5. Bố cục đề tài:
3.2 Xu hướng trong quan hệ Mỹ-Ấn Độ trong thời gian tới
3.2.2 Xu hướng phát triển của mối quan hệ Mỹ-Ấn Độ
Từ sau Chiến tranh lạnh, lại nổi lên một loạt các vấn đề khá như khủng bố, đại dịch AISD, vấn đề môi trường, tàng trữ và phổ biến vũ khí giết người hàng loạt, … khiến Mỹ tuy là một nước mạnh nhất nhưng vẫn cần sự giúp đỡ của các nước khác. Do đó, xu hướng hợp tác, hòa dịu lan tỏa trong các mối quan hệ song phương của Mỹ với các nước khác, trong đó có Ấn Độ. Hơn nữa, Mỹ cho rằng, là một trong những nước lớn trên thế giới, sự hợp tác của Ấn Độ sẽ góp phần quan trọng trong việc giải quyết vấn đề môi trường, đại dịch AISD, nạn buôn lậu và các tệ nạn khác.
Các lĩnh vực mà Mỹ có thể hưởng lợi từ sự hợp tác với Ấn Độ: Vai trò của Ấn Độ đối trọng cân bằng với Trung Quốc và một thị trường để bán công nghệ quân sự; bảo vệ các tuyến đường biển chuyên chở dầu từ Trung Đông tới các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc; các ngân hàng như Citibank hay các hãng bảo hiểm đều xem Ấn Độ là một thị trường phát triển đầy tiềm năng; cho phép các quỹ tài chính Mỹ xâm nhập thị trường chứng khoán Ấn Độ...
Về phía Ấn Độ, cần mở rộng và thắt chặt quan hệ chính trị, quân sự và kinh tế với Mỹ trong khi vẫn giữ lược quyền tự chủ khi đưa ra các quyết định về những vấn đề chiến lược như phát triển tên lửa tầm xa, duy trì vũ khí hạt nhân ở mức tối đa có thể. Đồng thời, Ấn Độ cần Mỹ để tiếp cận nguồn vốn,
công nghệ đặc biệt là công nghệ hạt nhân cũng như vũ trụ và một thị trường đầu ra cho công nghệ thông tin, dược phẩm, dệt may hay linh kiện ô tô… [42] Tuy nhiên, Ấn Độ không hoàn toàn đặt nhiều kỳ vọng về việc Mỹ sẽ giúp Ấn Độ vượt qua những khó khăn trong cuộc chiến chống khủng bố. Hiện Mỹ và Ấn Độ vẫn tồn tại những bất đồng ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hai nước: vấn đề Pakistan, Iran, Afghanistan, một số vấn đề quốc tế khác như sự can thiệp vào Lybia và Xyria.
Trong suốt thời kỳ của Obama, đã có tiến bộ trên những mặt khác - những bước nhỏ nhưng quan trọng để làm tăng sức mạnh cốt lõi của mối quan hệ. Các thỏa thuận về các vấn đề có vẻ bình thường như nông nghiệp, giáo dục, sức khỏe và thậm chí là thăm dò không gian và an ninh năng lượng là chứng thực tăng cường sự hợp tác. Hai chính phủ cũng đã công bố các sáng kiến về năng lượng sạch và biến đổi khí hậu. Giao dịch thương mại và đầu tư đáng kể, cũng như mối liên kết ngày càng tăng giữa các trường đại học Mỹ và Ấn Độ, đã khẳng định rằng mỗi quốc gia đang phát triển mối quan hệ sâu sắc hơn với bên còn lại hơn bất cứ lúc nào.
Như vậy, trong thời gian tới đây, chính sách đối ngoại Mỹ và Ấn sẽ phải thay đổi để phù hợp với tình hình thế giới cũng như có sự thay đổi trong chính quyền của Mỹ. Tốc độ phát triển ngày càng mạnh của Ấn Độ khiến quốc gia này ngày càng muốn thể hiện một sự độc lập trong chính sách của mình đối với Mỹ. Trong tương lai, Ấn Độ sẽ có tiếng nói riêng cho mình khi đối diện với những vấn đề liên quan đến Mỹ.
