Tình hình đất nước và ngành Công an đòi hỏi phải giáo dục lối sống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức lối sống cho học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I hiện nay theo tư tưởng HCM. (Trang 68 - 73)

2.1. Thực trạng và yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lối sống cho

2.1.2. Tình hình đất nước và ngành Công an đòi hỏi phải giáo dục lối sống

2.1.2.1. Tình hình đất nước

Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến nay, dân tộc ta đã bước vào thời kỳ bảo vệ độc lập và phát triển đất nước trong thế giới hiện đại. Sau khi giành được độc lập, dân tộc ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) và đế quốc Mỹ (1955 - 1975) để bảo vệ nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc.

Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước đã đạt được rất nhiều những thành tựu to lớn. Đất nước thực hiện thành công bước đầu công cuộc đổi mới, ra khỏi tình trạng kém phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của

đất nước được tăng lên rất nhiều, tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn theo con đường XHCN.

Những thành tựu và kinh nghiệm của công cuộc đổi mới đã tạo thế và lực cho đất nước, sức mạnh tổng hợp lớn hơn nhiều so với trước. Tuy nhiên nước ta vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Tình trạng suy thoái về chính trị tư tưởng đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng. Những biểu hiện xa rời mục tiêu của CNXH, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp.

CNH, HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lối sống của con người Việt Nam tất yếu phải có sự thay đổi. Bước chuyển về mặt sản xuất vật chất xã hội đã phức tạp, bước chuyển về mặt lối sống càng phức tạp hơn. Đặc biệt, lối sống truyền thống, vốn dựa trên nền sản xuất tiểu nông, có nhiều nhân tố không tương hợp với tính chất của kinh tế thị trường. Có thể nói, ngoài mặt tích cực thì mặt trái của kinh tế thị trường có tác động tiêu cực làm phai nhạt lối sống tình nghĩa, làm rạn vỡ tinh thần tập thể, sự ổn định gia đình, đồng thời làm nảy sinh lối sống cá nhân chủ nghĩa, lối sống gấp, trụy lạc, vv… Mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đang có những tác động đến đạo đức lối sống trong toàn xã hội. Trong giai đoạn hiện nay là tệ quan liêu, tham nhũng, nhũng nhiễu, hách dịch dân... của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vì lợi ích cá nhân đã làm xói mòn niềm tin của dân đối với Đảng, Nhà nước.

Bên cạnh đó, chiến lược Diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch diễn ra một cách ráo riết trên tất cả các mặt trận, với mục tiêu hướng tới là giới trẻ biệt là trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng. dưới tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, thời kỳ bùng nổ công nghệ thông tin giới trẻ đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Bên cạnh một bộ phận các bạn thanh thiếu niên tu dưỡng rèn luyên tốt, sống có mục tiêu, lý tưởng thì cũng còn một bộ phận không nhỏ giới trẻ do chưa có bản lĩnh chính trị vững vàng vẫn còn chưa ý thức rõ được trách nhiệm của bản thân nên vẫn còn lối sống buông thả, phai nhạt về lý

tưởng, chạy theo lối sống thực dụng, tôn thờ chủ nghĩa cá nhân…Tất cả những yếu tố ấy ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đặc biệt khi đất nước đang trong thời kỳ quá độ với rất nhiều những khó khăn.

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, Theo quan điểm của Đảng ta những đức tính của con người Việt Nam cần phải xây dựng, phát triển trong giai đoạn cách mạng mới là, có tinh thần yêu nước, bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, phấn đấu vì độc lập dân tộc, vì CNXH. Những đức tính đó của con người mới không chỉ nhằm xây dựng nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội mà còn nhằm tạo ra một nguồn lực mạnh mẽ, bền vững cho công cuộc xây dựng đất nước thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế.

