Nhận diện tục ngữ ngƣời Việt thời hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu tục ngữ người Việt thời hiện đại (Trang 27)

5. Cấu trúc luận văn

1.3 Nhận diện tục ngữ ngƣời Việt thời hiện đại

1.3.1 Thời điểm xuất hiện

Như chúng tôi đã trình bày trong phần nhận diện về VHDG hiện đại, mốc CMT8/ 1945 có ý nghĩa quan trọng không chỉ với lịch sử dân tộc Việt Nam mà nó còn là dấu mốc quan trọng đối với việc nghiên cứu văn học nói riêng và VHDG nói chung. Đặt tục ngữ trong hệ thống thể loại của VHDG ta sẽ thống nhất mặc định tục ngữ hiện đại là những câu tục ngữ ra đời từ sau CMT8/ 1945. Trong dòng chảy của khoảng thời gian vài chục năm chắc chắn chưa thể làm nên những bãi bồi phù sa màu mỡ để tục ngữ hiện đại sinh sôi nảy nở nhưng dù khối lượng mới có khiêm tốn

và chất lượng, giá trị chưa ổn định nhưng nó đã hình thành diện mạo để ta có thể phân biệt với các thể loại VHDG khác. Khi nghiên cứu VHDG cổ truyền ta thấy những đặc trưng cơ bản của tục ngữ. Đó là những phán đoán hoàn chỉnh, những câu nói hàm súc, ngắn gọn. Những phán đoán được diễn đạt trong tục ngữ không chỉ có tính chất tự biện mà phần nhiều là kết quả của sự quan sát cụ thể những kinh nghiệm lâu đời của nhân dân. Tục ngữ có chức năng đúc kết kinh nghiệm một cách trực tiếp và đầy đủ. Những kinh nghiệm của thời đại cách mạng và thời kì đổi mới của đất nước đã được tục ngữ hiện đại đúc kết theo một cách riêng gắn với đặc trưng thể loại.

1.3.2 Nhận diện đặc trưng củatục ngữ hiện đại.

Để đưa ra những tiêu chí nhận diện cho một thể loại văn học không phải là điều đơn giản. Như đã khẳng định tục ngữ là thể loại có sức sống lâu bền của sáng tác dân gian. Nhưng trên thực tế tục ngữ đã có sự vận động biến đổi và ở thời hiện đại khái niệm này ít đứng một mình, nó thường đi kèm với các yếu tố khác như “thành ngữ, tục ngữ mới”, “ca dao,tục ngữ thời hiện đại” . Khảo sát trong 120 bài báo in và báo mạng có đề cập đến việc tìm hiểu nghiên cứu tục ngữ hiện đại chúng tôi thống kê được chỉ có 16 lần/120 bài (chiếm khoảng 13%) khái niệm tục ngữ hiện đại được dùng riêng và không gắn liền với các thể loại khác. Những thể loại văn học dân gian từ trước đến này thường gây ra sự tranh cãi và chưa có những phân định rạch ròi với tục ngữ đó là thành ngữ và ca dao. Rất nghiều nhà nhiên cứu tục ngữ cổ truyền đã đưa ra những cách định nghĩa để có thể nhận diện tục ngữ cổ truyền và phân biệt nó với ca dao, thành ngữ. Chúng tôi thống nhất với quan điểm khi cho rằng thành ngữ là những ngữ cố định và là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ còn tục ngữ là câu hoàn chỉnh. Tục ngữ mang tính lí tính, đúc rút kinh nghiệm còn ca dao thiên về trữ tình bộc lộ cảm xúc. Những tiêu chí để nhận diện tục ngữ cổ truyền cũng được chúng tôi lấy làm tiêu chí và cơ sở khoa học để nhận diện tục ngữ hiện đại. Tất nhiên bên cạnh đó việc nhận diện tục ngữ hiện đại cũng gắn với những “tiêu chí mở” của thời hiện đại.

