5. Cấu trúc luận văn
3.1 Phƣơng thức sáng tạo
3.1.2. Triển khai các khuôn hình tục ngữ cổ
Nếu dạng mô phỏng là sự sao chép y nguyên theo mô hình của câu tục ngữ cổ truyền thì dạng triển khai các khuôn hình tục ngữ cổ là trên cơ sở của mô hình câu tục ngữ cổ có thể thêm hoặc bớt một vài thành phần, hoặc mở rộng hay thu hẹp nó. Ở phương thức sáng tạo này thường gặp các dạng sau:
- Dạng mở rộng bằng cách nhân lên, gấp lên một mô hình truyền thống, tức là cùng với việc sử dụng mô hình truyền thống sẽ thêm vào một hay nhiều vế giống với mô hình đó:
Ví dụ Trên cơ sở của mô hình Muốn nói A, làm B mà nói
Tục ngữ cổ “Muốn nói không làm mẹ chồng mà nói”
“Muốn nói oan làm quan mà nói”
Tục ngữ hiện đại: “Muốn nói ngoa làm nhà báo, muốn nói láo làm nhà văn”
- Dạng giữ phần đầu theo đúng mô hình truyền thống, thêm phần sau mang tính bổ sung, nhằm làm rõ nội dung đã thể hiện
Ví dụ * Trên cơ sở của mô hình A đến đâu, B đến đấy
Tục ngữ cổ: “Máu chảy đến đâu, ruồi bâu đến đấy”
Tục ngữ hiện đại “Quy hoạch đến đâu, cò bâu đến ấy; ở đâu cũng thấy cò
đất cò nhà” thu hẹp nghĩa
* Trên cơ sở mô hình Nhất A, nhì B
“Nhất mẹ, nhì con”
Tục ngữ hiện đại: “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm”
- Dạng thay đổi từ ngữ, vế câu của câu tục ngữ cổ hoặc chỉ giữ lại một câu trong
cặp câu lục bát cổ để cho ra đời câu tục ngữ mới. Phương thức sáng tác này có thể gọi là “lẩy tục ngữ”, “cải biên tục ngữ”
+ Triển khai theo cách thay đổi từ ngữ của một câu tục ngữ cổ để dựa vào ý
nghĩa, nội dung vốn có của câu tục ngữ truyền thống nhằm phản ánh những vấn đề mới của cuộc sống thường được sử dụng nhiều nhất
“Quen sợ dạ, lạ sợ siđa” (Quen sợ dạ, lạ sợ áo)
“Một điều nhịn, chin điều …nhục” (Một điều nhịn, chin điều lành)
“Một nụ cuời bằng mười tiếng còi xe” (Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ)
+ Triển khai theo cách mở rộng khuôn hình trên cơ sở của một vế câu tục ngữ cổ sẽ thêm vào một hoặc vài vế nữa để kéo dài câu hoặc sẽ thêm một câu để thành cặp câu lục bát (ở dạng này nội dung, hàm ý của câu không mấy thay đổi chỉ mở rộng hoặc thu hẹp nghĩa nhưng đa phần là thu hẹp hơn)
# Thêm vào một vế câu để mở rộng thêm nghĩa (áp dụng cho những câu tục ngữ cổ chỉ có một vế)
“Ôm rơm nặng bụng, ăn vụng nhàn thân”
“Lời nói thẳng hay mất lòng, lưng cong thường được việc”
# Giữ nguyên vế đầu (với các câu tục ngữ cổ có từ hai vế trở lên) và thay đổi vế sau nhưng nội dung và hàm ý ít thay đổi so với tục ngữ cổ truyền mà sẽ khuôn vào trong một phạm vi hẹp hơn.
