8. Kết cấu của luận văn
2.2. Quan niềm về bản chất của cuộc cách mạng khoa học
2.2.2. Bản chất của cách mạng khoa học
2.2.2.1. Cách mạng khoa học là sự thay thế các mẫu hình
Cuộc cách mạng khoa học như Kuhn đã khẳng định, đó là sự thay thế của các “mẫu hình”, trong đó, một “mẫu hình” mới ra đời thay thế toàn bộ hay một phần “mẫu hình” cũ và cách mạng khoa học là một giai đoạn phát triển không tích lũy. Tại sao sự thay đổi “mẫu hình” đó lại được gọi là cuộc “cách mạng”, có sự tương đồng gì mà Kuhn có thể dùng thuật ngữ đó đối với sự thay thế các “mẫu hình”. Kuhn đã giải thích điều này trong tác phẩm bằng việc chỉ ra những điểm tương đồng giữa chính trị và khoa học để thấy rằng chúng có thể cùng sử dụng thuật ngữ đó.
Tương tự như cách mạng chính trị được khởi đầu bởi sự nhận thức ngày càng rõ rệt là thể chế đang tồn tại không còn thích hợp để đáp ứng các vấn đề xã hội đặt ra bởi một môi trường mà một phần là do chính thể đó tạo ra, “cách mạng khoa học đã nảy sinh từ sự nhận thức rằng “mẫu hình” đang tồn tại không còn hoạt động một cách thích hợp trong việc giải thích một khía
cạnh của tự nhiên mà trước đó cũng chính mẫu hình này đã soi đường chỉ lối cho việc nghiên cứu khía cạnh ấy”[30, tr. 85].
Sự tương đồng giữa chính trị và khoa học còn một khía cạnh thứ hai sâu sắc hơn nhiều. Cách mạng chính trị nhằm vào việc thay đổi các thiết chế chính trị theo phương cách mà bản thân thiết chế chính trị đó ngăn cấm. Để thành công cách mạng chính trị phải “từ bỏ một phần nào đó các thiết chế để tiếp nhận một loạt các thiết chế khác”. Ban đầu, khủng hoảng làm suy yếu vai trò của các thiết chế chính trị, đồng thời số người muốn xa lánh đời sống chính trị sẽ tăng lên. Một khi cuộc khủng hoảng xảy ra trầm trọng hơn, có nhiều cá nhân quyết tâm theo đuổi một cam kết được đề xuất cụ thể nhằm xây dựng lại xã hội trong một khuôn khổ thể chế mới. Lúc này, xã hội phân chia thành các phe phái cạnh tranh nhau, một bên cố gắng tìm cách bảo vệ tập hợp thể chế cũ, bên kia lại tìm cách thiết lập thể chế mới. Theo Kuhn, một khi sự phân cực này đã xảy ra thì mọi phương sách chính trị đều thất bại. Họ không thể thống nhất cùng nhau, cũng không thể chấp nhận một khuôn khổ siêu thiết chế để có thể phân xử rõ ràng, chính điều này buộc họ phải sử dụng đến các biện pháp quần chúng mà thường là bao gồm cả việc sử dụng vũ lực. Mặc dù cách mạng có một vai trò sống còn đối với sự phát triển các thể chế chính trị, vai trò này lại phụ thuộc phần nào vào những biến cố ngoài chính trị và ngoài thể chế.
Giống như việc lựa chọn các thể chế chính trị cạnh tranh nhau, việc lựa chọn các “mẫu hình” cạnh tranh nhau là sự lựa chọn những kiểu không tương hợp trong đời sống cộng đồng khoa học. “Khi các mẫu hình phải tham gia vào một cuộc tranh cãi để lựa chọn, vai trò của chúng không khỏi trở nên luẩn quẩn. Mỗi nhóm đều sử dụng mẫu hình của mình làm cơ sở lý luận để bênh vực chính mẫu hình đó”[30, tr. 195]. Để ra khỏi cái vòng tròn đó, các nhóm buộc phải tìm cách thuyết phục những người khác về sự đúng đắn của “mẫu hình” mà mình chia sẻ và cuối cùng, “mẫu hình” sẽ được lựa chọn theo sự tán thành của cộng đồng khoa học.
Thomas Kuhn cho rằng, sự phát triển của khoa học theo cách hoàn toàn tích lũy là khó có thể xảy ra về nguyên tắc, đó không phải là việc tích luỹ đều đặn các tri thức mới mà là trải qua những đường thẳng đứt đoạn, mà đoạn đứt đó chính là các cuộc cách mạng khoa học hay nói cách khác là phải trải qua những bước chuyển “mẫu hình”.
