Hậu quả của cuộc nội chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên bang nga và nội chiến tại syria từ năm 2011 đến nay (Trang 25 - 33)

Chương 1 : KHÁI QUÁT VỀ CUỘC NỘI CHIẾN TẠI SYRIA

1.3. Nguyên nhânvà hệ quả của cuộc nội chiến

1.3.2. Hậu quả của cuộc nội chiến

1.3.2.1. Đối với Syria

- Về kinh tế: Syria hiện đang trong giai đoạn kiệt quệ nhất kể từ khi nổ ra nội chiến vào tháng 3/2011, khiến mọi nỗ lực xây dựng tương lai trở nên khó khăn. Do sử dụng nguồn tài chính khổng lồ cho cuộc chiến trong suốt hơn 6 năm qua, ngân sách của Syria đã cạn kiệt, trong khi nguồn hỗ trợ kinh tế từ đồng minh chủ chốt khu vực là Iran ngày một suy giảm. Theo Giáo sư kinh tế Omar Dahi (người Syria,

giảng viên Đại học Hampshire của Mỹ), xét về khía cạnh kinh tế, những tổn thất ở Syria là vô cùng lớn khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Syria từng đạt mức 60,2 tỷ USD vào năm 2010, song con số này trong năm 2016 đã giảm hơn một nửa, xuống còn 27,2 tỷ USD; nếu tính đến tỷ lệ tăng trưởng thực, tổng thiệt hại kinh tế của Syria lên tới ít nhất 430% GDP (tính theo giá năm 2010)13. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), cuộc xung đột ở Syria đã gây thiệt hại cho nền kinh tế của quốc gia này khoảng 224 tỷ USD, gấp khoảng 4 lần tổng GDP năm 201014. Chiến tranh và xung đột đã tàn phá nặng nề ngành công nghiệp và nông nghiệp của Syria.

Hiện nay, Syria đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhiêu liệu sưởi ấm, xăng dầu, điện và nước sinh hoạt. Điều kiện khó khăn đã làm đình trệ hoạt động công nghiệp ở những khu vực do chính phủ kiểm soát. Tình trạng thiếu nước đã xuất hiện từ tháng 12/2016 khi giao tranh tại các vùng ngoại ô Damascus, cắt đứt nguồn cung cấp nước chủ chốt của thủ đô từ suối Ayn al-Fijah. Khan hiếm khiến giá nước sinh hoạt tăng vọt lên tới 50 USD/45 lít trên thị trường chợ đen. Cuộc khủng hoảng nhiên liệu khiến giao thông công cộng ở thủ đô Damascus tê liệt. Hậu quả là giá xăng dầu tăng 450% lên mức 225 Bảng Syria/lít (khoảng 1,05 USD/lít; tháng 3/2017) so với 5 năm trước (năm 2012, giá xăng được nhà nước trợ giá chỉ bán ở mức 50 Bảng Syria/lít, với nguồn cung ứng luôn có sẵn trên thị trường)15. Chính phủ Syria hiện không có khả năng cung ứng xăng dầu, điện, nước sinh hoạt và nhiêu liệu sưởi ấm cho tất cả các thành phố và thị trấn mà các lực lượng chính phủ giành quyền kiểm soát. Ngoài một số nhà máy điện ở miền Bắc và miền Trung vẫn duy trì phát điện, các nhà máy điện chủ chốt của Syria đã ngừng hoạt động kể từ năm 2012 do thiếu nhiên liệu. Các nhà máy này cần tới 8.500 tấn nhiên liệu mỗi ngày để hoạt động, nằm ngoài khả năng của chính phủ.

Bất ổn chính trị và an ninh khiến đồng nội tệ mất giá trầm trọng, đời sống của đại bộ phận người dân ngày càng khó khăn. Năm 2012, tỷ giá đồng Bảng Syria so với USD chỉ ở mức 50 Bảng Syria đổi 01 USD, nhưng đến tháng 3/2017 đã tăng lên

13

Thế giới & Việt Nam, Kinh tế Syria kiệt quệ sau 6 năm chiến tranh, http://baoquocte.vn/kinh-te-syria-kiet- que-sau-6-nam-chien-tranh-46752.html, 29/3/2017.

14 TTXVN/Tin Tức, Xung đột tại Syria gây thiệt hại 226 tỷ USD, https://baotintuc.vn/the-gioi/xung-dot-tai- syria-gay-thiet-hai-226-ty-usd-20170710225651693.htm, 11/7/2017.

