8. Kết cấu luận văn
2.2. Thực trạng công tác quản lý Nhà nƣớc đối với khu di tíchlịch sử
quốc gia đặc biệt Tân Trào
2.2.1. Mơ hình cơ cấu quản lý nhà nước đối với khu di tích lịch sử
Tân Trào
Ở nước ta cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa nói chung và về
di tích lịch sử nói riêng được quy định theo một mơ hình chung rất cụ thể tại Điều 55 Luật di sản văn hóa như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa theo phân cơng của Chính phủ.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hóa - Thơng tin để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hóa.
Ủy ban Nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Đối với việc quản lý Nhà nước về khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào cơ quan trực tiếp quản lý là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tuyên Quang, đây là cơ quan chuyên mơn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về: văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ các dịch vụ trên báo chí, mạng thơng tin máy tính và xuất bản phẩm) ở tỉnh, các dịch
vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Đồng thời cơ quan trực tiếp nhận nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm vụ đó là Ban quản lý khu du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào.
Hình 2.1: Mơ hình cơ cấu quản lý nhà nước đối với Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào:
Từ mơ hình tổ chức quản lý trên có thể thấy nổi lên một số vấn đề sau: Mơ hình quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử nói riêng ở tỉnh Tuyên Quang cơ bản đã được quản lý một cách thống nhất, phân công chức năng, nhiệm vụ từ trên xuống (từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở).
Cơ quan chủ quản trực tiếp là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm quản lý nhà nước bao qt tồn bộ các mặt về di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử nói riêng trên toàn bộ địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Riêng về khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, Ban quản lý
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ban quản lý khu du lịch lịch sử văn hóa
và sinh thái Tân Trào
khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào (sau đây gọi tắt là Ban quản lý) là đơn vị sự nghiệp chịu sự quản lý tồn diện của Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng trực tiếp thực hiện các hoạt động bảo tồn, bảo tàng phát huy giá trị khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào.
Ban quản lý khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, trước là bảo tàng Tân Trào - ATK được thành lập ngày 15/01/1999, đến ngày 23/04/2008 được đổi thành tên hiện nay với nhiệm vụ được giao là: Quản lý, bảo vệ, lập hồ sơ di tích, tơn tạo phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến khi di tích Tân Trào; Phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, các ngành, đồn thể, các cơ quan hữu quan, các tổ chức kinh tế xã hội, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng tại Tân Trào; Thường xuyên thông tin liên lạc, xử lý thông tin, nghiêm túc chấp hành chỉ thị của cấp trên và chế độ báo cáo kịp thời, chính xác những vấn đề xảy ra tại khu di tích lịch sử Tân Trào; Quản lý cán bộ, viên chức, tài chính, tài sản được giao, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách đồi với cán bộ, viên chức theo đúng thẩm quyền phân cáp và theo đúng quy định của pháp luật và của tỉnh; Thực hiện các nhiệm vụ khác khi giám đốc Sở phân công [20, tr12].
Một nhận xét tổng qt về mơ hình cơ cấu quản lý nhà nước đối với Khu di tích lịch sử Tân Trào đó là: Quản lý nhà nước do Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho, cơ quan quản lý nhà nước triển khai và do đơn vị sự nghiệp thực hiện. Đây là mơ hình quản lý được khá nhiều địa phương áp dụng để quản lý di tích bởi Ban quản lý là cơ quan “bám sát địa bàn” thực hiện các nhiệm vụ quản lý di tích sẽ kịp thời và hiệu quả hơn. Một điều đáng nói ở đây là Ban quản lý khu di tích Tân Trào trong quyết định số 650/QĐ – UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ngày 24/11/2008 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì Ban quản lý chỉ là đơn vị sự
nghiệp có thu khơng có chức năng quản lý nhà nước đối với khu di tích Tân Trào.
2.2.1.Chính sách trùng tu, tu bổ, tơn tạo và phục hồi các điểm di tích
Có thể nói các dự án bảo quản, tu bổ, tơn tọa và phục hồi di tích có một ý nghĩa to lớn nó khơng chỉ đơn giản là khơi phục lại như mới một cơng trình kiến trúc cổ truyền, mà là sự tổng hợp của nhiều mặt hoạt động phức tạp có quan hệ qua lại rất chặt chẽ như: Nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật và q trình thi cơng, sản xuất v.v... Cơng tác tu bổ di tích phải đáp ứng được các nhu cầu: Giải phóng, tước bỏ khỏi di tích tất cả các lớp bổ sung xa lạ, gây ảnh hưởng xấu tới các mặt giá trị của di tích; giữ lại tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích; trên cơ sở khoa học đáng tin cậy khơi phục lại một cách chính xác những yếu tố đã bị thiếu hụt, mất mát trong quá trình tồn tại của di tích; trả lại cho di tích hình dáng vốn có của nó; làm cho di tích có độ bền vững về mặt kết cấu để tồn tại lâu dài trước tác động của điều kiện khí hậu và thời tiết khắc nghiệt, cũng như thử thách của thời gian.
