Tục ngữ phê phán những thói hƣ tật xấu của ngƣời Việt thời hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu tục ngữ người Việt thời hiện đại (Trang 69 - 78)

5. Cấu trúc luận văn

2.3 Tục ngữ phê phán những thói hƣ tật xấu của ngƣời Việt thời hiện đại

Tục ngữ cổ truyền phản ánh kinh nghiệm sống, lối sống của nhân dân cùng những truyền thống về tư tưởng (tư tưởng chính trị xã hội và tư tưởng triết học), đạo đức của nhân dân lao động. Ở tục ngữ cổ truyền cũng có hệ thống những câu tục ngữ mang tính chất phê phán thói hư tật xấu và nó chiếm tỉ lệ không nhỏ. Đây cũng

là bộ phận chiếm số lượng khá nhiều của tục ngữ hiện đại “Tục ngữ mới khái quát

nhanh chóng những thói hư tật xấu để phê phán và phủ nhận” [48, tr35]. Theo thống kê của chúng tôi những câu tục ngữ có nội dung phản ánh những mặt tiêu cực của xã hội và phê phán những thói hư tật xấu của con người chiếm hơn 50%(174 /

381 câu)điều này cũng cho thấy tục ngữ đã phát huy vai trò trong việc phê phán để con người tự nhận thức và điều chỉnh lối sống và cách ứng xử.

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của người dân Việt Nam, những phẩm chất cao đẹp nhất đã từng được hun đúc, trở thành truyền thống quý báu của dân tộc. Tục ngữ hiện đại đã góp phần thể hiện hào khí thời đại, tinh thần độc lập tự cường, ý chí chiến đấu, lòng yêu nước, sự thông minh, tình nhân ái của người Việt. Trải qua bao biến thiên của lịch sử những phẩm chất này vẫn được giữ gìn, phát huy. Tuy nhiên trong cuộc sống hằng ngày, không thể không có những điều “chướng tai, gai mắt” đang diễn ra xung quanh, con người không phải ai cũng hoàn hảo bởi “nhân vô thập toàn”. Cuộc sống không phải lúc nào và ở đâu cũng là một

mảng màu hồng, nhân gianxưa nay có người tốt nhưng cũng có kẻ xấu Thời kì nào

cũng vậy bên cạnh những điều tốt đẹp vẫn tồn tại những thói hư tật xấu. Đó mới là cuộc sống, nó không xuôi chiều mà luôn có các mặt đối lập để phát triển và đi lên. Cái tốt và cái xấu luôn đan xen, cái hay và cái dở song hành tồn tại, cái đúng, cái sai xung đột với nhau từ đó giúp cho con người nhận biết rõ nét về những phẩm chất của cái đúng để từ đó bài trừ cái sai. Tục ngữ đã phản ánh những mảng tối ấy và bộ phận này chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong tục ngữ hiện đại. Người Việt không chỉ nêu hoặc miêu tả cái xấu của con người qua tục ngữ mà quan trọng hơn, họ đã dành vị trí đáng kể trong tục ngữ để nhắc nhở những gì chưa tốt trong một bộ phận dân cư. Cái xấu trong xã hội luôn rình rập muốn kéo con người ra khỏi nền tảng đạo đức truyền thống. Cái xấu xuất hiện trong mọi khía cạnh của đời sống, ở nhiều phạm vi và mức độ khác nhau. Những thói hư tật xấu của người Việt thời hiện đại lộ diện ở mọi lứa tuổi, mọi thời điểm với những cung bậc khác nhau.

Thói hư tật xấu không chỉ xuất hiện ở những người bình dân mà còn phổ biến ở một bộ phận không nhỏ những người có chức, có quyền. Một đối tượng luôn được nhắm đến để chĩa mũi nhọn phê phán đó là những người nắm cương vị lãnh đạo ở các cơ quan những năm gần đây. Theo cách gọi của dân gian thì đó là những ông quan tham vơ vét của cải của đất nước, nhân dân để về làm giàu cho bản thân, thậm chí chèn ép nhân dân để tư lợi cho mình. Tất nhiên đây chỉ là bộ phận nhưng cũng rất đáng để vạch mặt và lên án. Thời kì sản xuất theo phương thức hợp tác xã đã có

hiện tượng “Mỗi người làm việc bằng hai/ Để cho chủ nhiệm mua đài, mua xe”.