Đời sống xã hội không ngừng vận động, biến đổi trong tiến trình lịch sử. Là một hình thái ý thức xã hội có quan hệ mật thiết với đời sống xã hội, văn học cũng

không ngừng vận động, biến đổi. Sự biến đổi không chỉ phụ thuộc vào sự vận động của môi trường xã hội mà còn phụ thuộc vào quy luật vận động, biến đổi của bản thân văn học nghệ thuật, cụ thể hơn là bản thân của thể loại văn học đó. Sự vận động của mỗi thể loại lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố căn bản như bản chất, đặc trưng và nhất là chức năng của chính thể loại đó. Rõ ràng sự vận động của văn học nghệ thuật nói chung và tục ngữ hiện đại nói riêng diễn ra đa dạng, phức tạp dưới sự chi phối mạnh mẽ của đời sống xã hội và các hình thái ý thức xã hội khác. Do vậy quan điểm nhìn nhận và khoa học ở đây là: coi văn học và nghệ thuật nói chung và tục ngữ là một thực thể có vận động, có biến đổi trong tiến trình lịch sử. Văn học dân gian hiện đại nói chung và tục ngữ hiện đại nói riêng cần được nhìn nhận bằng quan điểm “động”. Quan điểm trên sẽ chi phối việc nghiên cứu để định ra tiêu chí nhận diện tục ngữ hiện đại.

1.3.2.1 Đề tài:

Tục ngữ mới ra đời trong những hoàn cảnh mới mang tính chất thời sự, thời đại rõ nét. Đề tài được hiểu là những chất liệu hiện thực cuộc sống được các tác giả dân gian đưa vào trong các sáng tác tục ngữ. Sự thay đổi đề tài trong tục ngữ hiện đại diễn ra theo chiều hướng thay đổi các bức tranh hiện thực cuộc sống. Nguời sáng tạo tục ngữ mới nắm bắt hiện thực đời sống một cách nhanh chóng, phát hiện và lựa chọn những mảng hiện thực tiêu biểu, tạo thêm những đề tài mới trong quá trình sáng tác tục ngữ hiện đại phù hợp với cuộc sống mới. Từ hơn 380 đơn vị câu tục ngữ hiện mà chúng tôi đã sưu tầm và khảo sát đã xuất hiện những đặc điểm khác với tục ngữ cổ truyền. Sự khác biệt rõ nét nhất thể hiện ở nội dung phản ánh những mảng hiện thực mới của thời đại mới. Tục ngữ cổ truyền là sự đúc rút kinh nghiệm và tri thức của người dân mà chủ yếu là của người nông dân ở xã hội phong kiến. Tri thức được phản ánh và đúc kết trong tục ngữ cổ truyền thường gắn với không gian làng xã, nó thể hiện nếp cảm nếp nghĩ của người nông dân, những kinh nghiệm sống, lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, những quan hệ xã hội mang đặc trưng của xã hội phong kiến. Còn tục ngữ hiện đại là lại bước đầu tổng hợp, khái quát tri thức, kinh nghiệm của những lớp người mới thời hiện đại “Những kinh nghiệm sống ấy có phần nhiều là lối sống của nhân dân một dân tộc trong một thời

đại lịch sử nhất định. Tuy nhiên những kinh nghiệm sống ấy cũng có khá nhiều phần vượt ra khỏi phạm vi lối sống của một thời đại nhất định, ở các thời đại khác nhau vẫn phản ánh được những quan niệm sống tích cực, hoặc vẫn giúp người ta hiểu biết sâu sắc các hiện tượng của cuộc sống” [77, tr55] Tuc ngữ hiện đại là những câu phản ánh và khái quát chân thực bức tranh xã hội và con người thời hiện đại. Trong bức tranh xã hội đó không gian có phần mở rộng hơn trước không chỉ ở nông thôn mà còn ở thành thị. Dường như dấu ấn thành thị đôi khi còn rõ nét hơn nông thôn rất nhiều. Thậm chí trong bức tranh ấy ta còn thấy cả những “góc khuất” mà văn học viết ít có điều kiện chạm tới, bởi xu hướng ngợi ca dễ dàng được chấp nhận còn những sự phê phán thường khó tiếp thu. Nhưng tục ngữ do được lưu

