2.1. Thực trạng và yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lối sống cho
2.1.1. Thực trạng lối sống và công tác giáo dục lối sống cho học viên
2.1. Thực trạng và yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lối sống cho học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I
2.1.1. Thực trạng lối sống và công tác giáo dục lối sống cho học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I
2.1.1.1. Vài nét về Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I
Trường Cao đẳng CSND I được thành lập ngày 30/12/1965 theo Quyết định số 1594 của Bộ Công an. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Trường Cao đẳng CSND I là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Công an, có trách nhiệm đào tạo cán bộ CSND có trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp chuyên ngành theo quy chế đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo và quy định của Bộ Công an. Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng CSND I gồm: 07 Khoa, 06 Bộ môn, 08 Phòng và 03 Trung tâm. Hoạt động chuyên môn của nhà trường đã có bước phát triển mạnh mẽ. Các chuyên ngành được mở rộng và đào tạo liên tục theo niên khóa. Nhà trường không ngừng mở rộng các hoạt động hợp tác liên kết đào tạo với các đối tác trong và ngoài nước. Hệ thống chương trình, giáo trình thường xuyên được đổi mới, cập nhật. Chất lượng đào tạo được nâng cao, đáp ứng kịp thời nhu cầu cán bộ CAND cho Đảng và Nhà nước.
Về cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên
Hiện nay trường Cao đẳng CSND I với tổng số cán bộ có 709 đồng chí (trong đó có 523 đồng chí trong biên chế, 186 đồng chí lao động hợp đồng). Giảng viên có 257 đồng chí (chiếm 48,8%), cán bộ quản lý giáo dục và nghiên cứu khoa học có 102 đồng chí (chiếm 19,2%), cán bộ tham mưu, phục vụ 165 đồng chí (chiếm 32%). Đội ngũ cán bộ, giảng viên ngày càng được tăng cường về số lượng, trưởng thành về chất lượng đáp ứng được yêu cầu đào tạo các bậc học, hệ học trong Nhà trường. Đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường đã có nhiều cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn, luôn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức
nghề nghiệp, không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ, tích cực cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo.
Về trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên
Về trình độđội ngũ giảng viên: Cùng với sự phát triển của Nhà trường, đội ngũ giảng viên cũng ngày càng trưởng thành, đến nay đã có 38% giảng viên có trình độ sau đại học trong đó 01 Tiến sĩ (chiếm 0.39%); 97 Thạc sĩ (chiếm 38.04%); cử nhân 137 (chiếm 53.72%), Cao đẳng 01 (chiếm 0.39%) [xem bảng 2.15]
Về danh hiệu nhà giáo có 02 nhà giáo ưu tú, nhiều giảng viên đã nỗ lực phấn đấu đạt danh hiệu Giảng viên giỏi cấp bộ, cấp trường, Chiến sĩ thi đua tiêu biểu của lực lượng Công an nhân dân. Công tác nghiên cứu khoa học, biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu dạy học… đã có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng và được nghiên cứu, vận dụng, đưa vào giảng dạy trong Nhà trường.
Về trình độđội ngũ cán bộ quản lý giáo dục: Cùng với sự giáo dục của các giảng viên nhà trường thì đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho các học viên. Hiện nay đã có 43.52% cán bộ quản lý giáo dục có trình độ sau đại học trong đó: 6 tiến sĩ(chiếm 5.56%), 41 thạc sỹ (chiếm 37.96%); Cử nhân 49 (chiếm 45.37%); Trung cấp 12(chiếm 11.11%) [xem bảng 2.16]
Về danh hiệu nhà giáo có 01 nhà giáo nhân dân, 06 nhà giáo ư tú, nhiều cán bộ quản lý giáo dục đã nỗ lực phấn đấu đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua tiêu biểu của lực lượng CAND.