Một cách giản đơn, cuộc cách mạng khoa học hay vấn đề sự phát triển của khoa học có thể được xem chính là vấn đề nghiên cứu quan hệ lý luận cũ và mới. Đối mặt với sự tranh chấp của lý thuyết mới, lý thuyết cũ có hai số phận: một là bị đẩy ra khỏi cung điện thần thánh của khoa học, trực tiếp bị đưa vào viện bảo tàng lịch sử cho người ta chiêm ngưỡng, nơi người ta cất giữ những lý thuyết thiên văn học của Ptolemy, thuyết nhiên tố…; hai là, vẫn được ở lại trong cung điện nhưng phải nhường chiếc ghế thứ nhất cho lý thuyết mới như lý thuyết của Newton, sinh học cổ điển…
Về nguyên tắc, một hiện tượng mới không nhất thiết phải tạo ra một sự tác động phá huỷ đối với một bộ phận nào đó của hoạt động khoa học. Chẳng hạn, giả sử sự phát hiện ra nước trên sao Kim ở thời đại ngày nay có thể phá vỡ “mẫu hình” hiện hành vốn cho rằng đó không phải là nơi nước có thể tồn tại được, nhưng việc phát hiện ra nước ở một nơi nào đó trong thiên hà thì lại không đem đến tác động to lớn như thế. Một lý thuyết mới không buộc nó phải xung đột với bất cứ lý thuyết nào trước đó, nó có thể đề cập đến các hiện tượng mà trước đây chưa được biết đến. Cũng có thể là lý thuyết mới là lý thuyết ở một cấp độ cao hơn lý thuyết cũ, lý thuyết cũ cũng có thể là một trường hợp đặc biệt của lý thuyết mới, hoặc lý thuyết mới có thể thâu tóm toàn bộ các lý thuyết cũ mà không cần phải thay đổi bất cứ điều gì ở chúng. Và đây là cái đáng nói, trong quan hệ này, lý thuyết cũ nằm trong quan hệ được lý luận mới “bao dung”. Nhất là loại “bao dung” trong những trường hợp sau làm người ta rất chú ý: trong điều kiện giới hạn độ cong không gian bằng 0, hình học phi Euclid có thể chuyển thành hình học Euclid hay ở trong
điều kiện sự phân bố vật chất rất thưa và trường dẫn lực yếu thì thuyết tương đối rộng có thể quá độ tới lý luận lực hấp dẫn của Newton. Và trong điều kiện giới hạn tốc độ chuyển động nhỏ hơn tốc độ ánh sáng rất nhiều, cũng có thể thuyết tương đối hẹp dẫn tới lý luận của Newton. Điều này làm cho các nhà nghiên cứu thấy lạ là cơ học cổ điển ở tình huống cực hạn có thể được dung hợp trong cơ học lượng tử. Chính vì mối quan hệ đó đã hình thành một quan đểm có tính tuyến tính của lịch sử khoa học - thuyết luỹ tích hay chủ nghĩa luỹ tích.
Đối lập với các loại quan điểm đó, Kuhn đã đưa ra một mô hình lý thuyết mới mẻ hoàn toàn. Ông bác bỏ thuyết luỹ tích trong lịch sử khoa học, cho rằng: khoa học không phải là sự tích luỹ đơn giản tri thức mà nhất thiết phải là sự lật đổ. Một “mẫu hình” mới ra đời là một sự lật đổ “mẫu hình” đã tồn tại trước đó, định hình lại toàn bộ khoa học chuẩn định của một cộng đồng khoa học.
Trước Kuhn, quan niệm phổ biến rộng rãi thì khoa học phát triển một cách tuyến tính, có tính chất tích luỹ, tựa như một toà lâu đài được xây dựng với viên gạch này đặt lên viên gạch khác, có thể là chậm chạp nhưng mỗi ngày một xây đắp thêm, cao lớn hơn. Đó là quan niệm của chủ nghĩa luỹ tích - những quan niệm định hướng có tính phương pháp luận của triết học khoa học. Nội dung chủ yếu của các quan niệm này là sự phát triển của tri thức diễn ra theo con đường bổ sung dần dần những luận điểm mới vào tổng thể những tri thức đúng đã tích luỹ được.
