lâm sinh, Kế toán, quản trị kinh doanh, Đại học 5 người, Trung cấp18 người : Công nhân kỹ thuật 22 người.
3/ Công ty TNHH Diing Jyuo Việt Nam.
- Chuyên Sản xuất gia công các sản phẩm gỗ gia dụng. Đường số 3, KCN Tam Phước, Biên Hòa – Đ.Nai. Số lượng lao động 500 người. Trong đó Cao đẳng trở lên 49 người, Công nhân kỹ thuật và trung cấp 69 người, Lao động phổ thông 382 người.
- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: + Tổng diện tích Đất: 32.500 m2 + Nhà xưởng: 02 xưởng 9.520m 2
+ Thiết bị: Máy chuốt tròn, Máy chuốt chốt, Máy Bào 4 Mặt , Máy Bào 4 Mặt Mini, Máy BàoThẫm , Máy cắt phay 2 đầu tự động kẹp hơi , Máy Cắt Phay 2 Đầu Đẩy Tay Kẹp Hơi , Máy Cắt Phay 2 Đầu Đẩy Tay . Súng bắn đinh,Cưa bàn trượt, Máy ép mùn cưa, máy ép cong cao tầng dùng cho mdf, ván lạng và gỗ. máy cưa rong nhiều lưỡi trên, máy cưa rong lưỡi dưới, máy cưa rong lưỡi trên, máy cưa lọng chỉ, máy cưa nghiêng bàn, máy cưa đu, máy cưa nghiêng trục ( có bàn trượt), máy cưa khung nhiều lưỡi, máy cưa lạng ngang, máy cưa lạng đứng, máy ép mùn cưa.
- Tiềm lực tài chính :
+ Vốn đầu tư : 3.500.000 USD, vốn điều lệ 9.200.000USD
- Nhu cầu nhân lực: 58 người- chuyên ngành lâm sinh, Kế toán, quản trị kinh doanh, Đại học10 người, Trung cấp 22 người : Công nhân kỹ thuật 26 người.
trở lên 153 người, Công nhân kỹ thuật và trung cấp 310 người, Lao động phổ thông 1937 người.
- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: + Tổng diện tích Đất: 45.500 m2 + Nhà xưởng: 06 xưởng 19.520m 2
+ Thiết bị: Máy chuốt chốt, Máy Bào 4 Mặt, Máy Bào 2 Mặt, Máy cắt phay 2 đầu tự động kẹp hơi, Súng bắn đinh,Cưa bàn trượt, Máy ép mùn cưa, máy ép cong cao tầng dùng cho mdf, ván lạng và gỗ. máy cưa rong nhiều lưỡi trên, máy cưa rong lưỡi dưới, máy cưa rong lưỡi trên, máy cưa lọng chỉ, máy cưa nghiêng bàn, máy cưa đu, máy cưa nghiêng trục ( có bàn trượt), máy cưa khung nhiều lưỡi, máy cưa lạng đứng, máy ép mùn cưa, máy khoan 6 đầu nhiều mũi ( 4 đứng và 2 ngang), máy khoan 3 đầu nhiều mũi ( đứng và ngang), máy khoan ngang nhiều mũi, máy khoan lắc nhiều đầu, máy làm mộng oval âm nhiều đầu, máy làm mộng oval âm, máy làm mộng mang cá ( đuôi ép), máy làm mộng oval dương, máy làm mộng oval dương 2 đầu tự động, máy đánh mộng finger tự động thủy lực.
- Tiềm lực tài chính :
+ Vốn đầu tư : 8.500.000 USD , vốn điều lệ 1.300.000USD
- Nhu cầu nhân lực: 105 người- chuyên ngành lâm sinh, Kế toán, quản trị kinh doanh, Đại học17 người, Trung cấp 32 người : Công nhân kỹ thuật 56 người. 5/ Cty TNHH Nhẫn bao bì Vina Úc.
- Chuyên sản xuất bao bì giấy carton, bao bì nhựa In trên bao bì các loại. Mua bán nhẫn và bao bì địa chỉ: Khu công nghiệp Tam Phước, Biên Hòa - Đồng Nai. Số lượng lao động 118 người. Trong đó Cao đẳng trở lên 19 người, Công nhân kỹ thuật và trung cấp 48 người, Lao động phổ thông 51 người.
- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: + Tổng diện tích Đất: 18.500 m2 + Nhà xưởng: 02 xưởng 4.520m 2
+ Thiết bị: Máy chuốt chốt, Máy Bào 2 Mặt, Máy cắt phay 2 đầu tự động kẹp hơi, Súng bắn đinh, Cưa bàn trượt, Máy ép mùn cưa, máy cưa rong nhiều lưỡi trên, máy
máy khoan 3 đầu nhiều mũi ( đứng và ngang), máy làm mộng oval âm nhiều đầu, máy làm mộng oval âm, máy ghép dọc 2 bước.
- Tiềm lực tài chính :
+ Vốn đầu tư : 1.200.000 USD , vốn điều lệ 400.000USD
- Nhu cầu nhân lực: 32 người- chuyên ngành lâm sinh, Kế toán, quản trị kinh doanh, Đại học 04 người, Trung cấp 12 người : Công nhân kỹ thuật 16 người. 6/ Doanh nghiệp tư nhân Toàn Tâm.