Thời kì bao cấp thì “Nhà thờ là chợ vua quan, Tôn Đản là chợ vua quan nịnh thần,

Đồng Xuân là chợ thương nhân, vỉa hè là chợ người dân anh hùng”, “Cán bộ cao thì ăn bao cấp, cán bộ thấp thì ăn chợ đen, cán bộ quen thì len cổng hậu”. Hình ảnh những ông quan tham đã được khắc hoạ với diện mạo và cung cách đặc trưng

“Bụng to, đầu hói, nói chung chung”, “Giầy đen, giầy nâu đến đâu cũng phá”. Những quan tham hay gần đây được gọi bằng từ “sếp” hình ảnh họ luôn đồng nghĩa với việc tham ô vì quyền lợi của mình mà ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân

“Cán bộ lát chun lát hoa, chúng em nát da, nát cổ” (câu tục ngữ này nói về việc để có gỗ quý cho lãnh đạo xây nhà nhân viên lâm trường phải vất vả đi đốn, vận

chuyển gỗ), “Thuế xưởng nào xưởng ấy lo/ Kho sếp nào sếp ấy rỉa” Tục ngữ cũng

phê phán những người dùng quan hệ cá nhân để làm lũng đoạn xã hội “Một người

làm quan cả họ được nhờ”, “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình” . Những “phẩm chất” của quan cũng đã được nhân dân tổng kết “Làm quan thứ nhất giải ngân; thứ nhì mị dân, thứ ba phải biết ẩn thân, thứ tư phải biết ôm chân sếp bự”.

Cung cách làm việc của họ quan liêu, cửa quyền, hống hách “Sáng đúng chiều sai,

mai lại đúng”...Trong công việc họ tìm mọi cách để tham ô, rút của công, nhận đút

lót “Sông Cầu” nói đâu bỏ đấy/ “Sami”t nói ít hiểu nhiều” “Ba con năm vừa nằm

vừa kí”. Để có được địa vị và quyền lực danh vọng họ không từ thủ đoạn và điển hình nhất là đút lót “Đạn bắn liên thanh, quyền nhanh chức chóng”, chạy đua, tranh giành nhau quyền chức “Ghế thì ít, đít thì nhiều”. Vì sự vơ vét về của cải vật chất và thể hiện uy quyền nên nhiều lãnh đạo đánh mất thể diện, tham quyền cố vị

“Tre già măng mọc đúng rồi/ Mọc thì cứ mọc đừng trồi ghế ông”, “Người già chưa hưu, người hưu chưa già”. Và họ tìm mọi cách để gầy dựng cho thân thế, dòng dõi

“Trứng rồng lại nở ra rồng/ Con quan lại nở ra dòng con quan”, cố tình vơ vét thật

nhiều công quỹ nhà nước mặc cho bị phê phán “Hổ chết để da, sếp chết để nợ”, tìm

mọi cách vơ vét để cốt trục lợi bản thân và gia đình “Cọp chết để da, giám đốc chết

để lại nhà năm căn”,

Nhân dân không chỉ phản ánh mà còn lên tiếng cảnh tỉnh, chỉ cho các vị quan

nhớ lấy câu này/ Có công đeo nhẫn, có ngày rước gông” “Ăn khi đói, nói khi say, xoay khi có chức , cực khi hầu toà”, “Cháy nhà mới ra mặt chuột/ Ô dù trượt trơ gan ruột quan tham”, “Còn chức kẻ đón người đưa/ Mất chức đi sớm về trưa mặc lòng” . Hệ thống những câu tục ngữ phê phán và vạch trần những tệ xấu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã góp thêm sức nặng cho tiếng nói phê phán của VHDG hiện đại “Nếu loại trừ một số sáng tác mang tính chất cực đoan với cái nhìn phê phán thiên lệch, nếu bỏ qua những tự ái chủ quan , dám nhìn nhận VHDG hiện đại bằng con mắt cầu thị và khoa học có thể ngộ ra đằng sau những truyện cười, những câu ca dao, tục ngữ châm biếm cay đắng hay sâu sắc là những phần thực tại bức xúc, cần phải thay đổi. Không thể đổ lỗi một cách giản đơn cho rằng đó toàn là sáng tác của những người bị phản động xúi giục, xuyên tạc hiện thực, bởi lẽ, nhiều sáng tác đó có thể là tiếng nói cực đoan, có thể khó lọt tai một số nhà quyền chức, có thể chưa được đăng trên bất cứ một tờ báo nào…nhưng phần nào nó thể hiện được thái độ của dân chúng, không mấy người không biết, thuộc, truyền miệng nhau, gật gù tán thưởng” [27, tr76]

Những câu tục ngữ không chỉ chỉ ra thói hư tật xấu của một bộ phận lãnh đạo thoái hoá biến chất mà còn mạnh dạn chỉ rõ và phê phán những tệ nạn trong xã hội

