Quan niệm về “Mẫu hình”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của thomas samuel kuhn về cách mạng khoa học trong tác phẩm cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học (Trang 49 - 65)

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Quan niệm về “Mẫu hình”

Thuyết “mẫu hình” (paradigm) là “điểm nổi bật của triết học Kuhn, cũng là nội dung bản chất phân biệt với triết học khác”[12, tr. 260]. Đây là một trong các khái niệm cơ bản trong triết học khoa học của Kuhn, có ý nghĩa quan trọng và là nền tảng cho các quan niệm sau này không những trong triết học khoa học mà cả các lĩnh vực khác, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Kuhn đã xác lập quan niệm về sự phát triển của khoa học như một quá trình chuyển đổi từ “mẫu hình” này sang một “mẫu hình” khác, sự chuyển đổi đó, ông gọi là những cuộc “cách mạng khoa học”. Các khái niệm “mẫu hình”, “khoa học chuẩn định” và “cộng đồng khoa học” được xem như nền tảng của mô hình tiến hoá khoa học do Kuhn đề xuất.

Thuật ngữ “mẫu hình” ban đầu được Kuhn mượn từ khoa ngôn ngữ học (chỉ các mẫu chia động từ của các ngôn ngữ có phép chia động từ) và coi mẫu hình như một mô hình lý thuyết về tư duy, xác định phương hướng suy nghĩ và nghiên cứu khoa học vào một thời điểm nhất định.

Trong Lời bạt viết cho lần xuất bản lần thứ 2 năm 1969, Kuhn đã khẳng định, thuật ngữ mẫu hình được sử dụng theo hai nghĩa khác nhau. Một mặt, khái niệm mẫu hình thể hiện một tập hợp những niềm tin, những giá trị, những kỹ thuật, phương tiện…mà các thành viên trong một cộng đồng khoa học nhất định cùng chia sẻ. Có thể xem ý nghĩa thứ nhất của thuật ngữ mẫu hình do Kuhn đưa ra “là ý nghĩa xã hội học”[30, tr. 339].

Mặt khác, thuật ngữ mẫu hình biểu thị một loại yếu tố cấu thành của tập hợp đó, tức là các lời giải cụ thể cho những bài toán đố được dùng làm mẫu hoặc làm ví dụ để thay thế cho các quy tắc rành mạch mà dựa vào đó người ta tìm kiếm lời giải cho các bài toán đố khác còn tồn đọng của khoa học chuẩn định. Ý nghĩa này của khái niệm mẫu hình có thể được mô tả là những thành

tựu đã đạt được mà người ta có thể sử dụng chúng như những ví dụ mẫu. Ở nghĩa này, “đối với các giải pháp mới cho những bài toán đố mà được xem và được sử dụng như là một mẫu hình khoa học. Trong truyền thống nghiên cứu nó đã khai mở, một mẫu hình - kiểu mẫu thực hiện tốt ba chức năng: (i) nó cho thấy các câu đố mới; (ii) nó cho thấy cách tiếp cận để giải quyết những câu đố; (iii), nó là tiêu chuẩn mà chất lượng của một câu đố giải pháp đề xuất có thể được đo lường”3[61, pg. 38].

Về bản chất, theo Kuhn, “mẫu hình” dù xét về mặt logic hay mặt thực tế, đều rất gần với thuật ngữ “cộng đồng khoa học” (scientific community). Theo đó, mẫu hình chỉ tổng thể các quan niệm, giá trị và phương tiện kỹ thuật

đ được cộng đ ng khoa học thông qua và bảo đảm sự t n tại cho khoa học truyền thống. Kuhn khẳng định: “Mẫu hình là và chỉ là cái mà các thành viên

của cộng đồng khoa học cùng có. Nói ngược lại, cũng chính vì họ cùng có mẫu hình chung, nên mới hợp thành cái thể cộng đồng khoa học đó, mặc dù về phương diện khác họ không có bất cứ điểm chung nào cả”[15, tr.766]. Vậy mẫu hình là cái hợp nhất các thành viên của cộng đồng khoa học và, ngược lại, cộng đồng khoa học bao gồm những người thừa nhận mẫu hình. Ông cũng khẳng định: “Nghiên cứu tỉ mỉ một bộ môn khoa học nhất định vào một thời điểm nhất định về mặt lịch sử ta sẽ thấy nổi lên một tập hợp những minh họa lặp đi lặp lại và gần như được chuẩn hóa của các lý thuyết khác nhau trong những ứng dụng trên mặt bằng quan niệm, mặt bằng quan sát và mặt bằng công cụ của chúng. Đó là các mẫu hình của cộng đồng khoa học được thể hiện trong các giáo trình, bài giảng… của cộng đồng ấy”[30, tr. 105].

