Chủ thể, nguyên tắc, phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về di tích lich

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào (Trang 27 - 30)

8. Kết cấu luận văn

1.3. Chủ thể, nguyên tắc, phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về di tích lich

lich sử

1.3.1. Chủ thể quản lý nhà nước về di tích lịch sử

Ở nước ta quản lý Nhà nước về di sản văn hóa nói riêng và di tích lịch sử nói chung được quy định tại Điều 55 Luật Di sản văn hóa 2001. Nội dung bao gồm:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử, văn hoá trong việc tổ chức chỉ đạo, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong phạm vi cả nước. Hướng dẫn chỉ đạo sự nghiệp xây dựng và phát triển bảo tàng trong cả nước, trực tiếp quản lý những di tích lịch sử, văn hốcó giá trị đặc biệt quan trọng.

Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân cơng của Chính phủ. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa - Thơng tin để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.

Ủy ban Nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.

Đối với việc quản lý và bảo vệ di tích lịch sử, văn hố nói riêng: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chính phủ thực hiện quyền quản lý nhà nước đối với tồn bộ các di tích và bảo tàng trong cả nước nhất là các di tích có giá trị đặc biệt quan trọng, được thể hiện ở các mặt:

- Tổ chức điều hành các văn bản pháp quy, xây dựng quy hoạch, kế hoạch;

- Đầu tư kinh phí và huy động các nguồn vốn cho hoạt động tôn tạo và tu bổ di tích

- Xét duyệt các phương án tu bổ, tơn tạo di tích;

- Chỉ đạo và hướng dẫn việc khai thác, sử dụng di tích;

- Thanh tra phối hợp với các ngành hữu quan và địa phương xử lý các vụ vi phạm di tích;

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quản lý tồn bộ di tích địa phương về các lĩnh vực sau:

- Tổ chức nhân sự và điều hành hoạt động; - Tổ chức bảo vệ di tích và danh thắng; - Chỉ đạo việc sử dụng và khai thác di tích; - Ngăn chặn và xử lý vi phạm.

Trong trường hợp cụ thể Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố có thể giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã những nhiệm vụ cụ thể trong lĩnh vực bảo vệ di tích như:

- Tổ chức người trơng coi bảo vệ di tích - Huy động nguồn vốn cho tu bổ di tích

- Phối hợp với ngành Văn hóa thơng tin trong việc sử dụng và khai thác di tích.

Có thể thấy, Nhà nước phân cơng quản lý để có sự kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa Trung ương và địa phương.Tuy nhiên, trên thực tế còn rất nhiều bất cập xảy ra như việc chồng chéo giữa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý văn hóa với các đơn vị khác. Thêm vào đó, chúng ta cần nhận thấy rằng di tích lịch sử, văn hố là tài sản của tồn dân, mọi cơng dân, cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội đều có quyền sử dụng di tích lịch sử, văn hố vào các mục tiêu văn hóa, nhưng đồng thời cũng có nghĩa vụ cùng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham gia bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của di tích lịch sử nói riêng, di sản văn hóa nói chung trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.

1.3.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về di tích lịch sử

Như đã đề cập ở trên quản lý nhà nước về di tích lịch sử là một trong những nội dung của quản lý nhà nước về văn hóa. Vì vậy quản lý nhà nước về di tích lịch sử được bao hàm trong quản lý nhà nước về văn hóa nói chung, nó dựa trên nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Đảng lãnh đạo là đề ra đường lối chính sách, chiến lược, xác định các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ và các giải pháp lớn để định hướng cho sự phát triển của nền văn hóa thơng qua các Nghị quyết của Đảng, công tác tư tưởng và công tác tổ chức của Đảng. Đảng không làm thay nhà nước, nhà nước là trụ cột của hệ thống chính trị, thể chế hóa các quan điểm của Đảng thông qua hệ thống Hiến pháp, pháp luật, thể chế, thiết chế hoạt động quản lý. Mặt khác, phải phát huy vai trị của các đồn thể chính trị xã hội, các cộng đồng dân cư trong việc thực hiện các nhiệm vụ văn hóa.

Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ

đạo mọi hoạt động của bộ máy nhà nước.Yêu cầu của nguyên tắc này là nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa.Nhà nước nắm quyền thống nhất quản lý những vấn đề cơ bản, đồng thời giao quyền và trách nhiệm cho địa phương. Mỗi địa phương hay các đồn thể có nhưng phương thức lãnh đạo riêng của mình nhưng khơng được xa rời các phương hướng chỉ đạo, lãnh đạo của Nhà nước mà đều dựa trên cơ sở sự quản lý của Nhà nước.

Nguyên tắc quản lý theo ngành, theo địa phường và vùng lãnh thổ: Ở

nguyên tắc này Nhà nước là một thể thống nhất, bộ máy nhà nước hoạt động theo cấp hành chính nhà nước, thực hiện theo quy đinh, cấp dưới phục tùng cấp trên. Địa phương phải phục tùng Trung Ương. Hệ thống các di tích lịch sử ở địa phương vừa chịu sự quản lý của ngành, vừa chịu sự quản lý về

lãnh thổ. Hệ thống hành chính gồm 4 cấp: Trung Ương (Quốc hội, Chính Phủ), Tỉnh, thành phố, Quận huyện, xã phường. Nguyên tắc này đòi hỏi quản lý theo ngành, theo lãnh thổ gắn bó với nhau, có trách nhiệm chung trong việc thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi của từng bên và hai bên theo luật định.

Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Đòi hỏi mọi tổ chức, mọi cơ

quan quản lý và cá nhân quản lý phải dựa trên pháp luật của nhà nước đã quy định, tránh sự tùy tiện, đứng ngoài và đứng trên pháp luật.

1.3.3. Phương pháp quản lý nhà nước về di tích lịch sử

Thứ nhất, nhà nước xử phạt các hành vi xâm phạm, phá hoại làm xâm hại đến di tích. Với phương pháp này nhà nước ban hành các văn bản pháp luật, là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực di tích tiến hành xử phạt. Các hình thức xử phạt đều được nêu rõ trong các văn bản pháp luật tùy theo từng trường hợp và đối tượng vi phạm.

Thứ hai, Nhà nước tiến hành đầu tư cho các hoạt động liên quan đến bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Phương pháp này được thực hiện dưới hình thức đó là nhà nước trực tiếp tiến hành đầu tư kinh phí cho việc tu bổ, tơn tạo và phục hồi di tích. Ban hành các văn bản quy định rõ cơ quan trực tiếp nhận nhiệm vụ, đơn vị thi công, cơ quan quản lý trực tiếp.

Thứ ba, Nhà nước tiến hành thực hiện các hình thức tun truyền, vận

động bảo vệ di tích dưới nhiều hình thức thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng, để từ đó giúp cho người dân nhận thức sâu sắc về giá trị của di tích và sự cấp thiết phải bảo vệ di tích.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)