- Chuyên Sản xuất Chế biến gỗ địa chỉ: Khu công nghiệp Tam Phước, Biên Hòa - Đồng Nai. Số lượng lao động 120 người. Trong đó Cao đẳng trở lên 16 người, Công nhân kỹ thuật và trung cấp 46 người, Lao động phổ thông 58 người.
- Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: + Tổng diện tích Đất: 17.500 m2 + Nhà xưởng: 02 xưởng 4.200m 2
+ Thiết bị: Máy chuốt chốt, Máy Bào 2 Mặt, Máy BàoThẫm, Máy cắt phay 2 đầu tự động kẹp hơi, Súng bắn đinh, Cưa bàn trượt, Máy ép mùn cưa, máy cưa rong nhiều lưỡi trên, máy cưa lọng chỉ, máy cưa đu, máy khoan 6 đầu nhiều mũi ( 4 đứng và 2 ngang) , máy khoan 3 đầu nhiều mũi ( đứng và ngang), máy làm mộng oval âm nhiều đầu, máy làm mộng oval âm, máy router lưỡi dưới , máy tupi 1 trục, máy đánh mộng , dây chuyền finger tự động, máy mài dao, máy chép hình ngoài.
- Tiềm lực tài chính :
+ Vốn đầu tư : 1.100.000 USD , vốn điều lệ 300.000USD
- Nhu cầu nhân lực: 33 người- chuyên ngành lâm sinh, Kế toán, quản trị kinh doanh, Đại học 03 người, Trung cấp 12 người : Công nhân kỹ thuật 18 người. 2.3.2. Kết quả phỏng vấn:
Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà quản lý tiêu biểu trên địa bàn và những người có trách nhiệm, công chức nhà trường và địa phương.
gỗ, kế toán doanh nghiệp, Lâm sinh.
- 8/20 doanh nghiệp đã có liên kết, đây là doanh nghiệp phát triển bền vững mở rộng mối quan hệ, hợp tác tạo sự thịnh vượng.
- 2/20 có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao .
- 15/20 cho rằng việc liên kết đào tạo nhà trường - doanh nghiệp là cần thiết và sẵn sàng hợp tác toàn diện với nhà trường trên cơ sở hai bên cùng có lợi về đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ để phát huy tiềm năng công nghệ, cơ sở vật chất, chuyên gia thực hành của doanh nghiệp.
- 17/20 cho biết chưa từng thiết lập mối quan hệ với nhà trường.
- 2/20 cho rằng không cần thiết, nếu để HSSV thực tập sẽ gây khó khăn cho quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- 1/20 chưa nghĩ đến vì công việc quá bận.
Bàn luận kết quả: Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy các nhà lãnh đạo doanh
nghiệp nhận thức việc liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết (17/20 đồng tình), nhu cầu đặt hàng nhân lực là rất cao (18/20 đồng tình) nhưng nhà trường và doanh nghiệp vì nhiều lý do chưa tiếp xúc, liên kết được với nhau.
2.3.3. Khả năng huy động nhân lực và cơ sở hạ tầng doanh nghiệp vào đào tạo nhân lực của Nhà trường.
Hiện nay, chưa có thể chế chính thức để ràng buộc giữa nhà trường và doanh nghiệp. Học kỳ cuối của năm thứ tư sinh viên đi thực tập ở các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước. Sinh viên thì tự tìm nơi thực tập cho mình. Nếu không tìm ra thì Khoa chuyên ngành có nhiệm vụ tìm kiếm cho sinh viên của mình, chủ yếu dựa vào sức mạnh của sự quen biết hay học trò cũ của mình. Sau thời gian thực tập sinh viên viết chuyên đề tốt nghiệp và có xác nhận của cơ quan thực tập về thời gian thực tập và chất lượng của chuyên đề. Công việc này có tính chất tự phát, không hệ thống, chủ yếu là cấp cơ sở. Thậm chí, có những nơi mà GV hướng dẫn không đến cơ quan thực tập của sinh viên. Mối liên hệ giữa NT và DN ngày một lỏng lẽo. Bên cạnh đó, một số cơ quan thực tập cũng không muốn cho sinh viên tham khảo tình hình hoạt động của mình. Nếu không liên kết giữa NT và DN, thì sinh viên thiếu kiến thức thực tiễn và kinh nghiệm, cũng như khả năng thích ứng.
Hiện nay, Nhà trường đang liên kết với 06 công ty, doanh nghiệp. Việc hợp tác với nhà trường được triển khai từ tháng 9/2010, ký kết bản ghi nhớ, cam kết hỗ trợ kinh phí trong các chương trình đưa SV đi thực tập hàng năm, trao học bổng cho các SV xuất sắc, tuyển dụng SV mới… Đồng thời cử các kỹ sư hướng dẫn thực hành, kỹ năng làm việc, giải đáp các thắc mắc… Phối hợp với NT đưa ra các đề tài NCKH để các SV đăng ký tham gia. GV ở NT với các kỹ sư trưởng của các công ty