truyền “bằng miệng” nên có độ phủ sóng rộng "nó thể hiện được những nhận xét,

khái quát cực đoan hơn thực tế, nó thẳng thắn chế giễu, bới móc những bất cập, yếu kém, chưa hoàn chỉnh của thực tế một cách thẳng thừng, sâu cay, quái ác bởi nó không bị kiểm duyệt, không e sợ bất cứ một sự thù địch nào từ những đối tượng mà nó phê phán. Nó ít được công khai nhưng vẫn được lưu truyền và tạo thành mạch ngầm trong xã hội” [27, tr71]. Những câu tục ngữ hiện đại cũng chỉ cho ta thấy sự xuất hiện của những phương thức lao động, cách thức làm ăn và kiểu người mới trong xã hội. Những câu tục ngữ hiện đại phản ánh được nhiều lĩnh vực của cuộc sống do có sự nâng cao không ngừng về trình độ tư tưởng và văn hoá cho nhân dân lao động. Tục ngữ mới ra đời vừa kế thừa vừa phát huy những yếu tố hiện thực trong cuộc sống mới. Với nhiều tầng lớp xã hội mới ra đời, nhiều nghề nghiệp mới xuất hiện, tục ngữ giờ đây không chỉ là tiếng nói của dân cày mà còn là của nhiều lực lượng tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Tiếng nói trong tục ngữ hiện đại vì thế phong phú hơn, kinh nghiệm cuộc sống cũng trở nên đa dạng gắn với nhiều lĩnh vực và tính chất nhật dụng của tục ngữ cũng thay đổi. Những mục đích và chức năng của tục ngữ ở các thời đại có sự khác biệt rõ rệt. Tục ngữ cổ truyền được mệnh danh là “túi khôn” gắn với chức năng truyền bá tri thức, kinh nghiệm về lao động sản xuất là chủ yếu thì tục ngữ hiện đại cũng bổ sung cho túi khôn đó những phương châm hành động, xử thế có tác dụng giáo dục đạo đức nhân sinh. Ở mỗi thời kì phát triển những chức năng của tục ngữ hiện đại đã định hình rõ nét. Giai đoạn từ năm

1945 đến 1975 nó thiên về chức năng vận động, tuyên truyền quần chúng trong lao động sản xuất, đấu tranh cách mạng. Giai đoạn từ năm 1975 đến nay nó chủ yếu hướng đến phê phán, giễu nhại, giải trí.

1.3.2.2 Về lực lượng sáng tác:

Khi nói đến lực lượng sáng tác của VHDG cổ truyền nói chung và tục ngữ cổ truyền nói riêng, người ta thường nhắc đến “nhân dân lao động” chủ yếu là những người nông dân trong xã hội phong kiến gắn với sản xuất nông nghiệp. Đó là lực lượng chủ đạo và nòng cốt của xã hội Việt Nam trước CMT8/ 1945 - những người vừa sáng tạo ra của cải vật chất vừa sáng tạo ra của cải tinh thần. Khác với thời đại xưa VHDG hiện đại nói chung và tục ngữ hiện đại nói riêng có lực lượng sáng tác phong phú hơn và đặc biệt có sự hiện diện và tham gia tích cực của đội ngũ tri thức: các nhà giáo, kĩ sư, bác sĩ, sinh viên, học sinh, bộ đội, công nhân… Họ là những người có học và họ nhận thức được giá trị thẩm mĩ cũng như chức năng của thể loại văn học này nên tích cực sáng tác nó để phục vụ cho cuộc sống và công việc của chính mình. Trong những khẩu hiệu nơi nhà máy của các công nhân chúng ta thấy

sự hiện diện của các câu tục ngữ như “Tăng giờ sống, chống giờ chết”, “An toàn là

bạn, tai nạn là thù”, “Một sáng kiến hay bằng ngàn tay lao động”. Những học sinh, sinh viên cũng sáng tác những câu tục ngữ để truyền cho nhau kinh nghiệm học

hành và thúc giục nhau vươn lên trong học tập như “Tiết học hay, ngày học tốt”

“Soạn bài chưa đủ, ngủ chưa yên‟… Những cán bộ công chức nhà nước cũng tổng

kết kinh nghiệm “Cán bộ đi trước, làng nước theo sau”. Và đặc biệt trong thời kì

kháng chiến tục ngữ càng phát huy được vai trò của mình khi những chiến sĩ, bộ đội, thanh niên xung phong phát biểu những châm ngôn, lí tưởng sống của mình như “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, “Cướp súng giặc giết giặc” “Chân đồng vai sắt, mắt thần tiên”

Ngày nay ta có sản xuất công nghiệp, lao động khoa học kĩ thuật phát triển dẫn đến sự xuất hiện của nhiều tầng lớp xã hội khác nhau và nhiều nghề nghiệp mới. Chính vì vậy tục ngữ không còn là tiếng nói của dân cày mà còn là tiếng nói của rất nhiều các thành phần và giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Thậm chí những nhà lãnh đạo, quản lí nhà nước cũng vận dụng những sáng tác tục ngữ để tuyên truyền những

chủ trương, đường lối của mình như: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết. Thành công thành công, đại thành công”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”… Có lẽ khi xem xét lực lượng sáng tác tục ngữ không thể không nói đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên con đường hoạt động cách mạng Người đã nhận thấy VHDG có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền cách mạng nên người rất tích cực sử dụng tục ngữ trong các bài viết. Nhiều câu nói của Người mô phỏng theo cách nói tục ngữ và đã được dân gian hoá trở thành một câu tục ngữ đích thực. Đã có rất nhiều những bài báo, công trình nghiên cứu đề cập đến việc vận dụng, sáng tạo tục ngữ của Hồ Chủ Tịch để nêu tấm gương sáng trong việc làm cho viên ngọc quý VHDG toả sáng.