“Ăn cỗ đi trước, hội họp theo sau” “Ăn coi nồi, ngồi chọn ghế”
“Thuốc đắng giã tật, nói thật mất việc làm “Ăn trông nồi, ngồi trông phong bì”
# Triển khai khuôn hình câu lục bát trên cở sở giữ nguyên vế đầu, thay đổi vế sau nhưng hàm ý, nội dung không mấy thay đổi so với câu tục ngữ cổ truyền.
Ô dù trượt trơ gan ruột quan tham” “Cá không ăn muối cá ươn
Con không ăn muối thiếu iốt rồi con ơi” “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn không để cơ quan phê bình”
Sơ đồ hoá việc triển khai khuôn hình tục ngữ, tục ngữ cải biên Nhóm Dạng nguyên gốc Dạng cải biên Nội dung, ý nghĩa Ví dụ
Nguyên gốc Cải biên
I X1- X2 X1- X2 Thu hẹp Quen sợ dạ, lạ sợ áo Quen sợ dạ, lạ sợ siđa II X X- Y Mở rộng Ôm rơm nặng bụng Ôm rơm nặng bụng, ăn vụng nhàn thân
III X1-X2 X1- Y Thu hẹp Thuốc đắng
giã tật, sự thật mất lòng
Thuốc đắng giã tật, nói thật mất việc làm
3.1.3 Hình thức chuyển đổi một câu tục ngữ truyền thống thành câu tục ngữ mới
Nếu ở hình thức triển khai khuôn hình câu tục ngữ cổ có hiện tượng vẫn sử dụng một vế đầu, thay đổi vế sau nhưng nội dung và hàm ý ít thay đổi hoặc hướng vào một phạm vi hẹp hơn trong những hoàn cảnh cụ thể hơn thì ở hình thức chuyển đổi của tục ngữ ta thấy câu tục ngữ cổ có thể chỉ thay đổi một từ nhưng hàm ý và nội dung hoàn toàn thay đổi. Sự thay đổi của một từ hay một cụm từ đem đến ý nghĩa mới hoàn toàn khác xa với nghĩa của câu tục ngữ cổ:
A1 “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” B1 “Một con ngựa đau cả tàu lợi phần cỏ” B2 “Một con ngựa đau cả tàu bỏ chạy”
So sánh với câu tục ngữ cổ A1 ý nói sự đồng cảm, sẻ chia tình thương và coi nỗi buồn đau của người khác cũng như của mình - câu này vốn mang hàm ý tốt và thể hiện tính chất ngợi ca nét đẹp trong đạo lí truyền thống của người Việt. Trái
của đồng loại, nó mang hàm ý xấu và có tính chất phê phán lối sống vô cảm của con người thời hiện đại.
A2 “Một điều nhịn chín điều lành” C1 “Một điều nhịn chín điều nhục”
Truờng hợp A2 câu tục ngữ cổ ý chỉ sự nhịn sẽ đem đến cuộc sống an lành, tránh sự va chạm, xích mích, vậy sự nhường nhịn đem lại ích lợi, lời khuyên
nhường nhịn là tốt “nhịn” = nhường nhịn. Còn ở câu tục ngữ hiện đại C1 lại cho
thấy sự nhịn thể hiện sự nhu nhược, không có ý chí đấu tranh, phản kháng, đáng để
phê phán, nhịn là không tốt “nhịn” = nhịn nhục.
A3 “Có công mài sắt có ngày nên kim” D1 “Có công mài “sắc” có ngày nên “tiên” D2 “Có công mài sắt có ngày chai tay
Câu A3- tục ngữ cổ truyền nói về một trong những bí quyết dẫn đến thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống là sự kiên trì nhẫn nại, có kiên trì nhẫn nại trong công việc sẽ có được những thành quả tốt. Mài sắt- kiên trì, Nên kim- thành công ==> nghĩa biểu trưng
Ở truờng hợp câu tục ngữ mới D1 : chăm chút về sắc đẹp sẽ có hình thức đẹp hơn, bí quyết về việc làm đẹp, “ mài sắc” - để ý đến nhiều đến dung nhan, diện mạo, “ nên tiên”- xinh đẹp hơn ==> có nghĩa biểu trưng nhưng thu hẹp phạm vi hơn, chỉ nói về một lĩnh vưc.
