5. Bố cục đề tài:
3.1 Tác động của quan hệ Mỹ-Ấn Độ đối với một số quan hệ đối ngoại nổi bật
bật của Ấn Độ
3.1.1. Tác động đối với quan hệ của Ấn Độ với Trung Quốc
Là hai cường quốc mới nổi lớn nhất, sự lớn mạnh của cả Trung Quốc và Ấn Độ gây chú ý cho những nước còn lại trên thế giới, đặc biệt là Mỹ. Mỹ không chỉ lo lắng về tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ, mà còn quan tâm tới cả sự phát triển trong mối quan hệ giữa hai cường quốc mới này. Là siêu cường duy nhất hiện nay, Mỹ có được nhiều lợi thế trong mối quan hệ tam giác Mỹ-Ấn Độ-Trung Quốc. Cả hai nước Trung Quốc và Ấn Độ đều muốn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ, bởi vì cả hai nước đều đang có gắng tránh khỏi sự kiềm chế từ các chính sách của Mỹ. Tuy nhiên, trong mối quan hệ tam giác này, sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đang gây ra lo lắng cho Mỹ. Ngược lại, theo ý thức hệ, Mỹ là một quốc gia tư bản lớn nhất thế giới, còn Ấn Độ là một nước dân chủ lớn, theo lẽ tự nhiên, Mỹ nhìn thấy Ấn Độ là một đồng minh của mình. Do vậy, sự lớn mạnh của nó chẳng những không làm Mỹ lo lắng nhiều mà Mỹ còn muốn sử dụng Ấn Độ để cân bằng sự lớn mạnh của Trung Quốc tại châu Á. Bên cạnh đó, ý đồ chiến lược trong việc tăng cường quan hệ với Ấn Độ là vì Mỹ còn muốn ngăn chặn sự hình thành tam giác Nga-Trung-Ấn [5,tr.45].
Sau khi vụ khủng bố vụ 11/9/2001 xảy ra, một học giả Trung Quốc nói “Trung Quốc giờ đây là một phần của cộng đồng quốc tế cùng với Mỹ. Trung Quốc và Mỹ cùng có lợi ích chung trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố, do đó điều này có thể mang lại một mối quan hệ mới giữa Trung
Quốc và Mỹ” [26,tr.235]. Quan hệ chiến lược Trung-Mỹ được cải thiện nhiều. Hoa Kỳ không còn coi Trung Quốc là nguy cơ chính mà là đối tác quan trọng để đối phó với những thách thức lâu dài toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, sự phổ biến WMD, và những vấn đề trọng yếu của khu vực như sự bế tắc hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Khi mới lên cầm quyền tháng 1/2001, Tổng thống G.W.Bush tuyên bố Trung Quốc có thể là một “đối thủ cạnh tranh chiến lược” chứ không phải “đối tác chiến lược”, nhưng chính sách của Mỹ thay đổi sau sự kiện 11/9/2001. Quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh được cải thiện nhiều khi Mỹ yêu cầu Trung Quốc chia sẻ thông tin tình báo về các mạng lưới khủng bố và tham gia liên minh quốc tế chống chủ nghĩa khủng bố. Đáp lại, Bắc Kinh ủng hộ vô điều kiệu chiến dịch chống khủng bố của Washington.
Khi Tổng thống Obama lần đầu đến thăm Trung Quốc, cả hai nước đã ra tuyên bố chung về Mỹ và Trung Quốc “chào đón tất cả những nỗ lực thiết lập hòa bình, ổn định và phát triển tại Nam Á… và ủng hộ sự cải thiện và phát triển quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan. Cả hai bên sẵn sàng để mở rộng giao tiếp, đối thoại và hợp tác trên các lĩnh vực liên quan đến Nam Á và cùng làm việc với nhau để gia tăng hòa bình ổn định và phát triển trong khu vực”[78,2].Tuyên bố này làm cho rất nhiều người Ấn Độ, bao gồm cả Thủ tướng Singh, tức giận và làm sâu thêm sự ganh tỵ của Ấn Độ đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, việc trải thảm đỏ để tiếp Thủ tướng Ấn Độ nhân chuyến thăm của ông đế Mỹ đã khiến cho sự tức giận của Ấn Độ không còn. Ngay sau đó, Mỹ đã tổ chức cuộc đối thoại chiến lược đầu tiên với Ấn Độ tại Washington vào năm 2010 để chứng tỏ sự quan tâm của Mỹ dành cho Ấn Độ. Cuộc đối thoại này được tổ chức ngay sau cuộc đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ-Trung tại Beijing.