Chính sách bảo quản, tu bổ, tôn tạo và phục hồi di tích rất được nhà nước quan tâm đầu tư được thể hiện ở việc ban hành một số văn bản quy định rõ ràng từ đối tượng thuộc chính sách, đến việc lập quy hoạch dự án tu bổ… trong đó phải kể đến một số văn bản ban hành trong thời gian gần đây đó là: Thơng tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2011 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; Nghị định số 70/ 2012/NĐ - CP ngày 18/9/2012 Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bản quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Các văn bản này là cơ sở cho việc tiến hành công tác tu bổ, tôn tạo và phục hồi khu di tích Tân Trào nói riêng và di tích trên tồn địa bản tỉnh Tun Quang nói chung.
Đối với khu di tích Tân Trào việc thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ, tơn tạo và phục hồi di tích do Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư các dự án. Theo đó Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quản chủ quản và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan trực tiếp quản lý và tổ chức thực hiện các dự án, đồng thời giao Ban quản lý cho khu di tích Tân Trào cùng phối hợp thực hiện. Và sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Ban quản lý di tích tiến hành lên kế hoạch thành lập và trực tiếp quản lý tổ tu sửa di tích gồm có cán bộ quản lý di tích và kiến trúc sư hoặc kỹ sư xây dựng có học vấn, chuyên ngành liên quan đến tu sửa di tích.
Đồng thời quá trình thực hiện dự án Sở phải có trách nhiệm báo cáo tiến độ thi công và kết quả thực hiện dự án lên Ủy Ban nhân dân để từ đó có hướng giải quyết kịp thời, lường trước được các tình huống trong quá trình thi cơng các dự án.
Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, đã tiến hành nhiều hoạt động thực hiện các dự án phục hồi, tơn tạo di tích lịch sử trên toàn địa bàn tỉnh. Đặc biệt là ngày 31/10/2005, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 1483/QĐ-CT về phục hồi, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến (ATK) trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, càng khẳng định sự quan tâm và nỗ lực của tỉnh đối với công tác này. Và những năm gần đây công tác này ngày càng được quan tâm hơn thông qua một số dự án như: Quyết định số 25/QĐ-UBND cuả Ủy Ban nhân dân tỉnh ngày 17/01/2009 về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng điểm du lịch lịch sử, văn hoá và sinh thái Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang; Quyết định số1383/QĐ-CT của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 8/11/2012 về việc Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án bảo vệ, phục hồi, tơn tạo các di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2012 - 2015.
Công việc này đã được thực hiện thường xuyên tại các điểm di tích và với nhiều hình thức khác nhau và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận đó là: Thường xuyên phun thuốc chống mối mọt các điểm di tích: Lán Nà Lừa, đình Tân Trào, đình Hồng Thái, lán Hang Bịng, lán Hang Thia, đình Thanh La, di tích Chủ tịch Tơn Đức Thắng;Tổ chức tu bổ, sửa chữa nhỏ các điểm di tích, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ các điểm di tích như: cụm di tích lán Nà Lừa, đình Tân Trào, đình Hồng Thái,lán Hang Bịng, lán Hang Thia, đình Thanh La, di tích Chủ tịch Tơn Đức Thắng… Cụ thể một số điểm di tích đó là Đình Tân Trào được thay mới 4 cột quân bị hư hỏng, toàn bộ rui, mè bằng tre đúng thiết kế cũ; thay mới toàn bộ lá cọ mới, phủ một lớp mỏng lá cọ cũ lên trên mái lợp lá mới; sửa chữa 1 trụ đỡ thượng cung, các hoành bằng gỗ theo đúng chủng loại, thiết kế cũ; xử lý chống mối cho tồn bộ cơng trình…Đình Hồng Thái được thay mới 2 cột cái và 2 cột quân bị hư hỏng, khơng cịn khả năng phục hồi; thay thế 40% hoành bằng gỗ, toàn bộ rui, mè bằng tre, lợp lại tồn bộ mái bằng lá cọ… Đình Thanh La được thay thế ván sàn bị hư hỏng bằng gỗ đúng chủng loại thiết kế cũ; xây dựng mới bệ cột cờ trong khn viên đình…; Duy tu đường vào di tích Kim