Còn câu tục ngữ hiện đại D2 lại phản ánh một hiện tượng mang tính quy luật nếu mài sắt dùng tay làm nhiều thì chai tay là điều hiển nhiên “ mài sắt”- sử dụng tay để làm “ “chai tay”-tay bị chai==> không có nghĩa biểu trưng.
Tục ngữ cổ Tục ngữ hiện đại Không thày đố mày làm nên
==> tầm quan trọng của ngưòi thầy
Không mày đố thày dạy ai ==> tầm quan trọng của học trò Cái khó bó cái khôn
==> hoàn cảnh kìm hãm không cho phép sáng tạo
Cái khó ló cái khôn
==> Hoàn cảnh làm nảy sinh sự sáng tạo Đầu cá chép, mép cá trôi
==> khen ngợi, đây là những bộ phận ăn ngon của hai loại cá
Mồm cá chép, mép ngoại thương
==> chê bôi sự điêu toa, lắm điều của những cán bộ ngoại thương thời bao cấp. Học tài, thi phận
==>Sự may rủi trong thi cử, do may mắn mà có kết quả tốt
Học tài, thi lí lịch
==>Yếu tố quyết định chính cho việc có kết quả tốt trong thi cử là dựa vàolí lịchphê phán tiêu cực.
3.1.4 Phương thức sáng tạo không nhất thiết phải theo khuôn hình của câu tục ngữ cổ.
Phương thức này dựa vào sự tuân thủ một số đặc điểm chung của thể loại (cấu trúc sóng đôi, tạo vần, ngắt nhịp theo kiểu của tục ngữ… (những đặc điểm này sẽ được trình bày ở phần 3.2)
Đây là nét đặc thù riêng của thể loại văn học dân gian này. Phương thức này ta thường bắt gặp ở những khẩu hiệu có tính chất tuyên truyền cổ động vì nó thường thể hiện đặc trưng về tính gọn, chắc, vần vè, dễ thuộc, dễ nhớ của tục ngữ.
Ví dụ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công” “Học, học nữa, học mãi”
“Dạy tốt, học tốt”
“Vai ngàn cân, đôi chân vạn dặm”
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” “Tìm khó mà học, tìm nhọc mà rèn”
3.2. Đặc trƣng nghệ thuật của tục ngữ ngƣời Việt thời hiện đại
3.2.1 Về từ ngữ, ngữ nghĩa:
Đặc điểm nổi bật của từ ngữ được sử dụng ở tục ngữ là sự tinh luyện, đích đáng, tỉnh lược, sắc sảo mà vẫn có được sự giản dị, thân quen. Từ ngữ trong câu tục ngữ phải đích đáng, sắc sảo để đảm bảo tính chất rút gọn, tỉnh lược tối ưu cho không gian của câu tục ngữ. Nhưng bên cạnh đó nó vẫn có sự giản dị, mộc mạc cùng lối nói khẩu ngữ vì tục ngữ là hình thức nghệ thuật ngôn từ được trưng cất từ khẩu ngữ dân gian. Ở tục ngữ những hư từ, trợ từ, liên từ thường bị lược bỏ, tối giản. Trong tục ngữ cổ ta bắt gặp rát nhiều những câu chỉ có ba, bốn từ mà vẫn thể hiện một thông báo, phán đoán như: “ Nghèo thì hèn”, “May hơn khôn”, “Ở hiền gặp lành”…, những câu tỉnh lược các liên từ, trợ từ mà người tiếp nhận vẫn dễ dàng hiểu và suy đoán về nội dung như: “Vỏ quýt dày, móng tay nhọn” ( tỉnh lược ác từ “ phải có”, “tất có”, “đã có”) hay “Có tật, giật mình” ( tỉnh lược các từ “hay”, “chắc sẽ”, “tất sẽ”). Sự tối giản về từ ngữ và tỉnh lược các hư từ, trợ từ, liên từ, … Trong một số trường hợp còn có tác dụng mở rộng nghĩa, giúp cho câu tục ngữ đa nghĩa và để đất cho người sử dụng có thể sáng tạo nghĩa mới cho câu tục ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau của cuộc sống. Ở tục ngữ hiện đại cũng xuất hiện