“Những năm gần đây khi nạn tiêu cực đang phát triển tràn lan trong xã hội thì tục ngữ đã trỗi dậy để góp thêm tiếng nói phản kháng của mình” [23, tr173]. Một trong những vấn đề gây bức xúc đối với nhân dân đó là lề lối làm việc của các cán bộ viên

chức nhà nước nhiêu khê, phách lối “Hành chính, chính là hành, hành là chính”,

“Làm láo, báo cáo hay”, “Làm thật ăn cháo, làm láo nháo ăn cơm”… Chính tác phong làm việc không chuyên nghiệp của đội ngũ này sẽ kéo lùi sự phát triển của xã hội. Và đội ngũ này chắc chắn sẽ là lực lượng bổ xung cho hệ thống những quan tham đáng để phê phán ở trên. Sự hình thành của đội ngũ những quan tham và công chức biến chất có lẽ xuất phát từ cơ chế, cách bố trí, sắp xếp cán bộ chưa hợp lí như

“Một lần cơ cấu bằng phấn đấu suốt đời”. Việc đề bạt cán bộ vào vị trí lãnh đạo không dựa trên năng lực mà là do cơ cấu hoặc quan thân tình hay tiền bạc. Sự tuyển dụng cán bộ không dựa vào khả năng, không có sự điều tiết hợp lí để đến tình trạng

lực cá nhân để khẳng định mình và thăng tiến được nhìn gắn với sự tiêu cực “Đi bằng đầu lâu tới đích, đi bằng „kích” chóng tới nơi” “Đạn bắn liên thanh, quyền nhanh chức chóng”. Hơn ở đâu hết tục ngữ phê phán một cách mạnh mẽ tệ nạn “phong bì”, thật đáng buồn tệ nạn này đang trở thành một xu hướng của xã hội hiện nay, nó lũng đoạn và chi phối các mối quan hệ xã hội. Nó hiện hình sau các buổi

họp hành “Liên hoan là em hội nghị, hội nghị là chị phong bì” “ Thanh cha, thanh

mẹ, thanh gì / Nếu có phong bì là tớ thank you”, “Phong bì mà biết nói năng/ Thì đám tham nhũng hàm răng chẳng còn”... Cơ chế phong bì làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ viên chức tha hoá, chạy theo lối sống thực dụng vì đồng tiền và làm sai lệch cách nhìn sự đánh giá của nhân dân về Đảng viên của Đảng cầm quyền

lãnh đạo đất nước “Đảng viên nhan nhản, vô sản hiếm hoi”.

Không chỉ phê phán bằng cách chỉ rõ những thói hư tật xấu của đội ngũ công chức mà tục ngữ còn chĩa mũi nhọn tấn công vào các tệ nạn xã hội. Các tệ nạn xã hội và thói hư tật xấu của con người thì ở thời nào cũng có như cờ bạc, nghiện ngập, trai gái… Những câu tục ngữ đã trở thành vũ khí sắc bén để tấn công những tệ nạn xã hội, nó nêu lên những bài học để cảnh tỉnh, răn đe con người. Tính chất khuyên

răn, giáo huấn của tục ngữ thể hiện rất rõ ở lĩnh vực này “Máu me ăn nhậu là cậu

của kí nợ khắp làng”, “Trác táng dâm ô là cô của phụ tình bội nghĩa”, “Phung phí xa hoa là cha tham ô, buôn lâu”, “Hãy cứ chơi cho hết đời trai trẻ/ Để về già lặng lẽ đạp xích lô”, “Gần mực thì bia, gần đèn thì thuốc”... Nhiều câu tục ngữ tưởng như có vẻ hài hước nhưng đọc kĩ cũng đáng để ngậm ngùi cho sự vô cảm của con

người thời nay, chỉ vì thú nhậu nhẹt mà cái gì cũng biến thành đặc sản “Đất lành

chim đậu, đất nhậu chim thành mồi”. Thời hậu hiện đại con người theo nhịp sống công nghiệp thu mình trong ốc đảo cá nhân, một hiện tượng nổi bật mà tục ngữ cũng hướng đến để phê phán, đả kích đó là lối sống “ vô cảm” thường được mọi người gọi là “ bệnh vô cảm”. Người Việt từ xưa luôn đề cao sự tương thân tương ái

“Lá lành đùm lá rách” và phê phán những kẻ “Cháy nhà hang xóm bình chân như vại”. Và tục ngữ hiện đại cải biên câu tục ngữ cổ truyền xưa để phản ánh cũng

nhằm phản đối lối sống ích kỉ trong câu“Một con ngựa đau cả tàu thêm phần cỏ”.

