2.2. Nội dung và giải pháp giáo dục lối sống cho học viên Trường Cao đẳng
2.2.1 Nội dung giáo dục lối sống cho học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát
2.2. Nội dung và giải pháp giáo dục lối sống cho học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I đẳng Cảnh sát nhân dân I
2.2.1 Nội dung giáo dục lối sống cho học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I sát nhân dân I
Trong điều kiện hiện nay, lối sống cao đẹp của thanh niên nói chung và học viên Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I nói riêng phải gắn liền với nhiệm vụ đẩy mạnh Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, xây dựng cơ sở cho CNXH. Lối sống cao đẹp là lối sống với tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Sống đẹp là phải biết hi sinh, hướng tới lợi ích chung của cả cộng đồng.
Giáo dục lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc
Yêu nước là giá trị cốt lõi hàng đầu trong hệ thống giá trị đạo đức - tinh thần của dân tộc Việt Nam. Song cùng với sự biến đổi của lịch sử, tinh thần yêu nước cũng phải được bổ sung và phát triển cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn lịch sử. Trước yêu cầu mới của thực tiễn hiện nay, lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm trước đây, nay phải chuyển hóa thành ý chí vươn lên làm chủ khoa học, công nghệ, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, quyết tâm thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; nhất định không chịu nô lệ, không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu.
Yêu nước ngày nay còn là ý thức cao độ về niềm tự hào dân tộc. Đó chính là nội lực to lớn góp phần giúp chúng ta chiến thắng kẻ thù, vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Ý thức tự hào về truyền thống dân tộc phải được gắn liền với ý thức tự cường, ý thức vươn lên bằng đôi chân, sức lực của chính mình, không bi quan, chán nản nhưng cũng không ảo tưởng, chủ quan, hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc còn thể hiện ở việc kế thừa, phát huy các giá trị truyền thồng của dân tộc. Các học viên cần ý thức, nâng niu, giữ gìn những giá trị cao quý ấy. Phát huy truyền thống ấy thông qua việc quyết tâm vươn lên, đạt tới mục tiêu xây dựng thành công CNXH, thể hiện rõ nhất ở quá trình học tập, rèn luyện. Cần có thái độ học tập nghiêm túc, có kỷ luật, có chất lượng, có tinh thần tương trợ, hợp tác lẫn nhau. Học tập cần cù, gắn liền với sự sáng tạo, dựa trên tri thức khoa học, các quy luật tự nhiên- xã hội để được chuyên môn nghiệp vụ góp phần xây dựng đất nước.
Giáo dục ý thức tự giác, cần cù, sáng tạo trong rèn luyện, học tập và nghiên cứu khoa học, yêu lao động, sống giản dị, tiết kiệm
Giáo dục học tập là hoạt động chính của học viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mục tiêu của giáo dục đại học, cao đẳng được quy định ở điều 39 Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [26, tr.13]. Vì vậy giáo dục ý thức tự giác, cần cù sáng tạo trong học tập và nghiên cứu khoa học cho học viên là một trong những nhân tố tạo nên nhân cách của học viên để họ có thể trở thành người chiến sĩ công an giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, linh hoạt, chủ động trong mọi tình huống. Ngoài năng lực chuyên môn, cần có bản lĩnh chính trị cững vàng. Do đó, học viên cần tích cực học tập chủ nghĩa Mác- lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước để hiểu rõ con đường phát triển đất nước, hiểu rõ nhiệm vụ của bản thân.
Lao động và sản phẩm lao động đóng góp cho xã hội, là biểu hiện của lối sống, là thước đo tài năng của con người. là những chủ nhân tương lai của đất nước, bên cạnh việc học tập tốt học viên còn có nhiệm vụ lao động tốt. Học tập là quá trình học viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc sẽ đảm nhận cho tương lai. Để lao động tốt, ngoài năng lực chuyên môn thì còn phải có tình yêu với lao động. Cần giáo dục cho các học viên để họ nhận thức rõ ý nghĩa to lớn của lao động, tôn vinh người lao động và mọi giá trị của lao động
chân chính là bản chất của chế độ XHCN. Đây là cơ sở để học viên tự giác hình thành lòng yêu lao động, thái độ trân trọng, bảo vệ mọi thành quả lao động của bản thân và người khác, xem lao động là niềm vui, hạnh phúc của bản thân, quý trọng lao động, luôn chú ý đến năng suất, chất lượng, hiệu quả đồng thời còn biết thực hành tiết kiệm như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đối với học viên, học tập, nghiên cứu cũng là một hình thức lao động, yêu lao động tức là hiếu học và say mê nghiên cứu khoa học. Tinh thần hiếu học thể hiện ở sự khiêm tốn, thấy được sự thiếu hụt kiến thức của mình, chăm chỉ học tập, học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi người và tự học để nâng cao trình độ. Học tập để nâng cao hiểu biết về văn hóa dân tộc và nhân loại, có tri thức chuyên môn, tiếp cận với những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, vận dụng có hiệu quả những tri thức đã học.