những ngắn, gọn, chắc nhưng số lượng không nhiều như: “Làm láo, báo cáo hay”
(tỉnh lược cụm từ chỉ quan hệ “…thì…nhưng…”, hay câu “Đầu tiên, tiền đâu” (tỉnh
lược các từ như “phải có” “nên hỏi”, câu “Đấu tranh, tránh đâu” ( tỉnh lược các từ như “tốt nhất là”, “ bằng”)…Thời hiện đại hiện tượng những câu tục ngữ kiệm lời, ít từ xuất hiện với tần xuất không nhiều cho thấy ở tục ngữ hiện đại phạm vi và vấn đề phản ánh thu hẹp hơn, cụ thể hơn, tính biểu trưng cũng vì thế mà kém đi. Từ ngữ được dùng trong câu tục ngữ cũng có tính hình ảnh, biểu trưng. Đặc tính này hỗ trợ rất lớn cho tục ngữ trong việc diễn đạt những khái niệm hay những ý tưởng trừu tượng chính vì vậy câu tục ngữ thường đa nghĩa. Tục ngữ biểu hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức về thế giới. Đồng thời tục ngữ cũng biểu hiện thái độ ứng xử và tình cảm của nhân dân lao động với những vấn đề trong cuộc sống của mình. Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh sự vật, sự việc cụ thể để nói lên ý niệm trừu tượng, từ những hiện tượng đơn lẻ diễn ra theo quy luật để khái quát
làm bật lên cái phổ biến. Các nhà nghiên cứu tục ngữ cổ truyền đều có chung nhận định tục ngữ có nghĩa đen và nghĩa bóng. Nghĩa đen là nghiã bề mặt, nghĩa cụ thể ban đầu khi người ta gọi tên sự vật, hiện tượng. Nghĩa đen còn được gọi là nghĩa gốc hay nghĩa tường minh. Nội dung câu tục ngữ được toát ra từ chính bản thân nó mà chưa có một ngụ ý nào khác, là sự tổng hợp ý nghĩa của từng từ trong câu “Tổ hợp nghĩa trên bề mặt với những yếu tố được hiện thực hoá bằng từ”. Các câu tục ngữ cổ truyền là sự đúc rút kinh nghiệm sống và tri thức của nhân dân lao động trong cuộc sống, để tổng kết tri thức đòi hỏi phải có sự quan sát hiện tượng một
cách lâu dài, kĩ lưỡng chẳng hạn như “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì
nắng, bay vừa thì râm”, “Ráng hồng thì nắng, ráng trắng thì mưa”,… Với tục ngữ hiện đại tuy trải qua thời gian chưa phải là lâu dài nhưng những tri thức đã được đúc kết từ những hiện tuợng của cuộc sống. Những câu tục ngữ hiện đại cũng có nhiều
câu chỉ mang nghĩa đen hay còn gọi là nghĩa khởi thuỷ “toát ra từ bản thân sự vật
hiện tượng do tục ngữ ghi lại [19, tập2, tr20]. Tất nhiên những hiện tượng đó phải
mang hơi thở của hiện thực cuộc sống hiện đại như:“Tiếng hát át tếng bom”,“Nước
