8. Kết cấu của luận văn
1.2. Khái quát về triết học Thomas Kuhn và tác phẩm Cấu trúc các cuộc
1.2.1. Khái quát về triết học Thomas Kuhn
* Vài nét khái quát về khuynh hướng triết học của khoa học:
Triết học của khoa học là khuynh hướng triết học nghiên cứu những đặc điểm của hoạt động nhận thức khoa học. Với tư cách là một bộ phận của triết học, triết học khoa học hình thành cùng với các lĩnh vực khác như triết học lịch sử, triết học văn hóa, triết học kỹ thuật… Về cơ bản khuynh hướng này được hình thành vào nửa cuối thế kỷ XIX, định hướng vào những đặc điểm của hoạt động nhận thức khoa học. Đến giữa thế kỷ XX, chính nhu cầu nghiên cứu các chức năng văn hóa - xã hội của khoa học trong văn cảnh của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đóng vai trò quyết định đên sự phát triển của nó như ngày nay.
Triết học của khoa học với hệ thống khái niệm của nó và những vấn đề có tính cốt lõi, được xác định trước hết là một khuynh hướng đặc biệt và chỉ qua đó chúng mới trở thành đối tượng quan tâm của triết học trong các trường phái và các trào lưu khác nhau. Với tư cách là một khuynh hướng đặc biệt, triết học khoa học lần đầu tiên được trình bày trong các tác phẩm của Min Gi.X, Auguste Comte, Herbert Spencer… Trong các tác phẩm của họ, nhiệm vụ phê phán mang tính chuẩn mực đã được thể hiện một cách rõ ràng và đầy đủ - làm cho hoạt động nhận thức khoa học phù hợp với một lý tưởng phương pháp luận nào đó.
Triết học khoa học đã phát triển qua nhiều giai đoạn với những vấn đề về nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu khác nhau. Ở giai đoạn đầu tiên (nửa sau thế kỷ XIX) nó đặt vấn đề trọng tâm vào vào việc nghiên cứu những thủ thuật logic qui nạp và toán lý của nhận thức kinh nghiệm.
Giai đoạn thứ hai (30 năm đầu của thế kỷ XX) chủ yếu được xác định bởi sự nghiên cứu các quá trình cách mạng diễn ra trong các cơ sở của khoa học (Makhơ, Plăng, Đuyhem, Einstein…). Ở đây, phạm vi chính của sự phân tích là những nội dung cơ bản của khoa học.
Giai đoạn thứ ba (từ những năm 40 cho đến những năm 60 thế kỷ XX) có thể được xác định là giai đoạn phân tích, chương trình phân tích ngôn ngữ khoa học do chủ nghĩa thực chứng mới đưa ra (nhóm Viên, Cácnáp, Râykhenbắc…). Có thể đưa vào giai đoạn này của triết học khoa học cả quan điểm về logic nghiên cứu khoa học của Karl Popper. Triêt học khoa học của chủ nghĩa thực chứng coi nhiệm vụ của mình là loại ra khỏi ngôn ngữ khoa học những khẳng định “khoa học giả danh” và tạo điều kiện để xây dựng một khoa học chuẩn mực dựa trên cơ sở ngôn ngữ của vật lý.
Giai đoạn hậu thực chứng trong trong sự phát triển của triết học khoa học gắn liền với việc chú ý đến sự vận động lịch sử của tri thức và việc quan tâm ngày càng lớn đến quyết định luận văn hóa xã hội của nhận thức. Sự định
hướng này của triết học khoa học được thể hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX trong bối cảnh phá sản của của những chương trình logic - phương pháp luận - chuẩn mực hóa của chủ nghĩa thực chứng mới. Kết quả là xuất hiện những tâm trạng thất vọng về khả năng không những của sự chuẩn mực về mặt logic mà còn của bất kỳ sự chuẩn mực nào đối với quá trình nhận thức nói chung. Vào những năm 70, cái chiếm ưu thế trong triết học khoa học là tư tưởng về tính tương đối của các chuẩn mực về hoạt động nhận thức của khoa học được xây dựng bởi Kuhn, Polanhi, Lacatoxơ và những nhà tư tưởng khác mà quan điểm của họ có thể tương ứng với quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa duy lý phê phán hay trường phái lịch sử trong triết học khoa học.