Vị thế của Ấn Độ cũng được đánh giá cao trong chính sách của cả Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù giữa Mỹ và Trung Quốc đã có những cuộc đối thoại
chiến lược, cuộc viếng thăm cấp cao giữa lãnh đạo hai bên, nhưng trên thực tế, quan hệ Mỹ-Trung hiện nay cũng đầy những căng thẳng. Mỹ muốn tiếp tục duy trì địa vị bá chủ toàn cầu của mình trong thế giới tương lai thì hiển nhiên trước tiên nên tăng cường địa vị chủ đạo của mình ở châu Á. Ý thức bá quyền của siêu cường sẽ càng làm cho chính sách khu vực của Mỹ quá chú trọng cạnh tranh sức ảnh hưởng với Trung Quốc, xung đột khu vực theo đó cũng là khó tránh khỏi. Trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ngày một leo thang, giới lãnh đạo hai nước này đã tranh thủ tìm cách lôi kéo sự ủng hộ của Ấn Độ - một cường quốc quan trọng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trước sự lôi kéo của cả hai cường quốc, theo giới quan sát, Ấn Độ sẽ không nghiêng về phía nào vì cường quốc này vẫn cần phải tận dụng sự lôi kéo này để làm lợi cho quốc gia mình. Tuy nhiên, Ấn Độ được cho là sẽ nghiêng một chút về phía Mỹ bởi nước này có mối quan ngại lớn đối với nước láng giềng khổng lồ của mình nhưng cũng không vì thế mà hoàn toàn ngả về phía Mỹ, quay lưng lại với Trung Quốc. Điều đó không có lợi cho sự phát triển của Ấn Độ. Nếu để Bắc Kinh tức giận, Ấn Độ cũng sẽ gặp khó khăn vì sự quấy phá của nước láng giềng, đặc biệt là ở khu vực biên giới. Hơn nữa, Trung Quốc là một thị trường khổng lồ, có thể giúp Ấn Độ phát triển nền kinh tế đất nước [1].
Tóm lại, mối quan hệ tam giác Mỹ-Trung-Ấn rất phức tạp. Từng mối quan hệ song phương sẽ gây khó khăn và tức tối cho bên thứ ba. Cả ba đều là cường quốc kinh tế, chính trị trên thế giới. Cả ba đều muốn vươn sức mạnh của mình ra ngoài khu vực. Chính vì lẽ đó, vừa hợp tác, vừa kiềm chế là xu hướng của mối quan hệ tay ba này. Ấn Độ hiện nay so về sức mạnh kinh tế và chính trị vẫn chưa sánh bằng Trung Quốc. Trong một thời gian ngắn, Ấn Độ chưa phải là mối lo lớn nhất cho vị trí của Trung Quốc tại châu Á. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng của Ấn Độ, quan hệ Trung-Ấn có
thể trở thành mối quan hệ song phương quan trọng nhất tại châu Á trong 20 năm tiếp theo [78,3] và chắc rằng mối quan hệ tam giác Mỹ-Trung-Ấn sẽ càng thay đổi.
3.1.2. Tác động đối với quan hệ của Ấn Độ với Pakistan
Ấn Độ và Pakistan có lịch sử quan hệ đặc biệt, vì những mâu thuẫn tôn giáo và trang chấp lãnh thổ mà hai nước luôn xem nhau là kẻ thù. Sau Chiến tranh lạnh, từ năm 1989, quân đội Liên Xô rút quân khỏi Afganishtan. Đây là điều kiện khách quan khiến cho Mỹ phải đánh giá lại tầm quan trọng của liên minh với Pakistan. Thêm vào đó, Ấn Độ cũng điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, tăng cường quan hệ với Mỹ. Chính vì thế, vai trò của Ấn Độ ngày càng trở nên quan trọng hơn với Mỹ, trong khi Pakistan ngày càng giảm tầm quan trọng. Cụ thể là chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Bill Clinton đến Nam Á vào tháng 3/2000. Tổng thống chỉ dừng lại ở Pakistan có vài tiếng đồng hồ và sau đó là chủ yếu dừng chân tại Ấn Độ.
Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc tới nay, Mỹ đã trải qua 3 giai đoạn trong vấn đề xử lý quan hệ Ấn Độ-Pakistan. Trong giai đoạn đầu, cùng với việc Liên Xô tan rã, Chiến tranh lạnh kết thúc, Chính phủ Mỹ đã điều chỉnh phương hướng quan hệ từ liên minh quân sự Mỹ-Pakistan đối phó với đồng minh chiến lược Liên Xô-Ấn Độ sang Mỹ cùng Ấn Độ và Pakistan phát triển cân bằng tương đối trong quan hệ Mỹ-Ấn và Mỹ-Pakistan; trong giai đoạn 2, Chính phủ Mỹ cho rằng địa vị của Pakistan trong chiến lược khu vực của Mỹ đang giảm xuống, đồng thời tin rằng Pakistan đang bí mật phát triển vũ khí hạt nhânl trong khi đó tầng quyết sách, giới học thuật của Mỹ đã dần hình thành nhận thức chung đối với việc Ấn Độ được coi là có địa vị quốc tế của thị trường mới trỗi dậy cũng như là lực lượng kiềm chế Trung Quốc trỗi dậy, Mỹ bắt đầu điều chỉnh chính sách cân bằng đối với Ấn Độ và Pakistan sang
chính sách nghiêng về Ấn Độ. Chính sách này kéo dài tới khi xảy ra sự kiện 11/9/2001.
Sự kiện ngày 11/9 đã làm quan hệ Mỹ với Nam Á sang một hướng mà Ấn Độ không hề mong muốn: Pakistan lại trở về vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các thế lực Hồi giáo cực đoan trong nước Pakistan cũng như các sự kiện khủng bố liên tiếp xảy ra, Pakistan trở thành nhà nước được Mỹ quan tâm. Còn Ấn Độ được Mỹ coi là nước lớn tiềm tàng trên thế giới đang trỗi dậy, là lực lượng Mỹ có thể nhờ cậy trong chiến lược kiềm chế nước lớn châu Á của Mỹ. Do vậy, chính quyền Bush đã bắt đầu thực thi chiến lược “tách rời” giữa Ấn Độ và Pakistan [38,tr.48], tức là căn cứ vào địa vị khác nhau và vai trò khác nhau của hai nước trong chiến lược châu Á của Mỹ, điều chỉnh chính chiến lược cân bằng trước đây sang chiến lược nghiêng về Ấn Độ, đồng thời thông qua giúp đợ Ấn Độ và Pakistan cải thiện quan hệ với nhau, từng bước tách rời quan hệ Mỹ-Ấn với quan hệ Mỹ-Pakistan. Nhưng, Chính phủ Ấn Độ vô cùng nhạy cảm với quan hệ đồng minh quân sự giữa Mỹ và Pakistan. Quan hệ Ấn Độ và Pakistan vẫn tồn tại nhiều vấn đề căng thẳng chưa được giải quyết cơ bản. Những nhân tố này là vấn đề Kashmir, hoạt động chống khủng bố xuyên biên giới mặc dù có phần giảm nhưng vẫn chưa chấm dứt triệt để, tính bất ổn về phát triển chính trị trong nước Pakistan cũng như sự tồn tại quân sự của Mỹ ở Pakistan và Afganishtan. New Dehli đã công khai bày tỏ thái độ bất mãn đối với tin tức vào tháng 3/2004 khi Pakistan được công nhận là Liên minh các nước ngoài NATO của Mỹ. Một năm sau đó, Ấn Độ lại tiếp tục bày tỏ sự thất vọng của mình khi chính quyền Bush quyết định bán máy bay F-16 cho Pakistan.
Mối quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn cũng gây cho chính phủ Pakistan những lo lắng như nhà phát ngôn văn phòng ngoại giao Pakistan tuyên bố vào
30/6/2005 “Pakistan đã truyền đạt những lo lắng của mình cho chính quyền Bush trên cả các hệ quả xấu do hợp tác Mỹ-Ấn, cụ thể hơn, là sự tiếp cận với hệ thống vũ khí hạt nhân như phòng thủ tên lửa sẽ làm mất ổn định cân bằng chiến lược trong khu vực và làm nổ ra cuộc chạy đua vũ trang ở nơi đây”[86,tr.19]. Mối quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn tạo cho Ấn Độ cơ hội lôi kéo được Mỹ về phe minh trong các cuộc tranh chấp phức tạp giữa Pakistan và Ấn Độ. Pakistan bây giờ chỉ là đối tác chiến thuật của Mỹ trong khi Ấn Độ là đối tác chiến lược của Mỹ [86,tr.19]. Hợp tác hạt nhân Mỹ-Ấn khiến cho Pakistan lo lắng và quốc gia Nam Á này sẽ phải tăng cường chi phí quốc phòng để giảm bớt mối lo lắng trước sự phát triển hạt nhân của Ấn Độ. Chi phí quốc phòng mà Pakistan chi ra trong năm 2009-2010 tăng 22% và tăng 16.5% trong năm 2010-2011 (442 tỷ Rupee)[86,tr.19].