15

Thế giới & Việt Nam, Kinh tế Syria kiệt quệ sau 6 năm chiến tranh, http://baoquocte.vn/kinh-te-syria-kiet- que-sau-6-nam-chien-tranh-46752.html, 29/3/2017.

550 Bảng Syria đổi 01 USD16. Tất cả hàng hóa trên thị trường đều tăng gấp nhiều lần, nhất là nước sinh hoạt, xăng dầu và điện. Tất cả các nguồn thu của chính phủ như dầu mỏ và du lịch gần như không còn. Nhiều mỏ dầu và khí đốt ở khu vực Đông Bắc vẫn nằm trong tay IS hoặc lực lượng đối lập, buộc Chính quyền Syria phải mua nhiên liệu từ thị trường chợ đen. Các công ty nhà nước từng đem lại nguồn thu ngân sách đáng kể cho chính phủ đã bị giải thể hoặc ngừng hoạt động vì chiến tranh. Các nguồn thuế bị thất thu. Với một nền kinh tế suy sụp, bị ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh, Syria đang đứng trước thách thức cực lớn trong việc tái thiết đất nước sau chiến tranh. Với chi phí tái thiết đất nước ước tính vào khoảng 200 tỷ USD (hiện có những ước tính trên 300 tỷ USD)17, Syria chỉ có thể bắt tay vào công cuộc tái thiết đất nước trong trung hạn.

- Về xã hội: Cuộc nội chiến tại Syria đã và đang trở thành một trong những cuộc xung đột phức tạp và bi thảm nhất trong thế kỷ XXI. Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) cho biết cuộc xung đột tại Syria đã dẫn tới thảm họa nhân đạo lớn nhất trong thời đại này. Ngày 16/7/2017, Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại Anh cho biết, trong vòng 6 năm (từ 15/3/2011 - 15/7/2017) đã có tới 331.765 người Syria thiệt mạng, trong đó có 99.617 dân thường, 18.243 trẻ em và 11.427 phụ nữ18.

Phụ nữ, thanh niên và trẻ em thường xuyên phải đối mặt với bạo lực, bị tước đi các quyền cơ bản của con người, bị bắt cầm súng ngoài ý muốn. Theo báo cáo mới nhất của SOHR, 116.774 thành viên lực lượng Chính phủ Syria và những người ủng hộ Chính quyền Damascus đã thiệt mạng, trong số này có 61.808 binh lính và 1.408 thành viên phong trào Hezbollah do Iran hậu thuẫn19. Cuộc xung đột cũng khiến 57.000 phiến quân, trong đó có thành viên SDF do Mỹ ủng hộ và hơn 58.000 phần tử thánh chiến thuộc IS và nhánh al-Qaeda tại

16 Thanh Hằng, Chạy đua tái thiết ở Syria, http://www.sggp.org.vn/chay-dua-tai-thiet-o-syria-468593.html, 18/9/2017.

17 Thanh Hằng, Tlđd.

18 Nhật Đăng, Hơn 330.000 người đã chết, Syria vẫn chưa yên ổn, http://tuoitre.vn/hon-330000-nguoi-da- chet-syria-van-chua-yen-on-1353550.htm, 17/7/2017.

19

Nhật Đăng, Hơn 330.000 người đã chết, Syria vẫn chưa yên ổn, http://tuoitre.vn/hon-330000-nguoi-da- chet-syria-van-chua-yen-on-1353550.htm, 17/7/2017.

Syria trước đây thiệt mạng20 .

Báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chính sách Syria (một tổ chức nghiên cứu độc lập) cho biết, tuổi thọ trung bình của người dân Syria đã bị sụt giảm từ 70 tuổi (năm 2010) xuống còn 55,4 tuổi (năm 2015), khiến dân số nước này giảm đi khoảng 21%21. Tính riêng trong năm 2015, tỷ lệ đói nghèo ở Syria đã tăng mạnh lên 85%, ước tính có khoảng 13,8 triệu người dân nước này bị mất nguồn thu nhập22

. Xung đột đã khiến gần một nửa dân số Syria trong tổng số 23 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Những người tị nạn chạy trốn chủ yếu sang các nước láng giềng như Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon, Iraq và châu Âu.