Một thành tựu khoa học đáp ứng đủ hai yêu cầu sau đây thì sẽ được Kuhn gọi chung là “mẫu hình”: thứ nhất, những thành quả mà chúng miêu tả

3 Nguyên văn tiếng Anh: “For the novel puzzle-solution which crystallizes consensus is regarded and used

as a model of exemplary science. In the research tradition it inaugurates, a paradigm-as-exemplar fulfils three functions: (i) it suggests new puzzles; (ii) it suggests approaches to solving those puzzles; (iii) it is the standard by which the quality of a proposed puzzle-solution can e measured”.

tương đối vô tiền khoáng hậu để thu hút một nhóm thành viên mà trước đó họ thuộc các phương thức hoạt động khoa học cạnh tranh khác nhau; thứ hai, nó để ngỏ những triển vọng đủ rộng mở để cung cấp cho nhóm các nhà nghiên cứu mới này mọi thể loại vấn đề cần giải quyết.

Với việc lựa chọn thuật ngữ này, Kuhn khẳng định: “có một số công trình mẫu mực - bao gồm trong đó cả các định luật, các lý thuyết, các ứng dụng và các trang thiết bị thực nghiệm - đã cung cấp những mô hình cho ra đời các truyền thống nghiên cứu đặc thù và nhất quán”[30, tr. 50]. Vậy là, một “mẫu hình” là cái quy định các thành viên trong cộng đồng các nhà khoa học cùng tuân thủ các quy tắc, định luật và cả các phương tiện mà nó cung cấp cho một truyền thống nghiên cứu chuyên biệt của họ.

Theo Kuhn, trong lịch sử, có thể thấy nhiều lý thuyết đã là mẫu hình cho một cộng đồng khoa học trong một thời kỳ phát triển của khoa học. Chẳng hạn, những phân tích của Aristotle về chuyển động, tính toán của Ptolemy về vị trí các hành tinh, ứng dụng của Lavoisier về sự cân bằng và toán học hoá Maxwell về trường điện từ... Cụ thể hơn, xem xét một ví dụ trong sự phát triển của quang học vật lý, ta thấy có sự chuyển tiếp và thay đổi của các mẫu hình khác nhau. Bắt đầu từ thế kỷ XX với công trình của Planck, Einstein và nhiều người khác đưa ra quan niệm, ánh sáng là các photon có đặc tính sóng và hạt, các nghiên cứu khoa học được tiến hành tương ứng với điều đó. Ở thế kỷ XIX, ánh sáng được quan niệm là loại sóng ngang, được xem như mẫu hình được hình thành từ quan niệm của Young và Flesnel. Trước đó nữa, vào thế kỷ XVIII, mẫu hình của quang học vật lý được lấy ra từ tác phẩm

Opticks của Newton, trong đó ánh sáng được hiểu là những hạt vật chất. Như

vậy, những mẫu hình của Newton ở thế kỷ XVIII hay của Young và Flesnel ở thế kỷ XIX và sau này là mẫu hình mà người khởi xướng là Planck, Einstein là những mẫu hình cho cả cộng đồng khoa học, lấy nó làm căn cứ và công cụ để hoạt động khoa học chuẩn định. Thậm chí trong nhiều lĩnh vực ta cũng thấy sự hiện diện vững chắc của các mẫu hình. Đó là tĩnh học của

Archimedes, nhiệt học của J. Black, hoá học của R. Boyle và H. Boerhaave, sinh học có thuyết di truyền của G. Mendel, thuyết tiến hoá của C. Darwin…còn trong các lĩnh vực khoa học xã hội, chưa rõ một bộ phận nào có được một mẫu hình rõ ràng như vậy.

Mẫu hình, theo Kuhn, thường được thể hiện trong các sách giáo khoa và quy định hệ thống vấn đề và phương pháp giải quyết cho nhiều năm trong một lĩnh vực khoa học này hay khác. Đó là những sách giáo khoa hay tập san trong đó người ta trình bày những lý thuyết đã được chấp nhận, các ứng dụng của chúng và so sánh các ứng dụng đó với kết quả quan sát và thí nghiệm tiêu biểu. Đó chính là sự trình bày các thành tựu hợp thành khoa học chuẩn định trong thời đại của chúng. Có thể kể ra những tác phẩm được xem là kinh điển như Phlysica của Aristotle, Almngest của Ptolemy, Principa và Opticks của

Newton, Electricity của Franklin, Chemistry của Lavoisier đã giữ vai trò

tương tự trong lịch sử.