Sự đa dạng về cách tiếp cận và các quan điểm trong khuôn khổ của triết học khoa học hiện đại cho phép phân loại chúng khi có tính đến những sự khác nhau về đối tượng, phương pháp luận, định hướng thế giới quan nghiên cứu cũng như mối liên hệ của nó với triết học nói chung. Người ta xem triết học khoa học là kiểu triết học xây dựng những kết luận của mình dựa trên kết quả và các phương pháp của khoa học (Cacnap, Bunga), là mắt xích gián tiếp giữa khoa học và tri thức nhân văn (France, Vartopxki), là sự phân tích phương pháp luận về khoa học (Hare, Lacatotxo, Laudan)… Loidi Gi đã đưa ra một sự phân loại đặc biệt đối với những quan niệm về bản chất của triết học khoa học:
a) Triết học khoa học là sự hình thành thế giới quan phù hợp với các lý thuyết khoa học quan trọng nhất hay thậm chí được xây dựng dựa vào chúng;
b) Triết học khoa học là sự vạch ra các tiền đề của tư duy và hoạt động của khoa học;
c) Triết học khoa học là sự phân tích và làm sáng tỏ các khái niệm và các lý thuyết khoa học;
d) Triết học khoa học là phương pháp luận siêu khoa học, nó xác định sự khác nhau của tư duy khoa học với những phương pháp khác của nhận
thức, những phương pháp nào các nhà khoa học cần sử dụng trong nghiên cứu tự nhiên, những điều kiện tất yếu nào cần cho tính đúng đắn của sự giải thích khoa học và qui chế nhận thức luận nào cần cho các quy luật và nguyên tắc của khoa học.
Hệ vấn đề cốt lõi trong triết học khoa học cũng thay đổi căn bản trong quá trình phát triển của nó. Ở những giai đoạn đầu trong sự tiến hóa của nó thì triết học khoa học tập trung vào những điểm: Tư tưởng về sự thống nhất của tri thức khoa học và nhiệm vụ gắn liền với nó là xây dựng bức tranh khoa học toàn vẹn về thế giới, phân tích các khái niệm quyết định luận, tính nhân quả, mối tương quan giữa những vấn đề không gian và thời gian…; những đặc điểm cấu trúc của nghiên cứu khoa học - mối tương quan giữa phân tích và tổng hợp, qui nạp và diễn dịch, logic và trực giác, phát minh và chứng minh, lý thuyết và chứng cứ; vấn đề phân định ranh giới giữa khoa học và siêu hình học, siêu hình học và khoa học tự nhiên, tri thức khoa học tự nhiên và tri thức khoa học xã hội.
Bắt đầu từ những năm 60 thế kỷ XX, những vấn đề mới mẻ trong triết học khoa học đã xuất hiện và được đặt nên hàng đầu. Trong khuôn khổ của sự phê phán chủ nghĩa chính thống - cho rằng về nguyên tắc có thể quy giản các dạng tri thức khác nhau về một cơ sở cho trước, hiển nhiên nào đó, về một số vấn đề nào đó của tri thức - người ta bắt đầu phân tích khái niệm “hệ chuẩn chương trình nghiên cứu khoa học” - khái niệm được dùng để giải quyết một cách khác về căn bản vấn đề cơ sở của tri thức khoa học. Xuất phát từ vấn đề cấu trúc của tri thức khoa học, sự phân tích phương pháp luận chuyển sang vấn đề về sự tăng trưởng của nó, các mô hình tiến hóa luận, tích lũy luận về sự phát triển của khoa học đã xuất hiện và bị bác bỏ. Khái niệm tính vô ước được Thomas Kuhn đưa ra để giải thích bản chất của cuộc cách mạng khoa học. Khái niệm tính hợp lý khoa học có nội dung mới, dựa vào khái niệm này, triết học khoa học hình thành các tiêu chuẩn về tính khoa học, các chuẩn mực
phương pháp luận về nghiên cứu khoa học, các tiêu chuẩn về sự lựa chọn và tiếp nhận một lý thuyết mới. Khuynh hướng lịch sử hóa triết học khoa học đã được quan tâm và do đó sự tương quan giữa triết học khoa học và lịch sử khoa học được coi là những vấn đề trung tâm.
Việc mở rộng phạm vi đối tượng của triết học khoa học dần đưa đến việc phân tích cả các vấn đề xã hội, văn hóa, niềm tin của cộng đồng khoa học. Nổi bật trong số đó và kéo dài đến ngày nay là vấn đề về quyết định luận xã hội của tri thức khoa học, về khoa học với tư cách là nhân tố của sự phát triển xã hội… Ngày nay, xu thế này tiếp tục được nghiên cứu dưới các góc độ rộng mở hơn.