Quan;Sửa 26 pa nơ khẩu hiệu tuyên truyền đặt xung quanh nhà trưng bày, cổng Đình Tân Trào, đầu cầu Nà Lừa; Phun thuốc, phục hồi sinh trưởng, chăm sóc cây đa Tân Trào, các cây đa mới trồng, cắt cành đi chiết rời khỏi cây đa Tân Trào đã bị khô. Tổ chức cắt các cành đa khô của cây đa Tân Trào trước mùa mưa bão, đảm bảo an toàn đối với các cây đa đang sinh trưởng trên thân và trên thân cây đa Tân Trào, năm 2011 trồng bổ sung hàng ngàn cây bản địa, cây ăn quả, cây cảnh, hơn 3000m hàng rào xanh, gần 20.000m2 cỏ mật ở các di tích quan trọng, quảng trường; Phục hồi, tơn tạo phần lán ở và làm việc, cơng trình bể nước phịng hỏatại cụm di tích Chủ tịch Tơn Đức Thắng (xã Trung n); hệ thống phịng hỏa tại Lán Nà Lừa (xã Tân Trào);Thường xuyên làm tốt công tác bảo vệ, vệ sinh di tích. Chú trọng cơng tác phịng cháy chữa cháy, đồng thời phối chặt chẽ với các
đơn vị: Công an huyện Sơn Dương, hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Tân Trào làm tốt cơng tác phóng cháy và xây dựng phương án phịng cháy chữa cháy các điểm di tích, đặc biệt là các điểm di tích quan trọng. Đồng thời thời thường xuyên tổ chức các lợp tập huấn, diễn tập phòng cháy chữa cháy với sự tham dự của hàng trăm người chẳng hạn như năm 2010 có đến 500 lượt người tham dự; Xây dựng và ký kết quy chế phối hợp trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích và quy chế phối hợp thực hiện phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh thân thiện” giữa Ban quản lý Khu du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào với trường với 5 xã: Tân Trào, Bình Yên, Trung Yên, Minh Thanh, Kim Quan. Công việc này đã góp phần vào việc thực hiện mục tiêu huy động nguồn lực của toàn dân trong việc bảo vệ, giữ gìn và chăm sóc khu di tích.
Với việc tu bổ, tơn tạo, sửa chữa di tích ln được duy trì và thực hiện một cách tích cực, đạt được kết quả cao.
Bảng 2.1: Báo cáo số lượng di tích được tu bổ, sửa chữa
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Phun thuốc chống mối mọt Di tích/
lần 13/6 15/6 15/6
Tu bổ, sửa chữa nhỏ Di tích 06 06 06
“Nguồn: Ban quản lý khu du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào
Được sự quan tâm của các cấp ngành, một số điểm di tích quan trọng - linh hồn của Khu di tích đã được tu bổ, phục hồi. Năm 2010 được sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông qua văn bản số 1706/BVHTTDL-DSVH ngày 02/4/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc bảo tồn, tôn tạo cây đa Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang và văn bản số 779/BNN-KHCN ngày 22/3/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nơng thơn về việc giữ gìn, bảo vệ cây đa Tân Trào, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định số 705/QĐ - CT phê duyệt dự án đầu tư bảo tồn, tơn tạo, phục hồi di tích lịch sử Quốc gia - cây đa Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Theo đó, tỉnh Tuyên Quang sẽ tiến hành các thực hiện các biện pháp kỹ thuật để chống đổ, chống đỡ phần thân cây đang còn sống bảo tồn ngun trạng phần gốc khơng cịn sống của cây đa Tân Trào bằng cách sử dụng hệ thống cốt thép móng bêtơng, cột đỡ bằng thép ống D250mm ngoài bọc vật liệu tổng hợp giả thân cây, liên kết với thân cây bằng đai thép [29, tr. 4].
Đặc biệt năm 2012, để phát huy giá trị của hu di tích, tỉnh Tuyên Quang
đã quy hoạch tổng thể hu du di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào định hướng đến năm 2020, và đã tiến hành dự án tu bổ, chống xuống cấp đình Tân Trào, đình Hồng Thái, đình Thanh La; tổ chức sưu tầm các tài liệu, hiện vật lịch sử cách mạng để trưng bày tại bảo tàng Tân Trào... [11, tr6]
Như vậy, công tác tu bổ, tôn tạo, phục hồi các điểm di tích tại Khu di tích được thực hiện hàng năm, các cơ quan được giao nhiệm vụ đã thực hiện có hiệu quả các dự án tu bổ. Điều này mang lại hiệu quả rất lớn cho việc giữ gìn và tơn tạo khu di tích.
2.2.3. Tổ chức kiểm kê, lập hồ sơ quản lý và hồ sơ xếp hạng di tích
Cơng tác kiểm kê, lập hồ sơ quản lý và hồ sơ xếp hạng di tích là những