Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 88)

B. NỘI DUNG

2.4. Một số giải pháp để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong

2.4.1. Giải pháp chung

Thứ nhất, cần xây dựng môi trường kinh tế lành mạnh, đảm bảo đời

sống vật chất và tinh thần ngày càng cao cho mọi tầng lớp dân cư, quy hoạch tổng thể giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

Quan niệm duy vật lịch sử luôn khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội. Đời sống tinh thần, những tư tưởng, quan điểm, quan niệm, tâm lý, truyền thống…của con người đều có nguồn gốc từ những điều kiện kinh tế, sản xuất vật chất của xã hội. C.Mác và Ăngghen trong “Hệ tư tưởng Đức” đã khẳng định rằng con người tạo ra hoàn cảnh đến mức như thế nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức như thế ấy. Bởi vậy, đây là điều kiện căn bản, tạo cơ sở vật chất căn bản nhất để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trên cơ sở đó xây dựng đời sống tinh thần tích cực, tiến bộ cho xã hội chính là phải tạo được một môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh, nâng cao không ngừng đời sống vật chất của nhân dân. Môi trường kinh tế - xã hội là tổng thể những yếu tố kinh tế, yếu tố xã hội tồn tại xung quanh con người. Các yếu tố đó luôn có liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng, quy định sự

phát triển của con người. Một môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh, tích cực là môi trường trong đó, sự phát triển và tăng trưởng kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các mặt của đời sống xã hội sẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững hơn. Thực tế ở Việt Nam, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và toàn bộ nhân dân, nhằm tạo điều kiện, tiền đề cho văn hóa phát triển tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Chúng ta cần kết hợp giữa đầu tư, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh với khai thác phát triển du lịch. Phát huy vai trò của hệ thống thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức về việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đến từng người, từng gia đình. Đối với bản sắc văn hóa dân tộc vật thể tiến hành rà soát, kiện toàn, bảo quản bằng công nghệ hiện đại, phục vụ tốt công tác bảo tồn và tra cứu. Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác khai quật khảo cổ, tôn tạo. Xác định giá trị cổ vật, có kế hoạch bảo vệ, bảo tồn và quảng bá nhất là việc giữ gìn các hiện vật cách mạng, di tích kháng chiến. Đối với bản sắc văn hóa dân tộc phi vật thể thì biến lễ hội thành hoạt động văn hóa thường niên, kết hợp với các hoạt động du lịch. Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống bằng nhiều hình thức và đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm. Những năm gần đây, công cuộc đổi mới đã đem lại cho xã hội Việt Nam một sức sống mới, cùng với số lượng sản phẩm xã hội ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Tuy thế, trong thực tế, nước ta vẫn đang tồn tại tương đối phổ biến sự phân hóa giữa người giàu và người nghèo, thành thị và nông thôn; vẫn tồn tại một số hiện tượng kinh tế không lành mạnh, trốn thuế, gian lận, cạnh tranh lấn lướt nhau theo kiểu chụp giật; vẫn có sự mất công bằng xã hội ở những mức độ khác nhau; hiện tượng tham nhũng, lợi dụng

chức quyền của một bộ phận cán bộ chủ chốt Nhà nước…những hiện tượng đó đang ngày ngày làm giảm tính chất tiến bộ, nhân văn của xã hội nước ta. Tình trạng này cần phải được giải quyết cơ bản. Đây là một quá trình lâu dài, khó khăn, cần sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội. Tất cả nhằm tạo dựng một đời sống tinh thần tích cực, tiến bộ, làm cho yếu tố tinh thần tích cực trở thành động lực trong quá trình phát triển xã hội.

Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện các thể chế về hoạt động văn hóa

Cần hiểu rõ Thể chế văn hóa là sự tổng hợp các nguyên tắc, hình thức tổ chức, các quy định pháp lý, quy ước và phương pháp điều hành hoạt động văn hóa. Trong những năm qua ở nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật. Tính đến nay, có trên 130 văn bản luật, quy phạm pháp luật được các cấp có thẩm quyền ban hành. Trong đó có cả các văn bản được Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Các văn bản đó là: Luật Báo Chí, Luật Di sản văn hóa, Luật Xuất bản, Luật Giáo dục, Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, Pháp lệnh Thư viện, Pháp lệnh Quảng cáo, Quyền tác giả, hệ thống các quy định, các quy chế hoạt động văn hóa: lưu hành, kinh doanh băng, đĩa hình, phim ảnh, ca nhạc, lễ tang, lễ cưới, ban hành và triển khai thực hiện các chính sách về văn hóa để nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước tạo điều kiện cho các cá nhân và tổ chức thuận lợi trong hoạt động văn hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường, ngăn chặn được một số hiện tượng tiêu cực trong hoạt động văn hóa. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về văn hóa được ban hành vừa chậm lại vừa thiếu đồng bộ gây khó khăn cho việc điều chỉnh hoạt động văn hóa, trong khi đó pháp luật là “xương sống” của thể chế văn hóa. Mặc dù có những chủ trương về việc đầu tư cho hoạt động văn hóa cơ sở, nhưng việc hoàn thiện thể chế nó còn chậm và chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, để thực hiện giải pháp xây dựng và hoàn thiện thể chế văn hóa

nhằm kế thừa, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa, chúng ta cần tập trung: xây dựng môi trường xã hội lành mạnh và đẩy mạnh tăng cường giáo dục pháp luật cho mọi người là nhiệm vụ quan trọng nhằm điều chỉnh hành vi của công dân theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. Khuyến khích các khu dân cư cũng như các cơ quan, trường học, xí nghiệp… xây dựng những quy ước hoạt động về văn hóa cộng đồng như các quy ước về nếp sống, giao tiếp ứng xử, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh… Xây dựng các điểm văn hóa tại các xã, phường để quần chúng có nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đồng thời là nơi trực tiếp bồi dưỡng, giáo dục, phát huy năng lực sáng tạo văn hóa của cộng đồng dân cư, đáp ứng nhu cầu kế thừa sáng tạo văn hóa của nhân dân. Tôn vinh những cá nhân, tập thể bảo vệ thuần phong mỹ tục, ngăn chặn, bài trừ những hủ tục, tập quán lỗi thời lạc hậu có ảnh hưởng xấu đến giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Như vậy, việc tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn chặt thêm trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân. Chúng ta luôn phải tuân thủ công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân, đề cao vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý và làm giàu bản săc văn hóa dân tộc. Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý nghiêm những hành vi cố ý vi phạm Luật. Hoàn thiện cơ chế chính sách về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa nhằm tạo môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước được bền vững.

Thứ ba, tăng cường phát triển các nguồn lực cho hoạt động giữ gìn và

phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Nói đến nguồn lực cho hoạt động giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trước hết là nói đến nguồn lực con người, nguồn lực cán bộ. Do đó, để hoạt động này đạt hiệu quả đòi hỏi phải quan tâm đến đầu tư cho nguồn lực

kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá và cán bộ quản lý văn hoá là nhân tố có vai trò quyết định đến hiệu quả công việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số - đối tượng cơ bản chúng ta cần quan tâm. Với đội ngũ cán bộ này, một mặt, cần nghiêm ngặt trong cơ chế tuyển dụng và làm việc, mặt khác, cần có chế độ chính sách đãi ngộ đúng đắn. Với nguồn lực con người nói chung ngoài cán bộ - là đề cập đến toàn bộ nhân dân, chúng ta cũng cần có những biện pháp phù hợp: đẩy mạnh giáo dục các nét đẹp thuộc về bản sắc dân tộc (giáo dục tinh thần tự tôn dân tộc, tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước gắn với yêu chủ nghĩa xã hội, giáo dục lòng kính trọng ông bà cha mẹ, và lòng biết ơn tổ tiên, biết ơn các anh hùng dân tộc, giáo dục tinh thần hữu nghị…) và nâng cao trình độ dân trí (xây dựng một xã hội học tập tạo chuyển mới trong thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài, coi trọng cả ba mặt; mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả). Hơn nữa, nguồn lực cho hoạt động giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc còn bao gồm: sức mạnh tổ chức, cơ chế phối hợp liên ngành, cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, đầu tư tài chính, sự đồng thuận xã hội. Cần phải có sự phối hợp đồng bộ này, vì nếu thiếu nó sẽ khó thực hiện và không thể đạt được kết quả tốt, bản sắc văn hóa dân tộc tích cực sẽ không thể hiện được vai trò sức mạnh của mình. Đặc biệt, vì là một quốc gia đa dân tộc, việc tạo sự đồng thuận, bình đẳng giữa các dân tộc anh em là một nguồn lực to lớn để thực hiện việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Như vậy, những giải pháp chung trên đặt nền tảng căn bản cho sự vận dụng vào từng điều kiện cụ thể của địa phương nhằm thực hiện tốt giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ở Việt Nam một cách đồng bộ, sâu rộng, toàn diện và hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 88)