2.1.2.2. Nhiệm vụ và yêu cầu của ngành Công an

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, dựa vào nhân dân làm nòng cốt cho phong trào nhân dân để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản xã hội chủ nghĩa, đấu tranh phòng ngừa và chống các loại tội phạm”. Trên tinh thần của Hiến pháp, bản thân lực lượng Công an nhân dân Việt Nam nói chung, lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng, chủ thể trực tiếp quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội từ tổ chức đến hoạt động đều phải tiến hành trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam trước đây và Luật Công an nhân dân hiện nay quy định: Lực lượng Cảnh sát nhân dân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, chịu sự giám sát của nhân dân. Cuộc vận động “Xây dựng phong cách người Cảnh sát nhân dân vì nhân dân phục vụ” ra đời chính là để lực lượng Cảnh sát nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động lớn của toàn ngành: “Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội của

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Công an nhân dân được giao nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Đây là nhiệm vụ nặng nề, vô cùng quan trọng song cũng rất vẻ vang. Như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng và chính phủ tin vào lòng tuyệt đối trung thành và chí kiên cường phấn đấu của các đồng chí. Toàn thể cán bộ và chiến sĩ công an phải cố gắng vượt qua khó khăn, làm tròn nhiệm vụ nặng nề nhưng rất vẻ vang của công an cách mạng, xứng đáng với lòng tin cậy của nhân dân, của Đảng và Chính phủ đối với các đồng chí”[49, tr.72]. Vì vậy đòi hỏi mỗi cán bộ công an phải nhận thức, ý thức một các tự giác, tuyệt đối trung thành với lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta.

Lực lượng Công an nhân dân vinh dự được Đảng và Nhà nước tuyệt đối tin tưởng giao nhiệm vụ bảo vệ những bí mật quốc gia, những bí mật này có liên quan đến vận mệnh của đất nước và sự phát triển của chế độ xã hội. Do đó, đòi hỏi người cán bộ công an phải rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Nhà nước va của nhân dân trong bất kỳ tình huống nào.

Công việc hàng ngày của cán bộ công an liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân, đến sinh mệnh chính trị, đến tính mạng và tài sản của người dân. Đối tượng thường xuyên tiếp xúc của Công an nhân dân là những người lao động. Do vậy, đòi hỏi người cán bộ công an không chỉ có quan điểm quần chúng đúng đắn, mà còn phải có tư thế, lễ tiết, tác phong đúng mực, gần gũi với nhân dân, có như vậy với được dân tin, dân yêu, dân mến, với thực sự trở thành người “đày tớ” trung thành của nhân dân.

Đối tượng đấu tranh của lực lượng Công an nhân dân là bọn phản cách mạng, bọn tội phạm xâm trật tự an toàn xã hội và những mặt trái của xã hội. Chúng bằng trăm phương ngàn kế tìm mọi cách tấn công mua chuộc. Vì vậy người công an cần phải thường xuyên tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống để tạo ra cho mình những “kháng thể” cần thiết sẵn sàng đối phó trước những âm mưu thủ đoạn tấn công mua chuộc của kẻ thù.

Thực tiễn công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân cũng đã cho thấy, đa số cán bộ chiến sĩ có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành với Đảng, Nhà nước, tận tụy phục vụ nhân dân, đã xuất hiện nhiều tấm gương mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu và công tác, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình vì nhiệm vụ. Công an nhân dân thực sư là lực lượng nòng cốt, xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Nhưng bên cạnh đó vẫn còn “một bộ phận cán bộ Đảng viên, cán bộ chiến sĩ công an, trong đó có cả một số cán bộ cấp cao thoái hóa, biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, ức hiếp quần chúng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào lực lượng Công an nhân dân”[24, tr.13]. “Thực tế công tác xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong những năm qua cho thấy công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cán bộ chiến sỹ có vị trí hết sức quan trọng. Những năm gần đây tỷ lệ cán bộ chiến sỹ sai phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống cao trên, dưới 1%...” [12,tr.223-224]. Những sai phạm đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của lực lượng công an nhân dân trước dân. Do tác động của nền kinh tế thị trường, một số cán bộ chiến sỹ không thường xuyên tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống nên bị sa ngã bởi những “viên đạn bọc đường”.

Trước những yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, giai đoạn tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong giai đoạn cách mạng mới là: “Xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin yêu” [10, tr.234].

Muốn xây dựng được lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại thì trước hết từng cán bộ chiễn sỹ phải chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Vì vậy để đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung cũng như nhiệm vụ của ngành

công an nói riêng việc giáo dục lối sống cho các học viên trong ngành công an

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giáo dục đạo đức lối sống cho học viên trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân I hiện nay theo tư tưởng HCM. (Trang 68 - 73)