Khi đề cập đến vấn đề lực lượng sáng tác của tục ngữ hiện đại chúng ta thấy rõ ràng có sự khác biệt so với truyền thống. Những câu tục cổ truyền khó có thể định danh được người sáng tác, đây là một trong những đặc tính nổi bật của VHDG bởi nó là sáng tạo của tập thể nhân dân lao động. Đây cũng là phương diện mà chúng ta

cần phải xét gắn với quan điểm “động”. Thực ra “Đằng sau khái niệm “sáng tác

tập thể”(…) vẫn tồn tại một cách hiểu mơ hồ và trìu tượng về vấn đề tác giả của VHDG. Thực chất của cách hiểu này là phủ nhận vai trò cá nhân trong sự sáng tác VHDG, đồng nhất tính tập thể với tính phi cá nhân” [78, tr40].

Như vậy, có thể thấy những câu nói mang tính chất tổng kết tri thức của một tác giả cụ thể có thể vẫn được coi là một câu tục ngữ hiện đại vì nó đã được dân gian hóa, nó nhận được sự đồng tình và tán thưởng của nhân dân, của cả một cộng đồng người nhất định. Nó không còn là tài sản ngôn ngữ của riêng một người mà nó trở thành tài sản chung của tập thể, được nhân dân vận dụng linh hoạt và sáng tạo trong những hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Tính tập thể là đặc trưng của VHDG nói chung và tục ngữ nói riêng. Tính tập thể được nhìn nhận với tư cách là một phạm trù thẩm mỹ thể hiện rõ nét ở chỗ: những hiện thực cuộc sống khách quan được phản ánh trong tác phẩm là những hiện tượng đời sống gây được tác động mạnh mẽ vào nhận thức không chỉ của cá nhân nào đó mà của cả cộng đồng. Từ nhận thức đó sẽ nảy sinh những sáng tác dân gian tập thể. Các nhà nghiên cứu đã khẳng định những sáng tác đó mang tâm lí sáng tác dân gian tập thể. Như vậy, đặc trưng tập thể

của VHDG hiện đại không chỉ phản ánh thực tế sáng tác (sáng tác tập thể) mà còn bộc lộ những giá trị thẩm mỹ (là phạm trù thẩm mỹ) của tác phẩm dân gian. Những giá trị thẩm mỹ dân gian này không mang dấu ấn nghệ thuật độc đáo cá nhân mà mang dấu ấn nghệ thuật độc đáo tập thể. Câu nói của C.Mac “Hạnh phúc là đấu tranh” đã được nhân dân Việt Nam đón nhận và thể hiện tinh thần đó trong thời kì kháng chiến, mọi người dân đều nỗ lực không ngưng để làm nên sức mạnh tranh đấu của dân tộc. Có như vậy chúng ta mới có thể chiến thắng được những tên thực dân, đế quốc sừng sỏ. Nhiều người Việt sử dụng lâu dần và sau đó nó được coi như một câu tục ngữ. Ở câu tục ngữ cổ truyền tính tập thể thường thể hiện trên cả hai phương diện: phương thức sáng tác lưu truyền và phạm trù thẩm mỹ còn ở tục ngữ hiện đại ở những câu có nguồn gốc sáng tác ban đầu của một cá nhân cụ thể sau đó được nhân dân tiếp nhận thì tính tập thể được hiểu nghiêng về phạm trù thẩm mỹ. Từ việc tìm hiểu lực lượng sáng tác của tục ngữ hiện đại chúng ta cá thể đi đến nhận xét về nguồn gốc của những câu tục ngữ như sau: Tục ngữ hiện đại được bổ sung từ ba nguồn chính:

a. Tục ngữ hiện đại là sáng tác tập thể, truyền miệng của người lao động

phần đa là những trí thức hoạt động trong nhiều nghành nghề, lĩnh vực của xã hội. Sự sáng tạo tục ngữ hiện đại mang dấu ấn riêng của một tầng lớp, giai cấp người nhất định. Với những lớp người khác nhau tham gia sáng tác thì phạm trù phản ánh cũng khác nhau tuỳ theo tâm lí và nhận thức của từng lớp người.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu tục ngữ người Việt thời hiện đại (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)