Về thâm niên đội ngũ cán bộ, giảng viên
Về thâm niên đội ngũ giảng viên: Số giảng viên có thâm niên giảng dạy trên 10 năm là 38 đồng chí (chiếm 14,8%); thâm niên giảng dạy từ 5 năm đến 10 năm là 77 đồng chí (chiếm 30%), đặc biệt là số giảng viên có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm là 147 đồng chí (chiếm 55,2%) [xem bảng 2.11].
Về thâm niên đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục: Số cán bộ quản lý giáo dục có thâm niên quản lý trên 15 năm là 21 đồng chí (chiếm 19%); trên 10 năm là 28 đồng chí (chiếm 26%); thâm niên quản lý từ 5 năm đến 10 năm là 43 đồng chí
(chiếm 43%); số cán bộ có thâm niên quản lý dưới 5 năm là 7 đồng chí (chiếm 6%) [xem bảng 2.12].
Về học viên trường Cao đẳng CSND I
Học viên trường Cao đẳng CSND I là một bộ phận của sinh viên cả nước và cũng mang đặc điểm chung của sinh viên cả nước. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển và đổi mới của ngành giáo dục, sự phát triển của đất nước và nhu cầu về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ngày càng tăng, số lượng và chất lượng học viên của trường Cao đẳng CSND I ngày càng tăng và sẽ tiếp tục tăng mạnh. Theo quyết định số 2360/QĐ- BCA ngày 06/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt quy mô và địa điểm đào tạo của các học viện, trường CAND đến năm 2020, định hướng phát triển đến năm 2030, xác định quy mô đào tạo của Trường Cao đẳng CSND I đến năm 2015 là 40000 học viên, đến năm 2020 là 4500 học viên.
Nhìn chung, đa số học viên của trường đều có lòng nhiệt tình, hăng hái, say mê, năng động và sáng tạo, có hoài bão, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm, có cố gắng trong học tập, rèn luyện, trau rồi tri thức và đạo đức, tự khẳng định mình và bước vào cuộc sống một cách tự tin, vững chắc. Học viên trường Cao đẳng CSND I là những chiến sỹ CAND ngoài những đặc điểm chung của sinh viên cả nước, họ còn có những đặc điểm riêng.
Thứ nhất, hầu hết các học viên trường Cao đẳng CSND I ở độ tuổi thanh niên, đang trong thời kỳ phát triển mạnh về thể chất, thể lực nhưng phần lớn chưa ổn định về nhân cách. Bản thân học viên trường Cao đẳng CSND I là những người rất nhanh nhạy với những cái mới, ham học hỏi, sôi nổi, nhiệt tình, có quyết tâm cao, có khả năng tiếp thu và thích ứng nhanh với sự biến đổi của xã hội và môi trường. Trong hoạt động, công tác họ sáng tạo, miệt mài, tích cực rèn luyện và sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ đươc giao.
Thứ hai, đặc thù và yêu cầu của ngành là phải có luyện bản lĩnh chính trị vững vàng. Yêu cầu này đặt ra đối với các trường CAND nói chung và trường Cao đẳng CSND I nói riêng là phải thường xuyên coi trọng việc giáo dục chính
trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống đi đôi với giáo dục chuyên môn nghiệp vụ cho học viên.
Thứ ba, từ tính chất, nhiệm vụ và yêu cầu rất cao của việc xây dựng lực lương CAND trong giai đoạn hiện nay, Bộ Công an có những quy định rất chặt chẽ về việc tuyển sinh các trường CAND nói chung. Ngoài việc đảm bảo những quy định về tuyển sinh của Bộ giáo dục và Đào tạo, trước kỳ thi tuyển từ 3 - 4 tháng, các học viên đăng ký thi tuyển phải qua kỳ sơ tuyển với những đòi hỏi cao và chặt chẽ do Công an các tỉnh, thành phố tiến hành. Họ phải đạt những tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Công an đề ra như: yêu cầu về sức khỏe; về độ tuổi; về học lực; về lý lịch...
