8. Kết cấu luận văn
3.2. Tạo lập một lộ trình và sự đồng bộ trong việc tu bổ, tôn tạo và phục
phục hồi các điểm di tích
* Tạo lập một lộ trình tu bổ, tơn tạo và phục hồi các điểm di tích
Có thể nói đây là một khâu rất quan trọng trong nhiệm vụ tu bổ, tơn tạo
và phục hồi khu di tích lịch sử Tân Trào chống chọi trước sự ảnh hưởng của thời gian. Lộ trình đó cần được thực hiện theo các bước sau:
Thứ nhất, mục tiêu trước nhất cần xác định là việc tu bổ, tôn tạo và phục hồi phải được bắt đầu với các điểm di tích đặc biệt quan trọng, đánh dấu của một thời kỳ lịch sử đó là các điểm di tích: Cây đa Tân Trào, Lán Nà Lừa, Đình Tân Trào, Đình Hồng Thái. Đây gần như được coi là “linh hồn” của khu di tích.
Thứ hai, khảo sát địa hình: Thiết lập một bản đồ địa hình khu vực. Vẽ sơ đồ diện tích các điểm di tích tiến hành tu bổ, sửa chữa. Bản đồ cần mang tính chi tiết.
Thứ ba, khảo sát kiến trúc: Khảo sát sơ bộ tất cả các cơng trình kiến trúc hiện còn, kết hợp với việc phân tích từng cơng trình để xác định độ
vững chắc của chúng, phân tích sự ảnh hưởng qua lại giữa đất và các cơng trình kiến trúc để đánh giá độ lún của nền móng. Tập hợp một số mẫu chất kết dích các viên gạch và mẫu gạch để gửi đi phân tích tại phịng thí nghiệm vật liệu xây dựng.
Thứ tư, Nghiên cứu và phân loại các hiện vật
Thứ năm,Tiến hành khảo sát các hiện vật được trưng bày trong bảo tàng gần khu di tích, và tất cả các hiện vật nằm rải rác ở xung quanh khu di tích để từ đó có thể nghiên cứu đề xuất hệ thống phân loại mới.
Thứ sáu, q trình tiến hành tu bổ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành văn hóa, xây dựng, khảo cổ, thiết kế xây dựng… có sự đầu tư thỏa đáng và sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng.
Để tiến hành công tác tu bổ, tôn tạo và phục hồi các điểm di tích tại khu di tích lịch sử Tân Trào cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
+ Tập trung ưu tiên cho các di tích đặc biệt quan trọng đang bị xuống cấp;
+ Hạn chế tối đa những ảnh hưởng bất lợi của các cơng trình phục vụ tham quan du lịch cho các di tích;
+ Có thể thay thế các vật liệu gốc dễ bị phá hủy bởi môi trường bằng các vật liệu mới giả vật liệu gốc có khả năng bền vững cao;
+ Bảo tồn, phục hồi di tích gắn với phục hồi và bảo tồn cảnh quan môi trường tự nhiên cùng cộng đồng dân cư vốn có trong khu vực;
Từ những nhiệm vụ, nguyên tắc trên mà việc tu bổ, tơn tạo, phục hồi khu di tích cần phải có các kế hoạch, đề án và đề ra các biện pháp đồng bộ bao gồm tu bổ, tôn tạo và phục hồi các di tích có giá trị văn hóa vật thể và di tích có giá trị phi vật thể.