nhẫn tâm hơn nữa lại là sự dửng dưng coi nỗi buồn của người khác là niềm vui, hạnh phúc của mình thì lại là điều không thể chấp nhận được. Sức mạnh phê phán nằm ở chỗ hai câu tục ngữ có khuôn hình giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn đối

lập nhau. Câu tục ngữ cổ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” ngợi ca đạo lí tốt đẹp và

đã được thừa nhận trong tâm thức của nhân dân nhiều thế hệ còn câu tục ngũ cải biên hiện đại lại quay ngoắt 180 độ cũng nói về một hiện tượng xảy ra nhưng kết quả hoàn toàn trái ngược để từ đó nhấn mạnh góc độ tiêu cực, lệch lạc.

Lứa tuổi học sinh, thanh niên đang trong thời gian hình thành nhân cách và họ sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước, họ sẽ là người lưu giữ truyền thống và làm nên diện mạo văn hoá của dân tộc. Nhưng họ cũng là những người trẻ tuổi và nông nổi tuổi trẻ hay phạm sai lầm, có lẽ vì vậy mà có rất nhiều câu tục ngữ phê phán cung cách lối sống đặc biệt là trong lĩnh vực gắn bó với họ một cách thiết thực đó là chuyện học hành. Tệ nạn tiêu cực học đường, quay cóp bài vở có lẽ là thói hư tật xấu được tục ngữ hiện đại phản ánh khá nhiều. Để có được kết quả tốt do bệnh thành tích mà học sinh tìm cách giở tài liệu chứ không phải do học tập chăm chỉ tích luỹ kiến thức và vận dụng tư duy “Bài về nhà thì nhác, việc quay cóp thì siêu”, “Nồi đồng dễ nấu, chữ xấu khó làm phao”, “Trăm học hay không bằng tay quen lật phao”... Tình trạng trên xuất phát từ bệnh thành tích và có gốc rễ từ cơ chế lấy bằng cấp để tuyển dụng chứ không phải dựa trên năng lực. Khi không quay cóp được thì ỷ lại trông chờ vào người khác cho nhìn bài để có kết quả cao thậm chí van nài, hạ

mình ỷ ôi “Bầu ơi bí bảo bầu này/ Bàu làm bài được bầu bảo bí nghe” “Bạn ơi

thương lấy tôi dù/ Tuy rằng khác chỗ nhưng chung một bàn” “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây/ Vào thi nhớ kẻ cho quay cóp bài”… Và đây là nguyên nhân thúc đẩy những

tiêu cực đáng vạch trần, lên án “Qua sông thì phải luỵ đò/ Còn muốn thi đậu thì lo

chạy đề”. Thật đáng phê phán những kẻ coi thường việc học hành mà đề cao giá trị của đồng tiền “Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền”.

Gắn với nội dung phê phán thói hư tật xấu tục ngữ đã thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ. Trong khi các tác phẩm văn học viết còn dè dặt trong việc phản ánh những “điểm nóng” của vấn đề xã hội thì tục ngữ có vai trò rất lớn trong việc phản ánh những mặt trái của xã hội. Như vậy bằng tiếng cười hài hước, sự nhắc nhở tế

nhị hay nghiêm khắc tục ngữ vẫn luôn kế thừa và phát huy tinh thần phê phán và tính chiến đấu mạnh mẽ từ tục ngữ truyền thống. Dù cười người hay cười mình ý nghĩa phê phán của tục ngữ đã phát huy vai trò tác dụng, tính chiến đấu của tục ngữ mang đậm màu sắc trí tuệ và thể hiện sự tinh tế sắc sảo của nhân dân lao động

“Chất trí tuệ thể hiện ở sự tỉnh táo chính trị, sự lên tiếng đúng lúc đối với các hiện tượng xã hội, chính trị, lên tiếng dứt khoát đối với sự tha hoá nhân cách hay tha hoá văn hoá của thời hiện đại. Người Trung Quốc đã dám tự cười mình trong “Người Trung quốc xấu xí”, người Việt Nam ít dám viết về cái sai hay cái dở của mình, nhưng trong văn học truyền miệng, người Việt Nam cũng cười khá mạnh mẽ vào những tính xấu đó không chỉ một vài lần” [27, tr77]. Phê phán những thói hư tật xấu là một nét đặc trưng của tục ngữ từ xưa đến nay, ở thời hiện đại giá trị phê phán tố cáo của tục ngữ thực sự là một luỡi dao được mài sắc và chắc chắn nó sẽ có

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tìm hiểu tục ngữ người Việt thời hiện đại (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)