Một hệ quả của quan niệm trên đó là sự tăng trưởng của kiến thức đến một lúc nào đó có thể đạt tới một điểm mà ở đó hầu như mọi sự điều đã là đã biết, việc xây dựng toà nhà khoa học đi đến chỗ hoàn tất. Charles Sanders Peirce (1839 - 1914) - nhà toán học, logic học, triết học người Mỹ là một tác giả tiêu biểu của những quan niệm tích luỹ trong lịch sử khoa học. Ông coi lịch sử khoa học như là sự phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn sơ bộ trong
đó người ta đi tìm cấu trúc tổng quát của các quan hệ định tính giữa các tham số khoa học; giai đoạn thứ hai, mà nội dung là tinh vi hoá định lượng, có nghĩa là tìm cho đủ các giá trị đúng của các tham số có trong các phương trình mà cấu trúc tổng quát của chúng đã được xác định trong giai đoạn trước. Khi giai đoạn đầu tiên đã được vượt qua thì sự phát triển khoa học trong giai đoạn sau đó chỉ còn là tăng thêm các chi tiết và độ chính xác, xác định nhũng số lẻ tiếp theo cho giá trị của của những đại lượng mà giá trị gần đúng của chúng đã được xác lập. Quan niệm luỹ tích thực chất là “sự giản đơn hoá về sự phát triển của tri thức dẫn đến việc tuyệt đối hoá yếu tố tính liên tục, loại bỏ những biến đổi về chất, loại trừ tri thức cũ đã bị phủ nhận”[35, tr. 139]. Chủ nghĩa luỹ tích xuất hiện với tư cách là sự khái quát hoá không có tính phê phán khoa học tự nhiên mô tả và lý tưởng về sự suy luận bằng diễn dịch. Cơ sở nhận thức của chủ nghĩa tích luỹ đó là tư tưởng về tính liên tục của kinh nghiệm nhận thức và quan niệm về sai lầm với tư cách là yếu tố chủ quan thuần tuý trong nhận thức, những thứ gắn liền với quan niệm siêu hình về sự phát triển.
Quan niệm về sự phát triển của khoa học theo cách tích luỹ cũng đã từng được rút ra từ sự nghiên cứu về xã hội học khoa học. Trong những năm 1930, Robert K. Merton (1910 - 2003) - nhà xã hội học khoa học người Mỹ, đã nghiên cứu về sự phát triển của khoa học trong khuôn khổ của lý thuyết cấu trúc - chức năng, xem nó như là một hệ thống xã hội chịu sự chi phối của những chuẩn mực đặc thù mà sự tuân thủ chúng sẽ đảm bảo tính khách quan của các kết quả nghiên cứu. Các chuẩn mực đó, theo Merton bao gồm: chủ nghĩa cộng đồng, chủ nghĩa phổ dụng, sự tìm hiểu vô tư và chủ nghĩa hoài nghi có tổ chức. Chủ nghĩa cộng đồng chỉ tính chất tập thể của hoạt động khoa học: khoa học là một tài sản công cộng, kết quả của những cố gắng chung. Chủ nghĩa phổ dụng chỉ sự giao lưu của kiến thức nhờ việc tôn trọng một số phương pháp quan sát và giải thích chặt chẽ. Sự tìm hiểu vô tư là cái đối lại của tất cả những động cơ bên ngoài khoa học của các nhà nghiên cứu,
đặc biệt là về chính trị và kinh tế. Nhờ những quy tắc kiểm tra rất chặt chẽ áp dụng cho các chuẩn mức đó, sẽ có thể ngăn ngừa được sự lừa bịp cũng như sự xuất hiện những khoa học giả hiệu. Cuối cùng, chủ nghĩa hoài nghi có tổ chức phân biệt hoạt động khoa học với đa số các hoạt động khác của con người ở chỗ nó loại bỏ sự phân biệt cái phàm tục với cái thiêng liêng, cái cần được tôn trọng không có phê phán với cái có thể được đưa ra phân tích. Sự tuân thủ các chuẩn mực đó trong hoạt động khoa học, về nguyên tắc, sẽ bảo đảm sự tồn tại của tính duy lý, tính tích lũy và tính chất không có xung đột của kiến thức khoa học.
Các quan niệm mô tả một cách tích luỹ tri thức khoa học đã bị Kuhn bác bỏ. Kuhn đã trình bày cụ thể vấn đề đó khi mô tả bản chất của cuộc cách mạng khoa học trong tiến trình phát triển của khoa học. Đó phải là một quá trình lật đổ chứ không phải là một quá trình xây đắp thêm.