Nhiều thành phố bị tàn phá, trong đó có Aleppo, thành phố lớn nhất và từng là trung tâm thương mại của Syria; Homs, thành phố lớn thứ ba Syria, gần như không có người ở. Những thị trấn xung quanh thủ đô Damascus như Jobar, Douma và Harasta không còn nguyên vẹn. Các nhà thờ Hồi giáo với kiến trúc độc đáo bị tàn phá. Hầu hết tất cả các di sản thế giới của Syria được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO) công nhận đã bị hư hỏng hoặc bị phá hủy. Nhiều địa điểm khảo cổ ở Syria là mục tiêu khai quật, cướp phá của bọn tội phạm và các nhóm vũ trang23.

- Về chính trị - đối ngoại: Với tính chất phức tạp của cuộc chiến Syria, giới chính trị phương Tây và thế giới đã dùng khái niệm “cuộc chiến tranh ủy nhiệm” để mô tả về cuộc chiến này. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề cuộc chiến tranh ủy nhiệm thì sẽ liên quan đến vấn đề chủ quyền quốc gia, bởi nói tới ủy nhiệm thì sẽ phải có bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm. Với một quốc gia thì chỉ có nhà nước, thực thể đại diện chủ quyền quốc gia mới có đủ điều kiện là bên ủy nhiệm cho một thực thể khác giúp mình, thay mình thực hiện những vấn đề mà nhà nước đó không thể thực hiện. Những thực thể được ủy nhiệm của một nhà nước hợp hiến thì mới là thực thể được ủy nhiệm hợp pháp. Như vậy, tại Syria, Chính quyền Tổng thống Assad và Liên

20 TTXVN/VIETNAM+, Nội chiến kéo dài 6 năm ở Syria khiến hơn 330.000 người thiệt mạng,https://www.vietnamplus.vn/noi-chien-keo-dai-6-nam-o-syria-khien-hon-330000-nguoi-thiet-

mang/456444.vnp, 17/7/2017.

21 Huy Bình-Lan Phương, 5 năm nội chiến: Syria tàn tạ bởi bàn tay phương Tây, http://baodatviet.vn/the- gioi/quan-he-quoc-te/5-nam-noi-chien-syria-tan-ta-boi-ban-tay-phuong-tay-3300226/?paged=2, 14/02/2016.

22 Huy Bình-Lan Phương, Tlđd.

23

Lê Hồ, Syria: Cái giá của một cuộc chiến, Thế giới và Việt Nam, http://baoquocte.vn/syria-cai-gia-cua- mot-cuoc-chien-28024.html, 14/3/2016.

bang Nga là hai thực thể trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm, đồng thời đóng vai trò quyết định cho một nền hoà bình ủy nhiệm. Điều đó cho thấy những thành phần khác, đã không tôn trọng chủ quyền quốc gia, luật pháp quốc tế khi xuất hiện, can dự trong cuộc chiến Syria. Do bị việt vị trong nước cờ “vũ khí hoá học của Syria”, Chính quyền Mỹ đã lấy danh nghĩa tấn công IS để can thiệp vào Syria và qua đó ủng hộ phe đối lập. Có thể khẳng định rằng, cuộc chiến Syria bị quốc tế hóa, đất nước Syria bị “chia năm xẻ bảy” trong một cuộc chiến đẫm máu kéo dài đã gần 7 năm, có nguyên nhân quan trọng nhất là chủ quyền quốc gia của Syria đã không được tôn trọng. Nhà nước Syria bị tấn công vì bị nhận diện là chứa chấp khủng bố, nuôi dưỡng khủng bố hay thậm chí có hành động khủng bố. Kết quả là quốc gia này hỗn loạn và trở thành địa bàn lý tưởng để các phần tử khủng bố tử thủ và phô trương sức mạnh.