Thứ tư, học viên tuyển đầu vào hàng năm của Nhà trường có nhiều đối tượng khác nhau: cán bộ cử tuyển đi học, chiến sĩ phục vụ có thời hạn, học sinh phổ thông. Học viên được tuyển vào trường theo quy định tỷ lệ % của Bộ Công an đề ra. Điểm tuyển sinh đầu vào các năm tương đối cao (đều trên 20 điểm) và đặc biệt là điểm tuyển sinh đầu vào của học viên nữ rất cao (từ 25 – 28 điểm). Có nhiều học viên đang đi lính nghĩa vụ Công an đã đứng trong hàng ngũ của đảng và đặc biêt đã có nhiều học viên là cán bộ được cử đi học đã lập gia đình.
Thứ năm, do đặc thù là trường lực lượng vũ trang nên tất cả học viên đều sống tập trung tại ký túc xá của trường, hầu hết các học viên của trường có tình cảm gắn bó mật thiết với nhau và giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn, có tinh thần đoàn kết, kỷ luật cao. Học viên được biên chế và quản lý chặt chẽ theo từng tiểu đội, trung đội, việc học tập, sinh hoạt luôn được đảm bảo theo những quy định về Điều lệnh Nội vụ của lực lượng CAND, đây là điều kiện hết sức thuận lợi để giáo dục lối sống cho học viên.
Có thể thấy rằng, học viên trường Cao đẳng CSND I đóng vai trò là một nguồn lực quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Cần nắm bắt được thực trạng và có kế hoạch giáo dục, đào tạo lâu dài để học viên thực sự là những chiến sĩ CSND vừa hồng vừa chuyên, những chủ nhân tương lai của nước nhà.
2.1.1.2. Các yếu tố tác động công tác giáo dục đạo đức, lối sống đối với học viên Trường Cao đẳng CSND I
Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên Trường Cao đẳng CSND I hiện nay muốn đạt chất lượng, hiệu quả cao cần phải tính đến những yếu tố tác động đến việc hình thành và phát triển nhân cách học viên. Có nhiều yếu tố tác động đến quá trình này, song nhóm tác giả xin đề cập một số yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên
Công cuộc đổi mới ở nước ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đời sống của Nhân dân nói chung và học viên CAND nói riêng được nâng lên đáng kể. Điều này tạo ra cho mỗi học viên niềm tin vững chắc vào công cuộc đổi mới của Đảng, vào con đường đi lên CNXH, khơi dậy trong họ niềm tin, lý tưởng và có hoài bão phấn đấu để lập thân, lập nghiệp và xây dựng xã hội XHCN. Đồng thời, mỗi học viên cũng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình đối với đất nước, trước hết thể hiện trong quá trình học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống hình thành niềm tin và tư tưởng chính trị đúng đắn.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế thị trường có ảnh hưởng mạnh đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người, đặc biệt là với sự hoàn thiện nhân cách mỗi học viên - thế hệ trẻ nhạy bén, dễ tiếp nhận và thích nghi với những điều mới mẻ. Cơ chế thị trường có tác động “hai mặt”, điều này đã được Đảng ta khẳng định: Cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế, bên cạnh những tác động tích cực, to lớn cũng đã bộc lộ mặt trái của nó, ảnh hưởng tiêu cực đến ý thức tư tưởng, lối sống của Nhân dân ta.
Cơ chế thị trường có mặt tích cực là nó tạo nên sự năng động trong toàn xã hội, nó kích thích tính chủ động, sáng tạo, hình thành tính tích cực tự giác, tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội - đời sống con người được nâng cao. Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi đối với công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống cho mỗi học viên. Nhiều học viên vượt khó vươn lên trong học
tập, sẵn sàng tham gia phong trào thanh niên tình nguyện như: tiếp sức mùa thi; hiến máu nhân đạo; tham gia lao động sản xuất.... chính là nhờ họ đã có một lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp. Lý tưởng sống đó không phải tự nhiên mà hình thành, nó được rèn luyện, tu dưỡng, giáo dục mà nên.Đồng thời, cơ chế thị trường cũng là môi trường để mỗi học viên thử sức, thử tài, là môi trường rèn luyện tư duy sáng tạo cho họ, qua đó, mỗi học viên sẽ tự khẳng định mình. Hơn nữa, sự tác động của cơ chế thị trường sẽ tạo ra động lực kích thích học viên tự giác học tập, nghiên cứu khoa học trang bị tri thức mới để công tác tốt sau khi ra trường.