Thứ nhất, đối với di tích có giá trị văn hóa vật thể:
+ Phục hồi, tu bổ, tơn tạo các di tích đặc biệt quan trọng gắn liền với các sự kiện lịch sử lớn với Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chính phủ, Quốc hội căn cứ theo các dấu vết nền
hiện còn cùng các cứ liệu lịch sử như: nhân chứng lịch sử, phim ảnh, tư liệu… bằng vật liệu mới bền vững giả vật liệu cũ như Lán Nà Lừa, Lán Hang Bòng, Lán Hang Thia…
+ Bảo tồn, phục hồi, tôn tạo cảnh quan môi trường tự nhiên xung quanh các di tích có tính tới mơi trường cộng đồng dân cư liền kề làm đối chứng lịch sử
+ Trưng bày bổ sung tại di tích gốc bằng các hiện vật tư liệu (gốc hoặc phục chế) có liên quan;
+ Mở các cuộc hội thảo, mới các chuyên gia, các nhà Sinh học giỏi tiếp tục chăm sóc và phục hồi cây đa Tân Trào, trồng và chăm sóc các cây đa khác để thay thế vị trí cây đã cũ để giữ được biểu tượng và hình ảnh cây đa Tân Trào;
Thứ hai, đối với di tích có giá trị văn hóa phi vật thể:
+ Tiến hành kiểm kê, phân loại các loại hình văn hóa phi vật thể như nghề truyền thống, lễ hội văn hóa, văn học nghệ thuật, tri thức dân gian, trò chơi dân gian… để từ đó có biện pháp bảo tồn giữ gìn bằng cách tổ chức truyền dạy nghề, thường xuyên tổ chức giao lưu văn hóa nghệ thuật dân gian để lưu giữ lại cho các thế hệ sau những bản sắc văn hóa dân tộc tại Tân Trào và làm cho khách du lịch được thưởng thức và hiểu thêm về các giá trị văn hóa này;
+ Dựng bia khắc chữ với những câu nói biểu thị tinh thần quật khởi cũng như khí thế của cả dân tộc mà Bác Hồ đã nói ở Tân Trào như câu nói của Bác khi ốm tại Lán Nà Lừa “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới dù hy sinh
tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập” , bia này sẽ được dựng ngay tại nơi Bác nói.
Tăng cường phối hợp liên ngành từ ngành văn hóa, ngành khảo cổ, ngành giao thông, ngành xây dựng… trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và lồng ghép các dự án đầu tư tu bổ, tơn tạo khu di tích. Đây là giải pháp mang lại khả năng tiếp cận đa chiều, xử lý tổng hợp, toàn diện những
vấn đề liên quan tới tu bổ, tôn tạo khu di tích.Tránh tình trạng việc xây dựng mới lấn chiếm khu di tích, đồng thời ngành giao thơng với việc đầu tư mở rộng hệ thống giao thông cũng cần quan tâm đến hệ thống giao thông đến khu di tích, phục vụ việc đi lại thuận tiện hơn…
3.3. Tăng cường cơng tác kiểm kê di tích, lập hồ sơ di tích mới phát
hiện và bổ sung hồ sơ di tích hiện có
* Đối với cơng tác kiểm kê di tích:
Cần tiến hành việc kiểm kê di tích ít nhất mỗi năm một lần, mỗi lần kiểm kê cần có một kế hoạch cụ thể về nhân lực, kinh phí,…và có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan có thẩm quyền. Ở đây, đặt biệt là sự tham gia của các cán bộ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Q trình kiểm kê cần theo quy trình đó là:
+ Nghiên cứu, thu thập tư liệu có liên quan đến đối tượng kiểm kê + Tổ chức tập huấn cho những người tham gia kiểm kê
+ Khảo sát, điền dã , thu thập tư liệu, thông tin tư liệu về đối tượng kiểm kê
+ Lập phiếu kiểm kê, danh mục kiểm kê
+ Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả kiểm kê sơ bộ + Lập hồ sơ kiểm kê
Thêm vào đó, q trình kiểm kê di tích sự góp mặt của người dân địa phương là rất cần thiết. Bởi họ là người am hiểu về địa lý nơi họ sinh sống, có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện ra những di tích mới.
* Lập hồ sơ di tích mới phát hiện và bổ sung tài liệu hồ sơ di tích hiện
có
Đây có thể coi là nhiệm vụ khơng thể thiếu trong việc bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích. Trong q trình kiểm kê di tích cơng tác lập hồ sơ đối với di tích chưa có hồ sơ cần được tiến hành ngay, và thực hiện với sự phối hợp nhịp nhàng của các ngành có liên quan.Ví dụ, ngành văn hóa phối hợp với
khảo cổ điều tra tình trạng hiện thời của di tích, sưu tầm chứng cứ tài liệu có liên quan đến di tích.