KẾT LUẬN
Quan hệ Mỹ-Ấn Độ có những thay đổi là do tình hình thế giới và tình hình khu vực cũng như từ nội tại hai quốc gia này. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của hai nước là sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Trong Chiến tranh lạnh, đây là nguyên nhân khiến cho quan hệ Mỹ-Ấn Độ trở nên lạnh nhạt. Do chính sách chống cộng của Mỹ mâu thuẫn với chính sách Không liên kết của Ấn Độ, cá hai nước đã tìm kiếm cho mình những đồng minh khác nhau. Từ đó dẫn đến sự xa cách. Khi Chiến tranh lạnh kết thúc cũng là lúc cả hai nhận ra phải thay đổi mục tiêu trong chính sách của mình. Một cực đối đầu đã mất, nghiễm nhiên Mỹ trở thành siêu cường thế giới. Tuy nhiên, cùng với thay đổi của thời đại, các quốc gia khác lại bắt đầu phát triển và dần tách khỏi ảnh hưởng của Mỹ. Do đó, Mỹ cần phải có những bước đi nhu hòa hơn, không chỉ để tìm kiếm thị trường cho mình, mà vì những lý do an ninh. Trong đó có chống khủng bố. Từ sau Chiến tranh lạnh, Mỹ điều chỉnh trọng tâm chiến lược từ châu Âu sang châu Á-Thái Bình Dương. Tương tự như Mỹ, Ấn Độ cũng không thể thoát khỏi quy luật của thế giới. Xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa cũng liên kết Ấn Độ với các quốc gia khác. Đồng thời, sự trỗi dậy của các nền kinh tế khác, đặc biệt là Trung Quốc, không chỉ chi phối vị trí ảnh hưởng của Ấn Độ tại châu Á-Thái Bình dương, mà mối quan hệ Trung Quốc và Pakistan khiến Ấn Độ cho rằng quốc gia này đang can dự quá sâu vào khu vực Nam Á, vốn được Ấn Độ cho rằng là khu vực ảnh hưởng của mình. Nhân tố Trung Quốc cũng là điểm chung để Mỹ tìm thấy ở Ấn Độ cho mối quan hệ lâu dài.
Nguyên nhân khác dẫn đến sự chú ý của Mỹ dành cho Ấn Độ chính là thị trường của quốc gia đang lên này. Sau cải cách kinh tế năm 1991, Ấn Độ vươn lên thành cường quốc thứ 3 trên thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Thị
trường tiềm năng của Ấn Độ là nơi xuất khẩu hàng hóa tốt nhất cho Mỹ. Cả hai đã có những mối quan hệ giao thương, đầu tư song phương. Về nhập khẩu, Ấn Độ là nhà cung cấp hàng hóa lớn thứ 13 Mỹ trong năm 2011. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh và công cuộc cải cách nền kinh tế của Ấn Độ đã khiến cho mối quan hệ giữa hai quốc gia ngày càng phát triển theo chiều hướng xích lại gần nhau hơn.Sự trỗi dậy của một nước Ấn Độ hùng mạnh là một động thái tích cực đối với lợi ích của nước Mỹ. Hiếm khi nào Mỹ lại có chung nhiều lợi ích và giá trị với một cường quốc đang lên như Ấn Độ hiện nay. Hai nước đã tìm thấy một mối liên hệ chung là những nền dân chủ đa sắc tộc, đa tôn giáo. Nhìn thấy được sức mạnh tiềm năng của Ấn Độ, một sức mạnh có thể kếm chế Trung Quốc ở Châu Á, Mỹ đã quyết định thay đổi chính sách đối ngoại của mình. Bước một bước đi xa hơn trong quan hệ Mỹ-Ấn, nâng lên tầm đối tác chiến lược.
Mỹ gọi Ấn Độ là “đối tác chiến lược” của mình. Ngoài hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, Mỹ và Ấn Độ còn hợp tác phòng chống vũ khí hủy diệt hàng loạt. Đặc biệt, Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự đánh dấu một sự thỏa hiệp đáng kể từ phía Mỹ khi ký kết với Ấn Độ. Điều này càng khẳng định Ấn Độ giữ một vị trí quan trọng như thế nào với Mỹ.
Thực tiễn cho thấy, mối quan hệ Mỹ-Ấn đã gây nhiều tác động đến quan hệ song phương của Ấn Độ với Trung Quốc, Pakistan và Iran. Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc đang gây ra lo lắng cho Mỹ. Ngược lại, theo ý thức hệ, Mỹ là một quốc gia tư bản lớn nhất thế giới, còn Ấn Độ là một nước dân chủ lớn, theo lẽ tự nhiên, Mỹ nhìn thấy Ấn Độ là một đồng minh của mình. Do vậy, sự lớn mạnh của nó chẳng những không làm Mỹ lo lắng nhiều mà Mỹ còn muốn sử dụng Ấn Độ để cân bằng sự lớn mạnh của Trung Quốc tại châu Á. Bên cạnh đó, ý đồ chiến lược trong việc tăng cường quan hệ với Ấn Độ là vì Mỹ còn muốn ngăn chặn sự hình thành tam giác Nga-Trung-Ấn.