Trong tư tưởng của Kuhn, “mẫu hình” còn thể hiện một đặc điểm khác. Trong Lời bạt cho lần xuất bản năm 1969, Kuhn đưa ra khái niệm “ma trận chuyên ngành” (disciplinary matrix) của một khoa học, như một thuật ngữ nhằm làm rõ ý nghĩa cho khái niệm mẫu hình. Chuyên ngành vì nó gợi nhắc đến một cái gì đó thuộc sở hữu chung của các chuyên gia của một chuyên ngành riêng, ma trận bởi vì tập hợp này bao gồm những phần tử được sắp xếp theo nhiều trật tự khác nhau, mà mỗi trật tự đều cần được xác định chi tiết hơn. “Những ý kiến cho rằng sự đồng thuận của một ma trận chuyên ngành chủ yếu là thoả thuận trên mẫu hình - kiểu mẫu được dùng để giải thích bản chất của khoa học thông thường và quá trình của cuộc khủng hoảng, cuộc cách mạng, và đổi mới của khoa học chuẩn định. Nó cũng giải thích sự ra đời của một khoa học trưởng thành”4[62]. Theo đó, khái niệm này có tính đến sự

4 Nguyên văn tiếng Anh: “The claim that the consensus of a disciplinary matrix is primarily agreement on

paradigms-as-exemplars is intended to explain the nature of normal science and the process of crisis, revolution, and renewal of normal science. It also explains the irth of a mature science”.

tham gia của các nhà khoa học trong một ngành khoa học nào đó, và hệ thống các nguyên tắc hoạt động khoa học của họ.

Ngoài ra, theo Kuhn, “mẫu hình” còn thể hiện một đặc điểm khác, đó là biểu thị một yếu tố riêng biệt của tập hợp tín niệm: đó là những giải pháp cho những “bài toán đố” cụ thể được cộng đồng sử dụng như những mô hình làm mẫu, chúng có thể được sử dụng thay thế cho những quy tắc với tư cách là cơ sở cho việc giải các “bài toán đố”, tức là các vấn đề vẫn chưa có lời giải trong quá trình nghiên cứu khoa học của “khoa học chuẩn định”.

“Một khi các mẫu hình còn đang đứng vững, chúng có thể vận hành mà không cần có sự thỏa thuận nào về tính hợp lý của chúng, hoặc thậm chí không hề có ý định nào nhằm hợp lý hóa cho bản thân chúng”[30, tr. 115]. Một “mẫu hình” hoàn toàn có đủ khả năng tồn tại và chi phối đến lĩnh vực mà ở đó nó có đầy đủ các quy tắc, bộ công cụ để chi phối cho dù còn những tranh cãi về địa vị của nó.

Về cấu trúc của “mẫu hình”, theo Kuhn, trong sự phát triển của khoa học, một mẫu hình về cơ bản gồm 3 yếu tố cấu thành như sau:

Yếu tố thứ nhất là những khái quát hoá biểu trưng mà ảnh hưởng tinh thần là chủ yếu. Tức là niềm tin chung mà các nhà khoa học có xuất phát từ “mẫu hình”. “Niềm tin chung đó quy định họ có chung lý luận cơ bản, quan điểm, phương pháp cung cấp cho họ mô hình lý luận chung, và cách giải quyết vấn đề…”[15, tr. 767]. Trong nghĩa này, cách nhìn tạo lập của một hệ chuẩn vừa là một máy phát hiện vừa là một máy loại bỏ - vả lại đây là một tính đối ngẫu đặc trưng cho tất cả những thành tố của một mẫu hình.

Yếu tố thứ hai, đó là bộ công cụ khái niệm của các nhà nghiên cứu tức là những khái niệm, những lí thuyết, những kết quả thực nghiệm trong hoạt động của khoa học chuẩn định.

Yếu tố thứ ba của một “mẫu hình”, đó là, những vấn đề hóc búa mà hoạt động của khoa học chuẩn định chưa giải quyết được và tạo điều kiện đưa ra các bài toán đố.

Một “mẫu hình” hiếm khi có khả năng bị sao lặp, mà bản thân nó đã là một đối tượng được gọt giũa và được xác định tính chính xác trong những điều kiện mới hay những điều kiện hết sức nghiêm ngặt của cộng đồng khoa học, giống như một quyết định pháp lý được công nhận trong luật.