Xen vào giữa quan hệ Mỹ-Ấn là sự tranh chấp vùng đất Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan tồn tại từ năm 1947. Với ảnh hưởng của mình, lập trường của Mỹ có tác động quan trọng đến chiều hướng giải quyết vấn đề này. Mỹ nhận thấy chỉ khi vấn đề Kashmir được giải quyết thì khu vực Nam Á mới có khả năng trở lại hòa bình, mở đường cho hợp tác và phát triển trong khu vực, đồng thời làm giảm tình trạng chạy đua hạt nhân, chủ nghĩa khủng bố.
Từ trước đến nay, Ấn Độ luôn xem Kashmir là lãnh thổ của mình và coi vấn đề Kashmir là vấn đề nội bộ, không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào của bên ngoài. Trong khi đó, Pakistan không muốn công nhận đường ranh giới kiểm soát (LOC) giữa hai bên và luôn có ý muốn dựa nào ảnh hưởng của Mỹ để quốc tế hóa tranh chấp ở Kashmir.
Dưới chính quyền Obama, chính phủ Mỹ tiếp tục một chính sách lâu đời là giữ khoảng cách với vấn đề tranh chấp Kashmir và cố gắng không đóng vai trò hòa giải tại đó. Đại diện đặc biệt của Mỹ cho Afghanistan và Pakistan Richard Holbrook, rất nhiều lần sử dụng thuật ngữ “chữ K” khi thảo luận về
Kashmir, phát biểu vào tháng 2/2010, “Chúng tôi sẽ không đàm phán hay hòa giải trong vấn đề này”[75,tr.11].
Mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn gây nhiều dính líu cho Pakistan từ các thỏa ước phòng thủ đến các mối quan hệ quốc tế. Một điều có thể tưởng tượng là hệ thống an ninh khu vực tại Nam Á với sự liên minh lẫn nhau giữa hai cường quốc Mỹ-Ấn Độ đặt Pakistan vào vị thế ít an ninh hơn. Nếu hai cường quốc Mỹ-Ấn Độ cùng mở rộng hợp tác theo hướng đối tác chiến lược, thì các kỹ thuật tiên tiến mới, các nguồn nhiên liệu hạt nhân luôn có sẵn để chống lại quốc gia thứ ba (Pakistan). Khi mối quan hệ Mỹ-Ấn Độ chín muồi, cuối cùng thì cân bằng sức mạnh giữa Pakistan và Ấn Độ sẽ nghiêng về phía Ấn Độ không chỉ về khả năng hạt nhân mà còn ảnh hưởng đến cả lợi ích của Pakistan trong lĩnh vực phòng thủ, chính trị, kinh tế và quan hệ ngoại giao. Ngoài ra, nếu Ấn Độ nổi lên như một cường quốc chính với vị trí thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có quyền phủ quyết, điều này sẽ thao túng là ảnh hưởng đến các vấn đề quốc tế của Pakistan, giống như các cường quốc thường làm. Để làm giảm những dính líu này, Pakistan phải sử dụng các phương tiện ngoại giao để đạt được những ngoại lệ tương tự như Ấn Độ đạt được từ Mỹ [78,tr.23]. Có thể nhận thấy, mối quan hệ chiến lược Mỹ-Ấn làm cho tiến trình ổn định và hòa bình khu vực Nam Á càng khó khăn. “Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn nếu thi hành… mà không loại bỏ bất kỳ khả năng cải tiến vũ khí hạt nhân của Ấn Độ sẽ có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực mà dính líu đến cả Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, điều này gây bất ổn cho khu vực”, nhà phân tích Pakistan Adil Sultan cảnh báo [78,tr.23].
3.1.3. Tác động đối với quan hệ của Ấn Độ với Iran
Một trong những tác nhân chính trong căng thẳng giữa Mỹ và Ấn chính là mối quan hệ “đối tác chiến lược” giữa Ấn Độ và Iran được ký kết vào tháng 1/2003. Ngay sau đó, Bộ trưởng ngoại giao Ấn tuyên bố Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ các chương trình năng lượng hạt nhân cho Iran.
Trong suốt thời gian từ 2004-2006, Mỹ đã trừng phạt các nhà khoa học Ấn Độ và các công ty hóa chất Ấn Độ vì đã chuyển giao công nghệ hoặc kỹ thuật liên quan đến WMD. Ấn Độ cho rằng đây là những động thái phi lý. Trong khi một số người trong Hạ viện bày tỏ mối lo lắng về hợp tác phòng thủ Ấn Độ-Iran thì hầu hết những nhà quan sát lại xem mối quan hệ này vẫn còn rất mong manh và chưa đồng nhất, mặc dù một vài nhà phân tích chiến lược Ấn Độ cho rằng sự hợp tác này có ý nghĩa củng cố an ninh khu vực, cũng như duy trì sự độc lập trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, đặc biệt đối với Mỹ