cần dân có, nước khó có dân bàn”,“Bức xúc đền bù, trả thù doanh nghiệp”,“Ruộng bề bề không bằng nghề bán nước bọt”,“Dốt như chuyên tu, ngu như tại chức”, … Nghĩa bóng của nhiều câu tục ngữ là nghĩa hàm ngôn được phát triển từ nghĩa định danh. Từ sự quan sát trực tiếp vẻ bề ngoài của một sự vật và hiện tượng cụ thể, các tác giả dân gian đã khái quát thành bản chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng khác. Nghĩa bóng là nghĩa ẩn dụ, thường không trực tiếp hiện diện mà ngụ ý đằng sau. Tục ngữ mượn những cái cụ thể để miêu tả những cái trừu tượng, từ nhận thức trực quan cảm tính con người tiếp cận đến nhận thức lí tính. Nghĩa bóng là nghĩa biểu tượng được suy ra từ nghĩa đen nhờ những liên tưởng phong phú và bay bổng của con người. Vấn đề nảy sinh là ở mỗi thời đại khả năng tưởng tượng và liên tưởng của con người hướng về những phạm trù và lĩnh vực khác nhau thể hiện nhận
thức và tâm lí của con người thời đại. Câu tục ngữ cổ truyền “Một con ngựa đau cả
tàu bỏ cỏ” đã được cải biên sáng tạo “Một con ngựa đau cả tàu bỏ chạy”, “Cái khó bó cái khôn” thành “Cái khó ló cái khôn”. Những nghĩa bóng mới mẻ này là sự sáng tạo của dân gian trong quá trình tiếp nhận và mở rộng nghĩa. Như vậy từ một
sản phẩm ban đầu, ở những thời đại khác nhau người tiếp nhận đã “Tiếp tục bổ sung, chỉnh lý cho phù hợp với hoạt động thực tiễn, hoàn cảnh sống và đặc điểm nhận thức , tâm lí của nhân dân mình” [23, tr 34]
Để tạo ra nghĩa bóng dẫn đến những cách hiểu khác nhau, tục ngữ hiện đại phát huy hiệu quả của thủ pháp nghệ thuật chơi chữ. Đây là cách thức mà các tác giả dân gian thời đại mới mở rộng hoặc chuyển nghĩa cho câu tục ngữ “Đẹp trai không bằng chai mặt”, “Có chí thì nên cạo đầu”, “Có chí thì ghê”… Rõ ràng từ “chí”
trong câu tục ngữ cổ “Có chí thì nên” mang ý nghĩa là “ý chí”, người có ý chí nghị
lực khắc phục khó khăn tất yếu sẽ dẫn đến thành công còn từ “chí” được dùng trong tục ngữ cải biên lại chỉ loại sinh vật kí sinh, sự giễu nhại, tiếng cười, tính hài hước
từ đó đã bật ra. Hay hiện tượng câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” được cải
biến trên cơ sở của nghệ thuật chơi chữ thành “Có công mài “Sắc” có ngày nên “
Tiên”, “mài sắc” không phải là hành động mài vật cứng cho sắc nhọn mà là chỉnh trang nhan sắc sẽ trở nên xinh đẹp hơn. Mới thoạt xướng lên sẽ dễ dàng nhận ra ngay âm hưởng câu tục ngữ cổ nhưng sự chú ý hướng đến một vấn đề mới hơn từ đó sẽ tạo nên tâm lí tiếp nhận gắn với sự ngỡ ngàng, lí thú. Từ một câu tục ngữ được cải biên không chỉ làm cho ta huy động trí nhớ về câu tục ngữ cổ mà còn đem đến nhận thức về một vấn đề mới. Trong hoàn cảnh này lối nói có sử dụng tục ngữ đã đạt được mục đích kép, vừa làm sống dạy tục ngữ, vốn văn hoá cổ truyền lại vừa chứng tỏ sự linh hoạt trong cách thức sáng tạo của một lớp tác giả thời hiện đại.
Trường hợp câu tục ngữ “Gần mực thì bia, gần đèn thì thuốc” có nguồn gốc từ câu