5. Bố cục đề tài:
2.2. Quan hệ Mỹ-Ấn Độ trên lĩnh vực an ninh-chính trị
2.2.3. Hợp tác phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt
Chính sách hạt nhân của Ấn Độ là trở ngại cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước trong suốt những năm 1990. Mỹ và Ấn Độ tuy không phải là bạn bè nhưng cũng không phải là kẻ thù. Từ đó đến nay, Ấn Độ vẫn giữ lập trường ủng hộ giải trừ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới.
Trước những thay đổi của môi trường an ninh, nhu cầu phát triển khả năng răn đe chiến lược đối với Ấn Độ ngày càng lớn. Trên thực tế, trước những thay đổi sau Chiến tranh lạnh, Mỹ cũng hiểu rằng Ấn Độ khó có thể từ bỏ kế hoạch phát triển hạt nhân của mình. Sau năm 1998, mặc dù còn đang áp dụng chế độ trừng phạt kinh tế vì vụ thử hạt nhân của Ấn Độ, nhưng Mỹ cho rằng đối thoại sẽ là cách tốt nhất để kiểm soát và đưa Ấn Độ vào quỹ đạo kiểm soát việc phổ biến vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, sau năm 1998, cả Ấn Độ và Pakistan đều cam kết ngưng các vụ thử. Trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Vajpayee, Ấn Độ cam kết không xuất khẩu, đồng thời hợp tác ngăn chặn việc phổ biến kỹ thuật hạt nhân. Thủ tướng Ấn Độ cũng khẳng định ngừng các vụ thử hạt nhân cho đến khi Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân toàn diện (CTBT) có hiệu lực.
Sự kiện 11/9/2001 đánh dấu bước chuyển trong chính sách chống vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) của Mỹ. Chiến lược quốc gia về chống vũ khí hàng loạt 12/2002 đã nhấn mạnh đây là một ưu tiên trong chính sách an ninh, đồi ngoại của Mỹ. Trong Thông điệp Liên bang 1/2006 và Chiến lược an ninh quốc gia 3/2006, chính quyền Mỹ lại một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của cuộc chiến chống khủng bố và chống vũ khí hủy diệt hàng loạt. Để thực hiện những ưu tiên trong chính sách này, Mỹ cần tăng cường hợp tác quốc tế, hay nói cách khác là cần sự hỗ trợ của các nước lớn như Ấn Độ. Vị trí gần Trung Đông và mối quan hệ với Iran khiến Ấn Độ trở thành một đối tượng tranh thủ quan trọng của Mỹ. Sau khi vụ A.Q Khan cung cấp công nghệ hạt nhân cho Iran và Bắc Triều Tiên bị phát hiện, Mỹ càng cần có sự hỗ trợ của Ấn Độ trong việc kiểm soát WMD và chống khủng bố bởi vụ việc này đã cho thấy đồng minh Pakistan của Mỹ tại Nam Á không đáng tin cậy. Sự việc này cho thấy nguy cơ các nhóm khủng bố Hồi giáo có thể tiếp cận với các nguyên liệu cần thiết để chế tạo bom hạt nhân từ Pakistan. Và nếu như có vấn đề bất ổn từ Pakistan, Mỹ sẽ muốn đáp trả với sự phối hợp của càng nhiều nước trong khu vực càng tốt, bao gồm cả Ấn Độ.
Như vậy, đối với Mỹ, Ấn Độ không còn là 1 mục tiêu để kiểm soát trong vấn để hạt nhân mà đã trở thành nhân tố có thể hỗ trợ cho Mỹ trong việc kiểm soát nguy cơ phổ biến hạt nhân trên toàn cầu và tại khu vực Nam Á. Một điểm khác biệt rõ ràng trong chính sách Ấn Độ của Mỹ sau sự kiện 11/9/2001 là việc Mỹ chấp nhận gạt bỏ những ràng buộc trong vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân để cải thiện quan hệ với Ấn Độ.
Khi chính phủ mới của Tổng thống G.W.Bush lên cầm quyền đã quyết tâm xúc tiến kế hoạch triển khai hệ thống phòng chống tên lửa MD. Tháng 5- 2001, chính quyền Bush tuyên bố quyết định của Mỹ tiến hành kế hoạch triển khai MD cùng với việc cắt giảm một số đầu đạn hạt nhân. Kế hoạch này bị
nhiều nước phản đối, kể cả các nước đồng minh, nhưng nó lại nhanh chóng nhận được sự ủng hộ từ phía Ấn Độ. Chính động thái này đã làm tăng hình ảnh của Ấn Độ. Đồng thời, sau sự kiện 11/9/2001, vị trí của Nam Á cũng được nâng lên trong chính sách đối ngoại của Mỹ đã nhanh chóng dỡ bỏ quyết định cấm vận kinh tế của Mỹ dành cho Ấn Độ và Pakistan.
Trong bài diễn thuyết vào tháng 4/2010 của Thứ trưởng ngoại giạo Jim Steinberg, ông nói rằng có một sự mở rộng trong cách suy nghĩ của Mỹ về một chiến lược dài hạn trong việc đương đầu với những thách thức của vũ khí hạt nhân và an ninh. Ông cũng chỉ ra rằng Mỹ muốn có một bước tiến khả quan với Ấn Độ, kể cả khi Ấn Độ đang sở hữu vũ khí hạt nhân. Ông thừa nhận “bảng báo cáo ấn tượng” của Ấn Độ về việc giải quyết các thách thức của phổ biến quân sự và nói thêm rằng “hơn cả chiến đấu với các trận đấu trong quá khứ, chúng tôi đang cố gắng suy nghĩ bằng cách nào chúng tôi có thể giải quyết theo một hướng tích cực”[77,tr.2]. Để phát triển vấn đề này, đầu tháng 6/2010, thứ trưởng Mỹ Bill Burns đã đến Ấn Độ để hợp tác về các nỗ lực chống phổ biến toàn cầu và an ninh hạt nhân và nhấn mạnh sự ca ngợi của Tổng thống Obama về vai trò lãnh đạo của Ấn Độ trong việc tuyên bố thành lập Trung tâm huấn luyện an ninh hạt nhân khu vực [77,tr.2].