Như vậy, nằm trong dòng chảy chung của triết học khoa học, Thomas Kuhn đã phát triển các quan niệm của mình về sự phát triển của khoa học qua các cuộc cách mạng. Quan niệm này đã mở đầu cho một thời kỳ quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề văn hóa, xã hội và tâm lý của cộng đồng các nhà khoa học trong sự tăng trưởng của khoa học. Các quan niệm này không phải tách rời hay tự nhiên có, đó là quá trình phát triển liên tục và ngày càng mở rộng hệ vấn đề nghiên cứu của triết học khoa học, đối tượng nghiên cứu cũng vì thế mà ngày càng phong phú và rộng mở hơn.
* Khái quát về cuộc đời và triết học Thomas Kuhn:
Thomas Samuel Kuhn sinh ngày 18-7-1922 ở Cicinnati thuộc bang Ohio, Hoa Kỳ. Ông là con của Samuel L. Kuhn, một kỹ sư công nghiệp và Minett Strook Kuhn. Ông nhận bằng cử nhân vật lý ở Đại học Havard năm 1943, năm 1946 ông nhận bằng thạc sĩ, và tiến sĩ năm 1949 cũng ở ngôi trường này. Sự nghiệp khoa học của Kuhn bắt đầu từ vật lý học, sau đó, ông chuyển sang nghiên cứu lịch sử khoa học và đây chính là bước chuyển quan trọng trong sự nghiệp triết học của ông. Kuhn nhận dạy lịch sử khoa học theo gợi ý của Hiệu trưởng Đại học Havard lúc bấy giờ là James Conant, từ 1948 đến 1956. Công việc giảng dạy tại thời gian này giúp Kuhn tập trung vào
nghiên cứu lịch sử khoa học một cách chi tiết. Kuhn tập trung vào các vấn đề lý thuyết và lịch sử ban đầu của nhiệt động lực học. Bên cạnh đó ông cũng dành thời gian cho các vấn đề lịch sử thiên văn. Vào năm 1957, Thomas Kuhn cho xuất bản cuốn sách đầu tiên trong sự nghiệp của mình The Copernicus Revolution.
Sau đó ông chuyển về Đại học California ở Berkeley giảng dạy cho hai khoa Triết học và Lịch sử Khoa học. Năm 1961, Kuhn được phong hàm giáo sư lịch sử khoa học và tại đây ông đã xuất bản cuốn sách quan trọng nhất cuộc đời mình Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học. Năm 1964, Kuhn chuyển
sang giảng dạy tại đại học Princeton với chức danh Giáo sư triết học và Lịch sử Khoa học trên ghế danh dự của M.Taylor Pyne.
Vào những năm 1970, một bộ sưu tập các bài tiểu luận của Kuhn về triết học và lịch sử khoa học đươc xuất bản với tiêu đề The Essential Tension và sau đó chuyên khảo về lịch sử khoa học nữa được xuất bản là
Black - Body Theory and the Quantum Discontinuity liên quan đến các vấn
đề của cơ học lượng tử. Vào những năm cuối đời, Kuhn dành công việc nghiên cứu của mình cho triết học khoa học, bao gồm cả việc phát triển khái niệm vô ước, sự tiến hoá của khoa học và phát triển các khái niệm có liên quan trong tâm lý học.
Năm 1979, ông chuyển về giảng dạy ở Học viện Công nghệ Massachusetts với chức danh Giáo sư triết học và được ngồi vào ghế giáo sư danh dự mang tên Laurence S.Rockefeller từ 1983 đến 1991.
Kuhn mất vì bệnh ung thư ở Cambridge ngày 17-6-1996 để lại một di sản triết học và lịch sử khoa học đồ sộ.
Kuhn là nhà triết học khoa học và lịch sử khoa học Mỹ nổi tiếng đương đại, là nhân vật chủ chốt đại biểu cho trường phái chủ nghĩa lịch sử. Các tác phẩm chính của Kuhn có thể kể đến: Nh ng nhận xét về ài viết của Lacatos;
Sources for History of Quantum Physies; Selected Studies in Sientific Tradition and Change…
Cùng với Feyerabend và Popper có thể nói Thomas Kuhn là một trong ba gương mặt lớn nhất của triết học khoa học cuối thế kỷ XX.
Thế kỷ XX chứng kiến bước nhảy vọt chưa từng có trong lịch sử khoa học. Sự phát triển của khoa học trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu của những biến đổi to lớn trong đời sống xã hội. Khoa học thực sự “trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” và có ảnh hưởng to lớn đến những thiết chế xã hội, văn hóa, lối sống của xã hội. Sự phát triển của khoa học đặt ra hàng loạt vấn đề mới cho sự nhận thức của triết học, trong đó có triết học phương Tây hiện đại. Một trong số đó là vấn đề về sự phát triển của khoa học. Trong việc giải quyết vấn đề này, những mô hình phát triển khoa học của chủ nghĩa hậu thực chứng có ảnh hưởng rất lớn đến giới triết học và khoa học ở phương Tây hiện đại. “Nếu chủ nghĩa thực chứng mới chỉ dừng lại ở sự phân tích cấu trúc tri thức có sẵn, thì chủ nghĩa hậu thực chứng lại đặc biệt quan tâm đến sự xuất hiện của tri thức mới, sự phát triển của khoa học và xây dựng những mô hình về sự phát triển của khoa học”[35, tr. 178]. Chính từ những nội dung quan trọng của chủ nghĩa hậu thực chứng đã tác động đến Kuhn để ông trình bày những quan điểm có tính chất khai phá về một cách tiếp cận hoàn toàn mới mẻ.
Nội dung chính trong học thuyết triết học của Thomas Kuhn đó là quan niệm về lý luận cách mạng khoa học được ông trình bày phần lớn trong tác phẩm Cấu trúc các cuộc Cách mạng Khoa học. Kuhn bác bỏ quan niệm về
khoa học với tư cách là hệ thống tri thức đã thống trị trong triết học thực chứng mới và trong triết học Popper mà việc thay đổi và phát triển cần tuân thủ nguyên tắc của phương pháp luận và logic học. Ông thay nó bằng hình ảnh về khoa học với tư cách là cộng đồng khoa học. Tính đặc thù của hình ảnh này là ở chỗ các yếu tố phương pháp luận - logic trong sự phát triển khoa
học đã mất đi tính chuẩn mực siêu lịch sử của mình và trở nên phụ thuộc về mặt chức năng vào phương thức hoạt động của cộng đồng khoa học, phương thức thống trị ở giai đoạn lịch sử này hay khác.
Điểm chính yếu trong triết học của Kuhn là tập trung vào mối quan hệ giữa triết học và lịch sử khoa học. Chính lịch sử khoa học là cội nguồn của các quan niệm tri thức luận. Kuhn đã đưa ra một hình ảnh về khoa học với tư cách là hoạt động của các cộng đồng khoa học. Điều này khác hẳn so với các quan niệm coi khoa học như hệ thống tri thức đã tồn tại trước đó.
Thomas Kuhn tập trung trình bày cấu trúc và tiến trình phát triển của khoa học, mà những quan niệm ấy chủ yếu xoay quanh những khái niệm cơ bản: “mẫu hình”, “khoa học chuẩn định”, “cách mạng khoa học”2
. Quan niệm hạt nhân trong triết học Kuhn là lý thuyết về “mẫu hình”. Khái niệm “mẫu hình” gắn chặt với “cộng đồng khoa học”- tập hợp những nhà khoa học trong chuyên ngành nhất định hợp thành. Khác với những quan điểm mang tính phản nghiệm của Popper, Kuhn chứng minh rằng các lý thuyết khoa học trong lịch sử không hề bị loại bỏ khi chúng tỏ ra sai, mà chỉ đến khi nào được thay thế. Sự thay thế này đòi hỏi phải có sự tham gia của cộng đồng các nhà khoa học, cùng thống nhất với nhau về một quy trình xoay quanh việc giải thích một số hiện tượng nhất định. “Mẫu hình” là một niềm tin chung mà các nhà khoa học trong cộng đồng cùng có, nó quy định việc họ có chung lý luận, quan điểm và phương pháp để giải quyết vấn đề của khoa học.
Kuhn chia tư duy còn người thành 2 hình thức cơ bản đó là: tư duy kiểu phát tán và tư duy kiểu thu gom. Tư duy kiểu phát tán ý chỉ “con người
2
Trong nhiều bài viết và ngu n tài liệu dịch cho đến nay, các tác giả và dịch giả Việt Nam đ đưa ra nh ng