Để công tác lập hồ sơ di tích được tiến hành thuận lợi, cơ quan chức năng cần có sự chủ động về nguồn nhân lực (có thể là nhân lực tạm thời được thuê từ các địa phương, các ngành khác) để cùng phối hợp với Ban quản lý khu di tích tiến hành điều tra, khảo sát, thu thập tư liệu làm tài liệu cho hồ sơ di tích.
Tích cực sưu tầm những tài liệu, chứng cứ về di tích để bổ sung vào hồ sơ thơng qua việc tìm hiểu tại các nhà trưng bày, khu di tích của địa phương khác như khu di tích ATK Định hóa, Thái Ngun, Bảo tàng dân tộc học, Trung tâm lưu trữ Quốc gia… Ở những nơi này có thể tìm thấy rất nhiều tư liệu lịch sử hữu ích để bổ sung hồ sơ di tích.
3.4. Tăng cường các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị của khu di
tích gắn với phát triển du lịch
Khu di tích lịch sử Tân Trào khơng chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà cịn có giá trị du lịch văn hóa và du lịch sinh thái quan trọng. Khách tham quan đến Tân Trào khơng chỉ để tham quan tìm hiểu về cuộc cách mạng của dân tộc mà còn để nghỉ ngơi thư giãn ở nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thoáng mát như Tân Trào với “rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” với bạt ngàn núi rừng trùng điệp khiến cho du khách như hịa mình vào với thiên nhiên. Vì vậy, việc kết hợp tham quan khu di tích lịch sử với du lịch sinh thái, du lịch văn hóa sẽ phát huy một cách tối đa giá trị của khu di tích.
Hình thành các làng văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, cần bảo tồn và giữ nguyên những nét nhà sàn truyền thống cũng như giữ lại những bản sắc văn hóa của các dân tộc nơi đây như: ngôn ngữ, trang phục, sinh hoạt văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán…
Tổ chức hướng dẫn du khách du lịch trên hồ Nà Lừa hay cũng có thể leo núi dã ngoại trên những ngọn núi nổi tiếng như Nà Lừa, núi Hồng, núi
Nản Đeng để ngắm nhìn thiên nhiên cũng như sống lại Trung ương Đảng và Bác Hồ ở đây.
Xây dựng thêm và quy hoạch lại hệ thống đường giao thông nối liền tới các di tích trong Khu di tích để tạo điều kiện cho khách đến tham quan được thuận lợi.Đặc biệt nên có kế hoạc xây dựng hệ thống đương giao thơng phù hợp với cảnh quan của khu di tích.
Xây dựng và lắp đặt thêm hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống nước sạch phục vụ khách tham quan, tránh tình trạng khách tham quan đến khu di tích như hiện nay ở 1 số di tích như Nán Là Lừa, Đình Hồng Thái… khơng có hệ thống nước sạch – rất bất tiện và tạo phản ứng khơng tốt về phía khách tham quan.
Xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ đón tiếp khách tham quan, vừa là nơi nghỉ ngơi thoải mái của du khách, vừa là nơi để họ có thể hiểu thêm về bản sắc văn hóa vùng miền của các dân tộc nơi đây. Để làm được điều đó nơi đón tiếp khách tham quan phải là nơi mang đậm bản sắc văn hóa, đó là xây dựng nhà sàn của người dân tộc Tày và phục vụ du khách những món ăn dân tộc, đặc sản của miền rừng núi, hình thành đội văn nghệ quần chúng trình diễn nét văn hóa dân gian của dân tộc mình…
Bên cạnh đó cần tiến hành các hoạt động tuyên truyền quảng bá về khu di tích trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng tuyên truyền các chương trìn du lịch, các điểm di tích ấn tượng mang đậm dấu ấn và những giá trị tiêu biểu của di tích có khả năng khai thác du lịch trên sóng phát thanh và truyền hình của Trung ương, địa phương; xây dựng các chuyên mục văn hóa, du lịch để đăng tải trên các báo, tạp chí nhất là các báo và tạp chí có diện tun truyền, quảng bá có phạm vi rộng, trên các chuyến bay nội địa và quốc tế…
Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá về du lịch tại khu di tích như băng đĩa, sách, ảnh, tờ rơi, tờ gấp mang tính chuyên nghiệp và thương hiệu để tuyên truyền, quảng bá.
