8. Kết cấu của luận văn
1.2. Khái quát về triết học Thomas Kuhn và tác phẩm Cấu trúc các cuộc
1.2.2. Khái quát về tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học
Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học (The Structure of Scientific
Revolutions) được Thomas Kuhn cho xuất bản 1962 (bản dịch tiếng Việt của Chu Lan Đình, Nxb Tri Thức, 2008), lúc đầu được đăng tải như một mục trong bộ Bách khoa thư khoa học thống nhất (International Encyclopedia Unified Science) do các nhà thực chứng luận của Câu lạc bộ Vienne ấn hành.
Ngay sau khi ra đời, Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học đã là cuốn sách triết học bán chạy nhất ở châu Âu và châu Mỹ, được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, số lượng phát hành bản tiếng Anh lên tới hàng triệu bản. Theo các tạp chí khoa học, đây cũng là cuốn sách được trích dẫn nhiều nhất. Sự ra đời của nó đã đặt dấu chấm hết cho nhiều tư tưởng triết học khoa học thịnh hành từ những năm 30 cho đến thời điểm 1962 ấy. Đồng thời nó cũng mở đầu cho một tư tưởng triết học mới, không nghiêng về phân tích logic và phân tích khái niệm, mà chú trọng hơn đến các điều kiện văn hóa lịch sử, đặc biệt trong việc mô tả sự tiến triển của khoa học.
Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học là một tác phẩm nổi tiếng của triết
học khoa học. Nội dung của nó vượt xa khỏi những tư tưởng thời bấy giờ về tiến trình phát triển khoa học. Tác phẩm này đã được hưởng ứng rộng rãi trên thế giới. “Nó phản ánh thời điểm có tính chất bước ngoặt trong sự phát triển của tri thức luận và sử liệu khoa học phương Tây hiện đại, thời điểm gắn liền với việc khắc phục những giáo điều cơ bản trong chủ nghĩa kinh nghiệm logic”[35, tr. 78]. Các quan niệm của Kuhn đưa ra trái ngược với các quan niệm đang thịnh hành thời bấy giờ ở phương Tây, đặc biệt là thuyết tăng triển, thuyết chiếm địa vị thống trị lúc đó.
Đây là tác phảm được hình thành trong cuộc luận chiến với chủ nghĩa kinh nghiệm logic và chủ nghĩa duy lý phê phán, trọng tâm của cuộc luận chiến này là vấn đề mối quan hệ giữa triết học và lịch sử khoa học. Chiến lược do Kuhn và các môn đệ của ông đưa ra là ở chỗ chính lịch sử khoa học cần phải trở thành cội nguồn và hoàn đá thử vàng của các quan niệm mang tính tri thức luận.
Tác phẩm của Kuhn bao gồm 13 chương và thêm "Lời bạt” trong lần xuất bản thứ hai năm 1970, tất cả 382 trang. Công trình này có thể được tóm lược theo 3 vấn đề như sau:
a) Sự hình thành “khoa học chuẩn định” và bản chất của những nghiên cứu khoa học chuẩn định. Các khái niệm “mẫu hình” và “cộng đồng khoa học" được đưa ra như là những khái niệm then chốt để xem xét vấn đề này cũng như các vấn đề khác có liên quan;
b) Sự xuất hiện những dị thường không thể giải thích được bằng khoa học chuẩn định và sự cần thiết thay đổi “mẫu hình” khi mà sự nhận biết về các dị thường kéo dài hơn và phát triển sâu hơn đến mức lĩnh vực được mô tả như là đang trong khủng hoảng;
c) Những vấn đề nảy sinh từ đòi hỏi thay đổi mẫu hình tức là vấn đề, cách mạng khoa học và ý nghĩa của cuộc cách mạng đó.
Công trình này đã đưa ra một hình ảnh rõ ràng và đơn giản về sự phát triển của khoa học: Một “mẫu hình” (paradigm) xuất hiện rồi bị thay thế bởi một “mẫu hình” mới do trong quá trình nghiên cứu theo “mẫu hình” cũ đã xuất hiện những dị thường ngày càng phát triển sâu rộng dẫn đến khủng hoảng không thể khắc phục được. Trong thời kỳ phát triển bình thường, “mẫu hình” định hướng và thúc đẩy toàn bộ sự phát triển của khoa học - khoa học chuẩn định, cách mạng khoa học chính là sự thay thế “mẫu hình” cũ bằng “mẫu hình” mới.
Kết quả của quá trình phát triển khoa học là cuộc cách mạng khoa học. Việc khảo cứu phương diện nhận thức của khoa học trong mối liên hệ khăng khít với sự vận động của cộng đồng khoa học được coi là đóng góp độc đáo nhất của Kuhn. Quan niệm cách mạng khoa học với tư cách là sự thay đổi quan niệm về thế giới, tư tưởng về tính không thể so sánh được của các “mẫu hình” về cơ bản đã được kích thích bởi các tác phẩm trong lĩnh vực tâm lý học hiện tượng, ngôn ngữ học, logic học. “Quan niệm của Kuhn nếu không gán ép cho nó tính chất phổ biến mà coi nó như một trong số những mô hình phát triển của khoa học, là hữu ích khi nghiên cứu những giai đoạn nhất định của lịch sử khoa học”[35, tr. 79]
Tiểu kết chƣơng 1:
Thế kỷ XX chứng kiến bước nhảy vọt chưa từng có trong lịch sử khoa học. Sự phát triển của khoa học trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu của những biến đổi to lớn trong đời sống xã hội nước Mỹ. Khoa học thực sự trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và có ảnh hưởng to lớn đến những thiết chế xã hội, văn hóa, lối sống của con người. Sự phát triển của khoa học cũng đặt ra hàng loạt các vấn đề mới cho sự nhận thức của triết học, trong đó có triết học phương Tây hiện đại. Một trong số đó là vấn đề về sự phát triển của khoa học. Trong việc giải quyết vấn đề này, quan niệm triết học khoa học của Thomas Kuhn có ảnh hưởng rất lớn đến giới triết học và nghiên cứu triết học phương tây hiện đại. Tác phẩm Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học
của ông là một trong những tác phẩm nền tảng cho bất cứ ai muốn nghiên cứu triết học của khoa học thể kỷ XX. Tư tưởng của Kuhn được hình thành trong cuộc luận chiến với chủ nghĩa thực chứng mới, đồng thời, để hình thành nên các quan niệm có tính chất bước ngoặt của mình, Kuhn đã tiếp thu nhiều quan điểm của các nhà tư tưởng đi trước như Karl Popper, các nhà tư tưởng của chủ nghĩa lịch sử và bản thân bộ môn lịch sử khoa học mà ông giảng dạy. Tác phẩm trên của Kuhn cũng lần đầu tiên đưa ra một mô hình về sự phát triển của khoa học không tập trung quá nhiều vào sự tăng triển của tri thức cũng không nghiêng quá nhiều về phân tích logic và khái niệm mà đề cao hơn vai trò của các yếu tố lịch sử xã hội.
Chƣơng 2: NỘI DUNG QUAN NIỆM CỦA THOMAS KUHN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC