Mong muốn quay trở lại Bình Thuận của khách du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của Bình Thuận (Trang 72 - 108)

Tiêu chí Kết quả khảo sát

Chắc chắn trở lại 21,38%

Sẽ trở lại 43,47%

Sẽ cân nhắc 28,77%

Không trở lại 11,37%

Biểu đồ 3. Mong muốn quay trở lại Bình Thuận của khách du lịch

Nhận xét của các công ty lữ hành, các trung gian môi giới

Các công ty lữ hành thƣờng gặp thuận lợi khi đƣa khách Bình Thuận, vì phần lớn các dịch vụ ổn định, giá cả phải chăng, khí hậu nắng ấm, du khách đƣợc trãi nghiệm và hƣởng không khí trong lành thuần khiết của vùng biển yên

bình ít khi bị thiên tai. Tuy nhiên, các đơn vị này lại rất ngại làm tour lên Bình Thuận vào dịp lễ, mùa cao điểm. Những dịp này họ chỉ an tâm với đối tƣợng khách chi trả cao và họ đặt phòng ở những Resort lớn có uy tín và phải đặt phòng ít nhất từ 2 – 3 tháng. Còn những đối tƣợng khách có mức chi trả thấp hoặc đặt tour cận ngày thì tỉ lệ đặt đƣợc dịch vụ cho khách là rất thấp. Một số công ty lữ hành mặc dù đã đặt phòng từ rất lâu và đã đặt cọc cho khách sạn nhƣng đến lúc tour gần khởi hành hoặc khi khách đến khách sạn thì lại thiếu phòng hoặc có những trƣờng hợp không còn phòng để giao. Nguyên nhân của tình trạng trên là hiện nay một số khách sạn nhỏ của tƣ nhân họ đã cho ngƣời khác thuê khách sạn để kinh doanh, và những ngƣời kinh doanh này không có chiến lƣợc lâu dài, làm ăn chụp dựt. Thế nên những công ty tổ chức cho khách tham quan Bình Thuận sát mùa lễ hội thƣờng phải hủy tour vì không đặt đƣợc phòng khách sạn hoặc giá phòng quá cao.

Theo điều hành một số công ty du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh, họ đã dần chuyển tour sang Nha Trang, Phú Quốc hay những điểm đến khác vào các dịp nghỉ để chủ động hơn trong công tác tổ chức tour. Do vậy, nếu các cơ quan quản lý không có hƣớng khắc phục, không tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng lữ hành tổ chức tour đến với mình thì trong tƣơng lai, khi ngày càng có nhiều điểm đến du lịch mới nổi lên, các hãng này sẽ dần quay lƣng với Bình Thuận để đƣa du khách đến với các điểm du lịch mới, hấp dẫn hơn.

Chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch khá quan trọng, quyết định rất lớn đến sự hài lòng của khách khi sử dụng các dịch vụ du lịch tại Bình Thuận. Để nắm rõ hơn về mức độ hài lòng của du khách đối với đội ngũ này, tác giả đã tách thành các nhóm để khảo sát riêng lẻ vì mỗi nhóm có những đặc thù ngành nghề riêng và những đòi hỏi về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ khác nhau, bao gồm: hƣớng dẫn viên du lịch, nhân viên lễ tân khách sạn, nhân viên phục vụ buồng phòng, nhân viên phục vụ ăn uống, nhân viên phục vụ mua sắm, nhân viên phục

vụ khu vui chơi giải trí và nhân viên phục vụ vận chuyển. Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp qua bảng sau:

Bảng 11:Mức độ hài lòng của du khách về đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch

1. Hoàn toàn không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng

Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5

- Hƣớng dẫn viên du

lịch 0,34% 3,69% 13,41% 49,32% 33,24% - Nhân viên lễ tân

khách sạn 3,02% 4,36% 12,07% 48,99% 31,55% - Nhân viên buồng

phòng 2,68% 4,35% 11,41% 43,97% 30,58% - Nhân viên phục vụ ăn uống 3,68% 3,69% 6,38% 53,36% 34,90% - Nhân viên phục vụ mua sắm 5,70% 7,37% 26,17% 30,21% 30,54% - Nhân viên phục vụ

khu vui chơi, giải trí 1,34% 2,01% 36,22% 30,59% 30,83% - Nhân viên phục vụ

vận chuyển 2,02% 4,04% 19,19% 42,76% 31,99%

Nhóm nhân viên đƣợc du khách hài lòng cao đều làm việc trong hai lĩnh vực nhà hàng - khách sạn và các công ty lữ hành, trong đó hài lòng cao nhất thuộc về nhóm nhân viên phục vụ ăn uống, tiếp đến là nhóm nhân viên phục vụ buồng phòng và hƣớng dẫn viên du lịch, đội ngũ lao động thuộc nhà hàng - khách sạn và các công ty lữ hành đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, mang lại sự hài lòng nhất định cho du khách khi sử dụng các dịch vụ này tại Bình Thuận. Tuy nhiên, khi phỏng vấn nhiều du khách cho rằng trình độ ngoại ngữ của nhân viên còn yếu. Họ thích thái độ phục vụ niềm nở của nhân viên nhƣng cho rằng nghiệp vụ chƣa đƣợc tốt, nhất là nhân viên lễ tân và phục vụ khách sạn, nhà hàng.

Hai nhóm có chỉ số thấp nhất thuộc nhóm nhân viên phục vụ mua sắm và nhân viên phục vụ các khu vui chơi, giải trí với. Vì thế, trong quy hoạch nguồn nhân lực du lịch cho địa phƣơng, các nhà làm quản lý cần chú trọng về trình độ, kỹ năng phục vụ của đối tƣợng này (đối tƣợng mà trƣớc giờ ít đề cập trong các báo cáo về nguồn nhân lực du lịch).

Chất lượng các tiện nghi

Tiện nghi du lịch góp phần quyết định rất lớn tới chất lƣợng chuyến đi của du khách. Các tiện nghi tốt sẽ mang đến cho khách sự hài lòng, thoải mái và ngƣợc lại. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách về chất lƣợng các tiện nghi du lịch đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 12: Mức độ hài lòng của du khách về chất lượng các tiện nghi du lịch

1. Hoàn toàn không hài lòng 2. Không hài lòng 3. Tạm hài lòng 4. Hài lòng 5. Rất hài lòng

Các tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 - Lƣu trú 3,03% 4,69% 15,79% 42,26% 34,23% - Ăn uống 3,34% 10,71% 12,37% 43,80% 32,77% - Tham quan 2,01% 5,70% 8,72% 37,92% 45,64% - Vận chuyển 3,69% 3,36% 16,76% 47,32% 28,88%

- Vui chơi, giải trí 7,38% 19,12% 14,77% 32,89% 25,85%

Đánh giá về vui chơi, giải trí đƣợc cho điểm thấp, cho thấy dịch vụ này chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, kỳ vọng của du khách. Từ đó làm giảm đi năng lực cạnh tranh của Bình Thuận so với những địa phƣơng có hoạt động vui chơi giải trí phong phú, hấp dẫn. Đây cũng chính là khâu quan trọng nhất mà các nhà quản lý du lịch cần quan tâm để cải thiện hình ảnh du lịch địa phƣơng và nâng

cao sức hấp dẫn cho du khách.

Chỉ số của tiêu chí đánh giá tham quan cao nhất. Đây cũng là lợi thế của Bình Thuận trong việc duy trì năng lực cạnh tranh so với nhiều tỉnh thành khác.

2.3.2. Đánh giá theo mô hình SWOT

Bảng 13: Ma trận SWOT điểm đến du lịch Bình Thuận Điểm mạnh, Điểm yếu Cơ hội, Thách thức Các điểm mạnh (S) 1. Khí hậu nắng ấm, tài nguyên du lịch đa dạng. 2.Hệ thống Resort bậc nhất cả nƣớc. 3. Nhiều loại hình du lịch 4. Môi trƣờng du lịch/ Ngƣời dân địa phƣơng. 5. Đƣợc sự quan tâm của tỉnh và các bộ, ngành trung ƣơng Các điểm yếu (W) 1. Sản phẩm du lịch trùng lặp, nghèo nàn 2.Hạn chế các hoạt động vui chơi giải trí 3. Tính thời vụ. 4. Giao thông

5. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch thiếu và yếu.

Các cơ hội (O)

1. Nhiều dự án du lịch lớn đầu tƣ vào Bình Thuận.

2. Khách du lịch quốc tế gia tăng

3. Nhu cầu đi du lịch của ngƣời dân tăng.

4. Nằm trong chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030: đầu tƣ xây dựng một số điểm đến thƣơng hiệu cho du lịch Việt Nam

- S1,2+O2,3: tăng cƣờng khai thác các thị trƣờng khách quốc tế và nội địa - S3,4+O,3,4: tăng cƣờng quảng bá, khai thác hiệu quả tài nguyên, hình ảnh du lịch

- S3+O3,4,: triển khai tour du lịch đặc thù. - S4,5+ O1,2,3,4: nâng cao chất lƣợng phục vụ, cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch.

- O1+W1,3,4: kêu gọi đầu tƣ vào giao thông, sản phẩm du lịch, hoạt động vui chơi giải trí. - O1+W3: đầu tƣ các sản phẩm du lịch mùa thấp điểm. - O4, +W5: phát triển nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

- O1,4+W6:. Đối mới nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc của hoạt dộng du lịch

Các thách thức (T) 1. Sự phát triển của các điểm đến mới 2. Yêu cầu chất lƣợng sản phẩm du lịch ngày càng cao của du khách. 3.Sự phối hợp giữa các ngành chƣa đồng bộ 4. Ô nhiễm môi trƣờng 5. Khủng hoảng kinh tế thế giới. - S1,2,+T1: Xây dựng chiến lƣợc Marketing du lịch, tăng cƣờng xây dựng hình ảnh du lịch Bình Thuận - S4+T5: Tăng cƣờng vai trò của ngƣời dân trong việc bảo vệ môi trƣờng - S3+T6: xây dựng các loại hình du lịch với nhiều mức giá khác nhau. - S5 + T2,4: Xây dựng môi trƣờng du lịch lành mạnh, an toàn, thân thiện.

- Tăng cƣờng công tác quản lý

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức của ngƣời dân và những ngƣời làm du lịch

- Chú trọng, tập trung vào chất lƣợng.

Điểm mạnh, điểm yếu

a. Điểm mạnh

- Khí hậu Bình Thuận nắng ấm quanh năm. Nhiệt độ trung bình 27C, nhiệt độ cao nhất không quá 27°C và thấp nhất không dƣới 5°C.

- Tài nguyên du lịch đa dạng, Bình Thuận là một tỉnh có nhiều tiềm năng, tài nguyên năng lực cho phát triển du lịch: tiềm năng về nhân văn, tín ngƣỡng, di tích lịch sử phục vụ cho phát triển loại hình du lịch tham quan nghiên cứu nhƣ: lịch sử văn hoá về dân tộc Chăm, chùa Hang, dinh Thầy Thím, lầu Ông Hoàng gắn với nhà thơ Hàn Mặc Tử, di tích và lễ hội Nghinh Ông… Tỉnh có bờ biển dài gần 200 km với nhiều bãi biển sạch đẹp, đồi cát, rừng cây ven biển, có suối nƣớc nóng, nƣớc khoáng… phát triển nhiều loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, vui chơi giải trí và chữa bệnh. Có nhiều hồ, thác nƣớc và rừng thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái.

Thƣơng hiệu du lịch Bình Thuận gắn với các địa danh du lịch nổi tiếng trong và ngoài nƣớc nhƣ Mũi Né - Hòn Rơm, Đồi Dƣơng - Thƣơng Chánh, đồi

cát, Suối Tiên, Bàu Trắng, chùa núi Tà Cú là nơi thu hút du khách. Mỗi địa danh này đều có nét độc đáo riêng tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách. Bình Thuận hiện còn có những thắng cảnh khác trong đất liền (hồ Biển Lạc, suối Đá, suối nƣớc nóng Vĩnh Hảo…) nhƣng chƣa có chiến lƣợc quảng bá nhiều đến với du khách.

Du lịch văn hóa Bình Thuận gắn với các lễ hội truyền thống của cộng đồng các dân tộc ở Bình Thuận: Ngƣời Chăm có lễ hội Katê, ngƣời Hoa có lễ hội nghinh Ông, gần đây, ngoài những lễ hội văn hóa chung của dân tộc, ngƣời Việt còn có thêm lễ hội Dinh Thầy Thím.

Hiện nay, công trình kiến trúc đƣợc coi là biểu tƣợng của tỉnh Bình Thuận và thành phố Phan Thiết là tháp nƣớc Phan Thiết. Tháp này nằm tại trung tâm thành phố Phan Thiết bên bờ bắc sông Cà Ty. Có thể thấy hình ảnh tháp này trên biểu trƣng chính thức của tỉnh Bình Thuận, các ấn phẩm sách báo, biểu trƣng của một số doanh nghiệp Bình Thuận (đặc biệt là các cơ sở sản xuất nƣớc mắm).

Hai loại đặc sản của Bình Thuận từ lâu đã có tiếng trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu là nƣớc mắm Phan Thiết và trái Thanh Long. Vài năm gần đây, “mực một nắng” xuất phát từ Bình Thuận cũng ngày càng nổi tiếng và đƣợc nhiều du khách lựa chọn để mua mỗi khi đến Bình Thuận.

- Bình Thuận có số lƣợng Resort xếp bậc nhất cả nƣớc đƣợc mệnh danh là “thủ đô Resort” với những Resort từ 2 – 5 sao nhƣ: Rạch Dừa, Sài Gòn – Mũi Né, Làng Tre, Hải Âu, Sea Links, Trăng Tròn, Sea Horse…

- Nhiều loại hình du lịch. Với thuận lợi về tài nguyên du lịch, Bình Thuận dễ dàng triển khai nhiều loại hình du lịch khác nhau nhƣ: du lịch nghỉ dƣỡng biển, du lịch chữa bệnh, thể thao biển, các hoạt động thể thao biển, du lịch mạo hiểm, du lịch tuần trăng mật, du lịch MICE… những yếu tố này làm tăng sức hút cho thành phố khi nhu cầu du lịch của du khách ngày càng phong phú và đa dạng.

- Nhân lực. Hiện nay toàn tỉnh có 12.300 lao động trực tiếp (đạt 82% so với kế hoạch năm 2013) phục vụ trong ngành du lịch (trong đó có 7.000 lao động hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch và 5.300 lao động phục vụ ở các cơ sở kinh doanh dịch vụ) và khoảng 20.000 lao động gián tiếp ngoài xã hội (đạt 66,7% so với kế hoạch năm 2013), trong đó có khoảng 40% lao động đã qua đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ, tăng 10% so với năm 2010. Riêng đối với Bình Thuận, số lƣợng lao động trực tiếp làm trong ngành du lịch tăng dần qua các năm, hiện có 7.500 lao động trực tiếp trong ngành nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách tốt hơn.

- Môi trƣờng du lịch/ Ngƣời dân địa phƣơng. Môi trƣờng du lịch của Bình Thuận rất thuận lợi cho du khách tham quan, ít ô nhiễm khói bụi, ít kẹt xe, ít thiên tai, ít tệ nạn xã hội, trộm cƣớp,… tạo cho du khách thực sự thoải mái khi tham quan thành phố này.

Ngƣời dân thân thiện, hiền hòa, mến khách, đặc biệt các nhà vƣờn trồng Thanh Long và những nhà sản xuất đặc sản nƣớc mắm luôn sẵn sàng giúp đỡ khi du khách có nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu về Thanh Long.

. - Đƣợc sự quan tâm của tỉnh và các bộ, ngành trung ƣơng. Ngành du lịch Bình Thuận hƣớng tới phát triển du lịch chất lƣợng cao; xây dựng môi trƣờng du lịch thân thiện và bền vững, tập trung chỉnh trang đô thị, xây dựng thành phố xanh, thành phố sinh thái, văn hóa; phát triển du lịch chất lƣợng cao theo hƣớng đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng không gian du lịch, phát triển và khôi phục các ngành nghề truyền thống…; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lƣợng phục vụ của đội ngũ những ngƣời làm du lịch; tăng cƣờng sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, công tác quản lý nhà nƣớc, vận động của mặt trận, đoàn thể quần chúng và vai trò của ngƣời dân tham gia phát triển du lịch chất lƣợng cao. Công bố và triển khai quy hoạch tổng thể về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch Bình Thuận đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020, hoàn thành quy hoạch chi tiết về du lịch ở những nơi có tiềm năng phát triển du lịch; khôi phục một số

làng nghề truyền thống, làng văn hóa kiểu mẫu trong vùng đồng bào dân tộc nhằm nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở các địa bàn dân cƣ dân tộc trong tỉnh. Đầu tƣ xây dựng chiến lƣợc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa vào phát triển kinh tế du lịch của tỉnh, văn hóa ứng xử của ngƣời Bình Thuận “thanh lịch, hiền hòa, mến khách”, quan tâm đầu tƣ xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao nhằm tạo điều kiện phát huy các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ phát triển du lịch. Ngoài ra, hoa cũng là một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo của ngành Du lịch Bình Thuận không chỉ hiện nay mà cả trong thời gian tới. Các dự án đầu tƣ chuyên đề về du lịch gắn với hoa sẽ góp phần rất lớn cho mục tiêu khai thác hoa phục vụ mục đích phát triển du lịch sinh thái tại Bình Thuận. Tuy nhiên, phát triển du lịch Bình Thuận nhƣ phát triển các tuyến du lịch sinh thái tham quan các trang trại, tổ chức các hoạt động du lịch canh nông cho du khách đƣợc tham gia vào quy trình trồng và sản xuất Nông Nghiệp, nhƣ trồng cây Thanh Long; sử dụng sản phẩm Thanh Long cắt cành, canh tác trồng cây Thanh Long … sẽ làm phong phú và đa dạng hơn cho sản phẩm du lịch Bình Thuận, đồng thời phát huy đƣợc hết năng lực của du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng, đặc biệt là tạo cơ hội cho ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh điểm đến của Bình Thuận (Trang 72 - 108)