Trong tác phẩm và đặc biệt là lời bạt viết năm 1969 cho lần xuất bản thứ hai Kuhn đã mô tả sự gắn bó chặt chẽ giữa “mẫu hình” và “cộng đồng khoa học”. Một “mẫu hình” là cái mà các thành viên của cộng đồng khoa học cùng có. Sự gắn bó chặt chẽ giữa chúng tạo nên một mối quan hệ tương hỗ. Theo đó, “cộng đồng khoa học” là do một số nhà khoa học chuyên biệt trong một lĩnh vực nào đó hợp thành. Họ cùng được thừa hưởng một nền giáo dục, làm việc chung với những người đã cùng thu lượm kiến thức cơ bản từ những mô hình cụ thể như nhau. Kuhn gọi họ là những người mà công việc nghiên cứu của họ dựa trên những mẫu hình giống nhau đều tuân thủ những quy tắc và chuẩn mực như nhau trong nghiên cứu khoa học. Khái niệm này ghi nhận tính chất tập thể của của việc sản xuất ra tri thức, tính tất yếu của sự giao tiếp giữa các nhà khoa học, sự đạt tới cách đánh giá thống nhất về mặt tri thức của một cộng đồng khoa học nhất định, việc các thành viên của nó thông qua những chuẩn mực mang tính tương đối và những lý tưởng về hoạt động nhận thức, trong số đó có cả những đặc tính của khoa học.

Rõ ràng rằng, thuật ngữ “cộng đồng khoa học” chỉ tổng thể các nhà nghiên cứu với trình độ đào tạo khoa học ban đầu và đã được chuyên môn hoá, họ luôn luôn có sự nhất trí trong các cách quan niệm về mục đích của khoa học và mối quan hệ của nó đối với môi trường xã hội.

Trước đây, những phương diện của nhận thức khoa học như những ý nghĩa của “cộng đồng khoa học” mà Kuhn đưa ra cũng đã được mô tả giống các cách gọi “trường phái khoa học”, “trường phái độc lập”, “vương quốc của các nhà khoa học”…Tuy nhiên, phía sau sự kiến giải chủ thể tập thể của sự nhận thức với tư cách là một cộng đồng khoa học không phải chỉ là việc chính

xác hoá một cách giản đơn về thuật ngữ mà là việc tổng hợp các khía cạnh của hoạt động nhận thức và xã hội của khoa học, là việc dẫn nó tới chỗ phân tích các hệ phương pháp phân tích các nhóm và các cộng đồng xã hội khác nhau - cái đã được thử nghiệm trong xã hội.

Michael Polanyi (1891 - 1976) - nhà triết học khoa học người Anh, người đã nổi tiếng với các công trình trong lĩnh vực triết học khoa học đã đưa ra khái niệm “cộng đồng khoa học” và những công trình nghiên cứu của mình về những điều kiện cho sự giao tiếp khoa học tự do và để duy trì các truyền thống của khoa học. Tuy nhiên, khái niệm đó ở Polanyi chưa đủ mạnh để kết nối chặt chẽ tiến trình phát triển của khoa học với các thành viên trong cộng đồng khoa học. Sự xuất hiện của tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa

học của Kuhn với việc dùng thuật ngữ đó để chỉ sự phát triển của khoa học

gắn liền trực tiếp với cấu trúc và sự vận động của cộng đồng khoa học. Khái niệm này đã bám chắc vào kho tàng của các nhà khoa học khác nhau, các khoa học chuyên nghiên cứu khoa học và lịch sử của nó.

Theo Kuhn, cộng đồng khoa học có thể được xem xét ở các cấp độ khác nhau: cộng đồng tất cả các nhà khoa học, cộng đồng khoa học quốc gia, cộng đồng các chuyên gia của một ngành khoa học nào đó, nhóm các nhà khoa học chuyên nghiên cứu một vấn đề và nằm trong hệ thống giao tiếp phi chính thức. Bên trong cộng đồng khoa học cũng hình thành sự phân chia các nhà khoa học thành các nhóm trực tiếp hoạt động sản xuất ra tri thức mới, tổ chức quá trình nhận thức tập thể, hệ thống hoá tri thức và chuyển chúng cho thế hệ nghiên cứu trẻ tuổi. Trong xã hội học của tri thức, bên cạnh cộng đồng khoa học người ta còn nghiên cứu cái gọi là “các cộng đồng tri thức luận” được hình thành trong các lĩnh vực nhận thức ngoài khoa học, đã được chuyên môn hoá, ví dụ như các cộng đồng các nhà tâm lý học, các nhà giả kim thuật hay các nhà chiêm tinh, ngoại cảm.

Mối quan hệ giữa khái niệm “mẫu hình” và “cộng đồng các nhà khoa học” là mối quan hệ mà các thành viên trong cộng đồng cùng chia sẻ một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của thomas samuel kuhn về cách mạng khoa học trong tác phẩm cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học (Trang 49 - 65)