Điều kiện để nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới liên kết nhà trường với doanh nghiệp theo mô hình dự án nhằm nâng cao chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 68 - 69)

2.2.2 .Sơ đồ tổ chức hiện nay của Trường ĐHLNVNCS2

3.1. Điều kiện để nâng cao chất lượng

Chất lượng đào tạo là một yếu tố sống còn của bất kỳ cơ sở đào tạo nào. Nó không chỉ là điều kiện cho sự tồn tại mà còn là cơ sở cho việc xác định uy tín, “thương hiệu” của một cơ sở đào tạo, là niềm tin của người sử dụng “sản phẩm” được đào tạo và là động lực của người học. Chính vì lẽ đó, việc quan tâm đến chất lượng đào tạo – đặc biệt ở bậc Đại học – trở thành một nhu cầu vừa bức xúc trước mắt, vừa là định hướng cho tương lai.

3.1.1. Cần có cơ sở vật chất tốt

Cơ sở vật chất của đào tạo là rất rộng, bao gồm các giảng đường, các phương tiện dạy học hiện đại... và đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất của đào tạo trở thành một điều kiện cho việc học tốt và dạy tốt, và nếu không có cơ sở vật chất đủ mạnh, sẽ không có thể nói đến nâng cao chất lượng đào tạo và kỳ vọng ở nó. Vì vậy cần có liên kết Doanh nghiệp tận dụng tiềm lực doanh nghiệp như các xưởng thực hành, máy móc thiết bị hiện đại của doanh nghiệp để phục vụ thực hành cho sinh viên.

Để có một đội ngũ giảng viên giỏi, có học hàm, học vị cao về công tác lâu dài tại trường là vấn đề không dễ dàng, đặc biệt quá trình đó lại diễn ra trong sự cạnh tranh, nhằm thu hút cán bộ khoa học và kỹ thuật. Đứng trước bối cảnh này, Nhà trường đang có chủ trương mời gọi các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Nhà khoa học đã về hưu về công tác tại trường, và tận dụng đội ngũ cán bộ KHCN của DN tham gia giảng dạy song song với việc giảng viên cơ hữu tham gia NCKH và SX ở DN nâng cao chất lượng. Thầy truyền đạt những kiến thức gì mà xã hội đang cần, chứ không phải truyền đạt những kiến thức mà người thầy đang có.

3.1.3. Sinh viên có động lực học tốt

Nhà trường cần đào tạo ra những SV có khả năng thích ứng cao, quan trọng hơn là những SV có động lực học tốt. Muốn vậy, cần có sự đỗi mới về chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng giảm tải liều lượng lý thuyết, tăng kiến thức thực tế, thực hành; chú trọng hơn các môn học mang tính liên ngành và các môn học kỹ năng; giảm tải chương trình chính khóa tăng chương trình ngoại khóa, khuyến khích sinh viên tham gia các hoạt động xã hội. Lấy SV làm trung tâm. Chuyển sang kinh tế thị trường, sinh viên ngày càng được chủ động hơn trong việc chọn ngành , trong việc tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. Để gắn kết hơn nữa giữa đào tạo với sử dụng, giữa nhà trường với xã hội phải đề cao hơn nữa vai trò của sinh viên - đầu ra của cơ sở đào tạo, đầu vào của các cơ sở sử dụng. Nhà trường có thể tận dụng được sự hỗ trợ về địa bàn thực tập, thực tế cho sinh viên, cơ sở vật chất và tài chính cho phát triển nhà trường từ phía các nhà sử dụng. Thông qua liên kết NT và DN, nhà trường có thể khai thác sức mạnh nghiên cứu ứng dụng và lôi cuốn SV vào các hoạt động đó, tạo cơ hội cho họ được sống trong môi trường trẻ trung sôi động và thách thức của doanh nghiệp. Nắm bắt kịp thời những gì đang diễn ra trong đời sống thực tế, bằng các buổi báo cáo ngoại khoá của các cơ sở sản xuất- kinh doanh giúp sinh viên đối chiếu với những gì được tiếp thu ở giảng đường và từ đó, củng cố thêm kiến thức đã học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới liên kết nhà trường với doanh nghiệp theo mô hình dự án nhằm nâng cao chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 68 - 69)