Những quan điểm của Kuhn cho rằng, lịch sử khoa học không phát triển đơn giản như những gì mà các nhà khoa học thời đó quan niệm. Khoa học không phải phát triển theo kiểu đặt viên gạch này lên trên viên gạch khác mà kịch tính hơn rất nhiều. Có những cuộc cách mạng khoa học đã nổ ra mà không đặt viên đá này lên viên đá khác. Nhà khoa học lúc này không chỉ là một tổng công trình sư mà còn là chuyên gia lật đổ, khoa học phát triển giống như một thành phố hiện đại: các ngôi nhà cũ được phá bỏ và thay thế bằng những ngôi nhà mới.
Khoa học tiến triển không chỉ theo cách cộng thêm vào mà còn theo cách trừ, như Kuhn đã lập luận: “một khi đã vượt qua giới hạn thì không phải chỉ có hình thức quy luật thay đổi mà đồng thời ta còn buộc phải thay đổi cả cấu trúc cơ bản tạo nên chúng”[30, tr. 209]. Những khám phá có ý nghĩa nhất ngày hôm nay luôn luôn là một sự lật đổ các khám phá của ngày hôm qua, những phát kiến lớn của khoa học không thể tránh được có một dạng mâu thuẫn với những phát hiện lớn trước đó của khoa học và bao hàm không chỉ là sự bổ sung mà còn là sự thay thế.
George Sarton (1884 - 1956) nhà hoá học và lịch sử khoa học người Mỹ, đã từng viết: “Các nhà lý thuyết về phương pháp khoa học thuộc một trường phái cũ đã mắc phải quan điểm coi khoa học là có tính tích luỹ và đương nhiên, có xu hướng nhìn nhận sự tiến bộ của khoa học theo sự tích luỹ của nó… Nhưng trong những thập kỷ gần đây, quan điểm này đã bị tấn công mạnh mẽ…”[67, pg. 5]. Phát triển khoa học không phải cộng thêm mà là thay đổi bản thân cái khung. Con đường diễn tiến của khoa học chắc chắn phải là thay thế.
Nếu sự phát triển của khoa học là những cuộc cách mạng kế tiếp nhau, là việc thay đổi những “mẫu hình” thì con đường đó có thể không phải lúc nào cũng là đường thẳng, có thể có sự chệch hướng sang phía này hay phía kia, các ý tưởng dường như có thể quay trở lại lần này rồi lần khác lại cũng một cái la bàn trí tuệ, nhưng ta sẽ luôn luôn thấy rằng, chúng đã đạt tới một trình độ cao hơn. Kuhn khẳng định rằng, những chủ thuyết về sự tích luỹ tri thức bằng cách đặt viên gạch này lên viên gạch khác là sai lầm bởi vì sự tăng trưởng của khoa học còn sống động hơn nhiều, đó là sự tăng trưởng của một vật thể sống.
Bằng việc đưa ra quan điểm về cách mạng khoa học như những quá trình lật đổ, Kuhn đã chỉ ra rằng, bản chất của một cuộc cách mạng khoa học là sự thay thế của các “mẫu hình”. Giữa hai loại quan điểm này, ta thấy: trong khi Kuhn nhấn mạnh đến sự thay thế của lý thuyết mới đối với lý thuyết cũ, cho rằng giữa hai cái không có quan hệ kế thừa, chúng là vô ước thì chủ nghĩa tích luỹ lại nêu bật tính tương dung giữa hai loại lý thuyết cũ và mới, không đề cập đến xung đột giữa chúng.
Bản thân Kuhn cũng đã từng thừa nhận rằng, có một điểm chung giữa ông và Popper - người đề xướng mô hình lý thuyết “cách mạng không ngừng” là ở chỗ: “Chúng tôi đều phản đối quan điểm khoa học thông qua sự tích luỹ mà có tiến bộ, đều nhấn mạnh quá trình cách mạng của lý luận mới và sự vứt
bỏ và thay thế không tương dung đối với lý luận cũ”. Theo cách nhìn của Kuhn, giữa hai “mẫu hình” khác nhau không thể thông ước với nhau, ít nhất là chúng không có gì để trao đổi với nhau.
2.2.2.2. Cách mạng khoa học là sự thay đổi thế giới quan của cộng đ ng khoa học
Một hệ quả từ sự thay thế “mẫu hình” theo Kuhn, đó là sự thay thế “mẫu hình” thực chất là sự thay thế niềm tin, giống như sự thay thế tín ngưỡng tôn giáo, giữa chúng không có tính liên tục, không thể dùng tính hợp lý logic để giải thích mà chỉ có thể nhờ sự giải thích của tâm lý học… Cuộc cách mạng khoa học không chỉ tác động đến khoa học chuẩn định mà còn tác