Cơ hội do cơ chế thị trường mang lại là vô cùng to lớn song các tác động tiêu cực của nó không nhỏ. Do bị tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, nếu thiếu bản lĩnh và không có lý tưởng, niềm tin vững vàng, nếu không có ý thức chính trị tư tưởng đúng đắn, học viên dễ bị sức mạnh của cơ chế thị trường chi phối dẫn đến xem nhẹ những giá trị đạo đức và nhân văn. Hiện nay, có một bộ phận học viên chưa có lý tưởng sống đúng đắn nên họ học hành mang tính đối phó, hoặc chỉ lo cho mình có kiến thức, khả năng để có một vị trí tốt trong xã hội mà không quan tâm rèn luyện, nhân cách của mình. Một số học viên chỉ quan tâm đến hưởng thụ, chạy theo “mốt” đôi khi bất chấp cả việc xâm phạm lợi ích của người khác, gây tổn hại đến danh dự bản thân, gia đình và tập thể. Nguy hiểm hơn, một số học viên tỏ ra dao động, thiếu niềm tin, nhận thức không đúng về chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối của Đảng, từ đó xa rời lý tưởng, sa sút phẩm chất đạo đức lối sống, không đủ bản lĩnh đấu tranh và vượt qua những cái xấu, cái tiêu cực. Do đó, tại Nghị quyết XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Chủ động phòng ngừa, đấu tranh phê phán những biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…”[18, tr.255].
Thứ hai, toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế với việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự nhảy vọt của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mà nổi bật nhất là công nghệ thông tin, sự xuất hiện của kinh tế trí thức như là xu hướng tất yếu và
lẽ dĩ nhiên xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cũng là một tất yếu khách quan đối với mỗi quốc gia dân tộc.
Xét dưới góc độ kinh tế, toàn cầu hóa là quá trình chuyển trạng thái kinh tế từ biệt lập, đóng kín trong mỗi quốc gia sang quá trình giao lưu kinh tế toàn cầu, là quá trình đan xen lẫn nhau của các nền kinh tế thế giới. Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế là một bộ phận, một kênh của toàn cầu hóa. Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể đứng ngoài toàn cầu hóa, cưỡng lại toàn cầu hóa cho dù toàn cầu hóa có nhiều mặt tích cực nhưng cũng có không ít mặt tác động tiêu cực đến ANQG, TT ATXH, đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia dân tộc.
Trong thời đại toàn cầu hóa, phát triển kinh tế trí thức, bùng nổ thông tin hiện nay, đây là nhân tố tác động quan trọng đến quá trình hình thành và phát triển đạo đức, lối sống của mỗi học viên. Học viên Trường Cao đẳng CSND I cũng nằm trong guồng quay đó, với sức trẻ, họ không ngừng cập nhật thông tin, dành tối đa thời gian có được cho hoạt động sáng tạo. Họ bị xoáy vào nhịp độ tăng lên theo cấp số nhân của tri thức. Chính tác phong làm việc này, họ phải dần từng bước hình thành tinh thần tự chủ, tự vận động, chớp thời cơ… trong môi trường sống. Đây là điều kiện tốt thúc đẩy sự hình thành những phẩm chất đạo đức, lối sống của mỗi học viên theo tiêu chí xã hội hiện đại. Có thể khẳng định, toàn cầu hóa là chất xúc tác quan trọng, là đòn bẩy, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu giúp mỗi học viên tiếp xúc nhanh với các giá trị hiện đại, biết kế thừa, lọc bỏ những yếu tố truyền thống không còn phù hợp với thời đại ngày nay.