Mối quan hệ tam giác Mỹ-Trung-Ấn rất phức tạp. Từng mối quan hệ song phương sẽ gây khó khăn và tức tối cho bên thứ ba. Cả ba đều là cường quốc kinh tế, chính trị trên thế giới. Cả ba đều muốn vươn sức mạnh của mình ra ngoài khu vực. Chính vì lẽ đó, vừa hợp tác, vừa kiềm chế là xu hướng của mối quan hệ tay ba này. Ấn Độ hiện nay so về sức mạnh kinh tế và chính trị vẫn chưa sánh bằng Trung Quốc. Trong một thời gian ngắn, Ấn Độ chưa phải là mối lo lớn nhất cho vị trí của Trung Quốc tại châu Á. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng của Ấn Độ, quan hệ Trung-Ấn có thể trở thành mối quan hệ song phương quan trọng nhất tại châu Á trong 20 năm tiếp theo.
Mối quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn gây nhiều dính líu cho Pakistan từ các thỏa ước phòng thủ đến các mối quan hệ quốc tế. Một khi Mỹ và Ấn Độ cùng mở rộng hợp tác theo hướng đối tác chiến lược, đặc biệt là về vũ khí hạt nhân, thì có khả năng dẫn đến sự bất ổn tại khu vực Nam Á do Pakistan lo sợ các kỹ thuật tiên tiến mới, các nguồn nhiên liệu hạt nhân luôn có sẵn để chống lại quốc gia thứ ba (Pakistan). Có thể nhận thấy, mối quan hệ chiến lược Mỹ- Ấn làm cho tiến trình ổn định và hòa bình khu vực Nam Á càng khó khăn. Như nhà phân tích Pakistan Adil Sultan cảnh báo “Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn nếu thi hành… mà không loại bỏ bất kỳ khả năng cải tiến vũ khí hạt nhân của Ấn Độ sẽ có thể dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực mà dính líu đến cả Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, điều này gây bất ổn cho khu vực”.
Quan hệ “đối tác chiến lược” giữa Ấn Độ và Iran được ký kết vào tháng 1/2003. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác Mỹ-Ấn Độ đã gây ra không ít khó khăn cho Ấn Độ trong hợp tác với Iran. Ví dụ điển hình là để đổi lấy thỏa thuận hạt nhân Mỹ-Ấn thành hiện thực, Mỹ buộc Ấn Độ phải bỏ một là phiếu ủng hộ trừng phạt các hành động hạt nhân của Iran được đưa ra trước Cơ quan
năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) vào tháng 9/2005. Ấn Độ đã làm ngạc nhiên Iran khi đồng ý với Mỹ về vấn đề này. Việc Ấn Độ bỏ phiếu ủng hộ trừng phạt Iran đã khiến va chạm giữa Ấn Độ và Iran tăng lên rõ rệt, đe dọa kế hoach đường ống dẫn khí và các chương trình hợp tác kinh tế, chính trị khác giữa hai nước. Như vậy, khi lợi ích giữa Ấn Độ và Iran mâu thuẫn với lợi ích của Mỹ, siêu cường này sẽ có những phản đối khiến cho quan hệ Ấn Độ-Iran gặp rắc rối.