Ngoài giáo dục lòng yêu lao động, giáo dục lối sống cho học viên còn phải chú ý đến việc xây dựng lối sống giản dị, tiết kiệm. Đây là lối sống cần thiết cho con người mới trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. “Lối sống giản dị là lối sống trọng thực chất, không phù phiếm, hình thức, phô trương một cách giả tạo”[53, tr.379]. Sống giản dị đòi hỏi mọi người phải biết tiêu dùng một cách hợp lý, không đua đòi, lãng phí, biết thực hành tiết kiệm. Theo Hồ Chí Minh tiết kiệm không đồng nghĩa với “ky bo, bủn xỉn”. Tiết kiệm là tiêu xài đúng mức. Việc nên tiêu dù tốn mấy cũng tiêu và ngược lại việc không đáng chi thì một xu cũng không chi. Với nghĩa đó, sống giản dị, tiết kiệm là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu lao động, biết quý trọng thành quả lao động.
Xây dựng lối sống giản dị, tiết kiệm không phải là chúng ta đang cổ súy cho lối sống khổ hạnh hay phủ nhận nhu cầu chính đáng của mỗi người trong việc cải thiện và nâng cao các điều kiện sinh hoạt ngày được tốt hơn. Suy cho cùng, sự nghiệp cách mạng mà cả dân tộc đang tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng không nằm ngoại mục đích vì sự phát triển của con người, hạnh phúc cho con người. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày nay là một cách thức để thực hiện mục đích đó.
Giáo dục lối sống vì cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, lương tâm trong sáng, lòng nhân ái bao dung
Lối sống vì cộng đồng, tinh thần trách nhiệm của học viên chính là trách nhiệm với bản thân, với gia đình, những người xung quanh và với xã hội. Thông qua hình thức thu hút học viên tham gia các phong trào chính trị, xã hội – thực tiễn để giáo dục ý thức cộng đồng, lương tâm trong sáng như: hiến máu nhân đạo, mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện…Đặc biệt đối với các học viên khối lực lượng vũ trang nói chung và trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I nói riêng thì giáo dục lối sống vì cộng đồng còn thể hiện ở việc giáo dục tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, giáo dục trách nhiệm của mối người trước cộng đồng. Trong các hoạt động, học viên cần phải thể hiện tính tích cực, tự giác, dù trong bất cứ lĩnh vực nào, hoàn cảnh nào, học viên cảnh sát cũng là lực lượng tiên phong, hết lòng tận tụy phục vụ nhân dân.
Lòng nhân ái, bao dung thể hiện ở tình yêu thương và quý trọng con người, sẵn sàng giúp đỡ người khác không cần toan tính, vụ lợi, nó còn biểu hiện ở tính nhân đạo, lòng vị tha và lòng nhân văn sâu sắc. Mặt khác, học viên cũng cần lên án thái độ thờ ơ, vô cảm, bàng quan trước những đau khổ, bất hạnh của người khác, phải dũng cảm đấu tranh chống lại các hành vi chà đạp lên phẩm giá của con người. Lịch sử đã chứng minh truyền thống tốt đẹp này của dân tộc ta, nó đang trở thành định hướng cho đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay. Như vậy, quá trình xây dựng lối sống cho học viên là làm cho họ không ngừng nâng cao nhận thức, tự giác sống tốt đẹp hơn, biết lấy lợi ích tập thể, xã hội làm định hướng cho hoạt động của mình. Đây cũng là cách giúp học viên xa rời lối sống cá nhân ích kỷ, thực dụng chạy theo đồng tiền.
Giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa và niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo
Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên, bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Nghị quyết số 25 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã xác định mục tiêu chung về phát triển thanh niên: “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu lòng yêu nước, tự cường dân tộc, kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức; ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa…”. [29, tr.15]. Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh, Nghị quyết của Đảng trong những năm qua giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa, và niềm tin vững chắc vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
Nhìn chung, thanh niên nước ta hiện nay có lòng yêu nước nồng nàn, luôn phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ cha anh, khẳng định niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng; có nhận thức và thái độ chính trị đúng đắn, kiên quyết chống lại những biểu hiện sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình”, các hành vi gây tổn hại đến sự phát triển của đất nước của các thế lực phản động, thù địch; quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước; có ý chí vươn lên trong học tập; sẵn sàng vì lợi ích dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, tình nguyện vì cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng còn không ít thanh niên không có chí hưởng rõ ràng, chưa hiểu biết đầy đủ truyền thống cách mạng của Đảng và dân tộc, ít quan tâm đến tình hình đất nước, có biểu hiện giảm sút niềm tin, bản lĩnh non kém, bị lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật. Trong khi đó, thế hệ trẻ tiếp tục là đối tượng, mục tiêu mà các thế lực thù địch tập trung lôi kéo, kích động, chia rẽ. Tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống trong Đảng và trong xã hội chưa được ngăn chặn đẩy lùi; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp. Ở mức độ nghiêm trọng, có một số cán bộ, chiến sĩ còn hoài nghi con đường XHCN, phủ nhận thành quả của CNXH; phủ nhận chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số ít đã có hành vi chống đối như phát tán tài liệu phản động, tài liệu mật, phủ nhận vai trò lịch sử của Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng. Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ CSND thiếu bản lĩnh chính trị, hoang
mang, dao động. Theo họ thì CNXH hay chủ nghĩa tư bản là việc của các nhà lý luận. Với họ, mục tiêu duy nhất là cốt sao kiếm được nhiều tiền, không cần quan tâm đến chính trị; không đấu tranh với các luận điệu sai trái. Có một số cán bộ, chiến sĩ tỏ ra vẫn trung thành với lý tưởng, song thực tế là họ dùng mọi thủ đoạn để được thăng quan, tiến chức, mưu cầu danh lợi, tiền tài, địa vị cho cá nhân.
Bảo vệ chủ quyền Tổ quốc đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Mặt trái của các phương tiện truyền thông hiện đại nhất là thông tin trên Internet, cùng quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng sẽ tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm lớp trẻ. Chính vì vậy việc giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa, và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo là một nội dung hết sức quan trọng cho thế hệ thanh niên nói chung và đặc biệt là học viên khối trường cảnh sát nói riêng – những người được giao nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giã gìn trật tự an toàn xã hội.
Để làm được điều đó cần trước hết cần tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các ngày kỷ niệm quan trọng của Đảng, Đoàn và các đoàn thể chính trị xã hội; các thành tựu kinh tế xã hội đạt được trong sự nghiệp đổi mới. Trên cơ sở đó hình thành niềm tin, lý tưởng của thanh niên vào đường lối đổi mới mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn.
Giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, nâng cao ý thức chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng cho thanh niên, qua đó phát huy vai trò của thanh niên trong đấu tranh phản bác làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Giáo dục tinh thần đoàn kết, làm cho thanh niên nhận thức rõ được vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong lịch sử dân tộc cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước.
Học tập Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân; Xây dựng hình ảnh tốt đẹp về người chiến sĩ công an nhân dân trong lòng quần chúng
Có thể nói Sáu điều Bác Hồ dạy CAND thể hiện một cách hết sức phong phú và sâu sắc về phẩm chất, chuẩn mực đạo đức; giá trị nhân văn; ý thức trách
nhiệm; giác ngộ lý tưởng; lòng yêu nước; quan điểm quần chúng; sách lược đấu tranh với địch; tài năng, năng lực làm việc…Đây là một thể thống nhất hoàn chỉnh, có quan hệ biện chứng với nhau, điều này là điều kiện, tiền đề, kết quả của điều kia và ngược lại. Thậm chí ngay trong mỗi điều cũng thể hiện tinh thần biện chứng để tạo nên “Tư cách người công an cách mệnh”. Sáu điều Bác dạy vừa mang tính khoa học, vừa có giá trị thực tiễn cao. Đó là di sản tinh thần vô cùng quý báu đối với lực lượng CAND, là kim chỉ nam, là định hướng, phương châm, phương pháp chỉ đạo hành động và là mục tiêu, mục đích phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng suốt đời đối với mỗi cán bộ, chiến sĩ công an, vì sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Việc tổ chức học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy đã được lực lượng CAND quán triệt nghiêm túc trong suốt 55 năm qua và nay đã trở thành phong trào rộng lớn gắn với phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”, phong trào “Bảo vệ An ninh Tổ quốc” và các phong trào khác trong lực lượng CAND.