Sử dụng và khai thác tối đa website dulichtantrao.com.vn, thường xuyên cập nhật thông tin và bổ sung thơng tin cũng như những hình ảnh có giá trị về khu di tích, khắc phục ngay tình trạng website đang bị “bỏ hoang” như hiện nay.
Tổ chức hoặc liên kết tổ chức các chương trình lễ hội để tuyên truyền quảng bá. Vì khơng đơn lẻ các địa phương có thể đứng ra làm được mà phải có sự liên kết liên ngành, liên kết vùng, liên kết tuyến du lịch nội tỉnh như: Tuyến tham quan khu di tích Tân Trào và các di tích khác (Tân Trào và các xã ATK thuộc huyện Sơn Dương, huyện Yên Sơn; Tân Trào – Thành Nhà Mạc; Tân Trào – các đền chùa trong tỉnh…); tuyến tham quan khu di tích Tân Trào với các khu du lịch sinh thái trong tỉnh (Thủy điện Na Hang, thác Pác Ban – Na Hang, Hang Tiên – Hàm Yên, hang Mỏ Bài, Núi chùa, Thẳm Cốc, khu suối nước khoáng Mỹ Lâm – Yên Sơn…) và các tuyến du lịch liên tỉnh nối liền các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang…để từ đó khách tham quan có cái nhìn tổng thể hơn về cuộc cách mạng cũng như cuộc kháng chiến của cả dân tộc Việt Nam.
Các ngành, các cấp phối hợp cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung nghiên cứu, biên soạn, đưa nội dung giáo dục ý thức bảo vệ di sản văn hoá trong các trường học. Cần phải tuyên truyền, giáo dục bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng: ti vi, đài, sách báo, tạp chí, ảnh, phim phóng sự… để cho mọi người dân thấy được tầm quan trọng và giá trị của các di tích, về bảo vệ mơi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác đối với việc bảo vệ các di tích, mơi trường nói chung và mơi trường du lịch nói riêng.
Các ngành có liên quan như Giao thơng - Cơng chính, Tài ngun và Mơi trường, các tổ chức chính quyền cần phối hợp chặt chẽ với ngành Văn hoá - Du lịch để triển khai những biện pháp đồng bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến tham quan khu di tích.
Thêm vào đó cần thường xun tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về cuộc cách mạng cũng như cuộc kháng chiến hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta, tìm hiểu về các di tích lịch sử cũng như mảnh đất và con người trên thù đô cách mạng, thủ đô kháng chiến nhân dịp các ngày lễ lớn như 30/04; 19/08 và quốc khách 02/09 phổ biến rộng trong cả nước và toàn tỉnh Tuyên Quang. Và tổ chức cuộc thi đó khơng giới hạn lứa tuổi, đối tượng tham gia, điều đó sẽ tạo nên một sự thu hút lớn trong việc tìm hiểu lịch sử và khu di tích Tân Trào trong những ngày tháng diễn ra cuộc cách mạng.
Thêm vào đó q trình diễn ra các hoạt động du lịch, lễ hội truyền thống Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần có những chính sách huy động nhân lực phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân huyện Sơn Dương, Ban quản lý khu di tích giải quyết triệt để tình trạng “chặt chém” du khách trong những ngày diễn ra lễ hội và đảm bảo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trước và sau khi diễn ra các hoạt động du lịch, lễ hội. Nguồn nhân lực ngoài các cán bộ của Sở, Ủy ban huyện, Ban quản lý khu di tích có thể th nguồn nhân lực thời vụ chính là người dân sống gần khu di tích họ có thể quản lý các cơng việc đơn giản như trông xe, đôn đốc việc vệ sinh môi trường…
3.5. Sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nhà nước và xây dựng, ban hành
các chính sách huy động được nguồn vốn bên ngồi
Thứ nhất, đối với việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nhà nước
Như đã trình bày ở trên khu di tích lịch sử Tân Trào được bảo tồn, tơn tạo chủ yếu vẫn là vốn đầu tư từ Nhà nước, chính vì vậy việc định hướng sử dụng hiệu quả nguồn vốn này là một vấn đề không hề nhỏ mà hết sức phức tạp. Bởi nếu không quản lý tốt nguồn vốn sử dụng sẽ bị hoang phí, sử dụng