Thế nhưng, không phải mọi vấn đề Ấn Độ cũng bị Mỹ chi phối. Ấn Độ đang ngày càng lớn mạnh, đã khiến cho quốc gia này dần dần tách khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ. Ấn Độ dần có những lập trường riêng của mình trong quan hệ với Mỹ
Bất kể cả hai đang tiến đến quan hệ đối tác chiến lược thì vẫn còn nhiều thách thức đặt ra cho hai bên. Cùng nhau hợp tác, đưa ra những chính sách chung để giải quyết là điều mà hai quốc gia cần làm hiện nay. Bên cạnh đó, cả hai cần phải có những chính sách thận trọng hơn để tránh gây ra những xung đột do những bất đồng quan điểm có thể xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Dana R.Dillon (2006), Thách thức đối với Tổng thống Bush ở Nam Á,
Châu Mỹ ngày nay, số 5, tr.45-53
2. Đỗ Trọng Quang (2006), Hình thế chiến lược trong tam giác Hoa Kỳ-Ấn Độ-Trung Quốc, Châu Mỹ ngày nay, số 7, tr.42-49
3. Đỗ Trọng Quang (2007), Thăng trầm trong quan hệ Hoa Kỳ-Ấn Độ,
Châu Mỹ ngày nay, số 8, tr.21-28
4. Hà Mỹ Hương (2001), Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu sau chiến tranh lạnh của Mỹ: Từ G.Bush (cha) đến Bill Clinton, Châu Mỹ ngày nay, số 1, tr.38-43
5. Hà Mỹ Hương, Nhìn lại sự điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh lạnh, Các vấn đề Quốc tế, Nghiên cứu Quốc tế, số 68, tr.73-82 6. Hồ Châu (1999), Chiến lược toàn cầu hướng tới thế kỷ XXI của Mỹ,
Châu Mỹ ngày nay, số 2, tr.32-37
7. Hồ Châu (2005), Chiến lược Á-Âu của Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh- Nhìn từ góc độ địa-chính trị, Nghiên cứu Châu Âu, số 1, tr. 19-22
8. Lại Thị Thanh Mai (2010), Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ-Ấn Độ và những tác động, Luận văn thạc sĩ
9. Lê Nguyễn Hương Trinh (2005), Chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kỳ cải cách, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
10. Lê Thị Thu (2009), Quan hệ an ninh quốc phòng Mỹ-Ấn Độ, Châu Mỹ ngày nay, số 9, tr.21-29
11. Lê Thị Thu (2010), Quan hệ chính trị ngoại giao Mỹ-Ấn Độ, Quan hệ quốc tế, Châu Mỹ ngày nay, số 7, tr.41-52
13. Năng lượng, an ninh và chính sách đối ngoại của Ấn Độ, Các vấn đề quốc tế, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 3-2008, tr. 45-72
14. Nicholas Burns (2008), Cơ hội chiến lược của Mỹ với Ấn Độ, Các vấn đề quốc tế, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 6, tr.21-36
15. Nguyễn Anh Hùng (2010), Chính sách đối ngoại Mỹ hiện nay, Quan hệ Quốc tế, Châu Mỹ ngày nay, số 1, tr 37-44
16. Nguyễn Tùng Dương (2009), Tương lai và thế lực của Mỹ: “Khoảnh khắc đơn cực” đã thực sự chấm dứt?, Nghiên cứ Quốc tế, số 1(76), tr.113- 147
17. Nguyễn Thái Yên Hương (2007), Chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống George.W.Bush, Châu Mỹ ngày nay, số 2, tr.21-32
18. Nguyễn Thiết Sơn (2002), Nước Mỹ năm đầu thế kỷ 21, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội
19. Nguyễn Thiết Sơn (2004), Hoa Kỳ: Kinh tế và quan hệ quốc tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
20. Nguyễn Trọng Chuẩn (chủ biên), (2006), Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia-Hà Nội
21. Nguyễn Văn Dân (2011), Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
22. Nguyễn Vũ Tùng (2008), Chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh lạnh, Châu Mỹ ngày nay, số 4, tr.40-48
23. Nguyễn Xuân Sơn (2002), Sổ tay kiến thức đối ngoại, Bộ ngoại giao, Hà Nội
24. Nguyễn Xuân Sơn- TS. Nguyễn Văn Du (2006), Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
25. Quan hệ Mỹ-Ấn Độ thế kỷ XXI, Châu Mỹ ngày nay, số 8-2005, tr.61-64 26. Quan hệ tam giác Mỹ-Ấn-Trung, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 6-2008, tr.9-21
27. Tương lai phát triển và chiến lược đối ngoại của Ấn Độ, Các vấn đề quốc tế, Tài liệu tham khảo đặc biệt, 2005, tr. 1-20
28. Trần Bá Khoa (2001), Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ cho thế kỷ XXI,
Châu Mỹ ngày nay, số 4, tr.51-59
29. Trần Bá Khoa (2001), Chính sách đối ngoại Mỹ dưới chính quyền tổng thống G.W.Bush trước vụ khủng bố 11/9, Châu Mỹ ngày nay, số 8-10, tr.21- 24
30. Trần Thị Lý (2001), 10 năm điều chỉnh chính sách đối ngoại của Cộng hòa Ấn Độ (1991-2000): Những thành tựu, Nghiên cứu Đông Nam Á, tr. 3-12 31. Trần Thị Lý (chủ biên) (2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến 2000, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội
32. Viện quan hệ quốc tế (2005), Giáo trình Quan hệ quốc tế, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội
33. Võ Xuân Vinh (2005), Chính sách hướng Đông của Ấn Độ: Các nguyên nhân hình thành, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3, tr.63-68
Tiếng Anh
34. Annpurna Nautiyal (2006), Current trends in India-US relations: Hopes