1.3.2.2. Đối với khu vực Trung Đông và thế giới

- Cuộc nội chiến ở Syria và phong trào “Mùa xuân Ả-rập” khiến cục diện chính trị và an ninh khu vực Trung Đông biến đổi mạnh mẽ. “Mùa xuân Ả-rập” đã khiến Syria rơi vào một cuộc nội chiến kéo dài chưa có hồi kết giữa lực lượng Chính phủ Syria (do Nga và Iran hậu thuẫn) và lực lượng đối lập (do Mỹ, Ả-rập Xê- út và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn). Sự can dự của nhiều nhân tố bên ngoài vào cuộc nội chiến khiến Syria trở thành “thùng thuốc súng” của Trung Đông và thế giới; là nơi phô trương sức mạnh quân sự và thử nghiệm các loại vũ khí, trang bị quân sự của các nước lớn, nhất là Nga và Mỹ. Nội chiến Syria đã khiến các nước láng giềng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi làn sóng người Syria tị nạn đổ sang. Chỉ riêng Thổ Nhĩ Kỳ, Lebanon và Jordan đang tiếp nhận khoảng 4,4 triệu người tị nạn từ Syria. Tại Lebanon, người tị nạn chiếm tới hơn 1/5 dân số nước này. Xung đột ở Syria cũng làm suy yếu các nước láng giềng vốn đã lạc hậu như Lebanon; làm căng thẳng thêm tình trạng mâu thuẫn sắc tộc ở Thổ Nhĩ Kỳ - nước đang đối mặt với cuộc chiến với người Kurd.

Những hệ lụy từ nội chiến ở Syria và phong trào “Mùa xuân Ả-rập” đã làm cho quá trình chuyển đổi chính trị tại Trung Đông ngày càng phức tạp do mâu thuẫn sâu sắc giữa các lực lượng thế tục, phi tôn giáo với lực lượng tôn giáo; mâu thuẫn giữa hai dòng Sunni và Shiite của Hồi giáo ngày càng quyết liệt; sự can dự của các

thế lực bên ngoài vào Syria và Trung Đông ngày càng trực diện và đối chọi nhau. Cuộc chiến quyền lực giữa các bên tại Trung Đông diễn ra ngày càng công khai và mạnh mẽ. Trong bối cảnh tình hình khu vực ngày càng phức tạp, người dân Trung Đông càng thêm bi quan, lo ngại và tâm lý luyến tiếc về trật tự cũ có xu hướng lan rộng trong khu vực.

- Nội chiến Syria tạo ra nguy cơ, thách thức đối với nền an ninh và chính trị của khu vực và thế giới. Lợi dụng chiêu bài chống khủng bố, Mỹ và phương Tây đã bất chấp luật pháp quốc tế, tiến hành hàng loạt các cuộc không kích vào một quốc gia có chủ quyền như Syria. Cùng với Lybia, Iraq và Yemen, Syria được Mỹ cho là nơi trú ngụ của lực lượng khủng bố Hồi giáo cực đoan, nhất là IS. Chủ nghĩa khủng bố và sự man rợ của IS đã trở thành “cớ” hợp lý để Mỹ và phương Tây công khai can thiệp, tấn công vào các mục tiêu ở những quốc gia có chủ quyền. Cơ sở hạ tầng bị phá hủy, dân thường thiệt mạng và thương vong tăng lên hàng ngày theo số lần tấn công của Mỹ và đồng minh. Đây là một tiền lệ nguy hiểm, bởi với chiêu bài chống khủng bố, không chỉ Syria, mà bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào trên thế giới cũng có thể bị Mỹ và phương Tây tấn công.

Nguy cơ mất ổn định an ninh, chính trị - xã hội tại nhiều khu vực trên thế giới trở nên hiện hữu sau những tác động tiêu cực từ tình hình bất ổn ở Trung Đông và Syria. Hiện nay, không chỉ riêng Syria, mà nhiều nước Trung Đông - Bắc Phi khác vẫn đang trong tình trạng bất ổn, bạo lực như Iraq, Lybia, Yemen… Sự can thiệp của các nước lớn chưa cải thiện được triệt để tình hình, trong khi đó tình trạng bạo lực, bất ổn gia tăng phức tạp. Sự trỗi dậy của các tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan đe dọa an ninh khu vực và thế giới. Hoạt động khủng bố diễn ra hàng ngày, lan rộng ra khắp các châu lục và thách thức môi trường an ninh thế giới. Đặc biệt, trước sự gia tăng tấn công của cộng đồng quốc tế, các tổ chức khủng bố có xu hướng liên kết với nhau, khiến cuộc chiến chống khủng bố ngày càng khó khăn.

- Cuộc nội chiến tại Syria ảnh hưởng sâu sắc đến diện mạo chính trị và chiến lược quốc tế; vị thế và chính sách đối ngoại của các cường quốc thế giới cũng như khu vực Trung Đông. Trong bối cảnh bị phương Tây cô lập, chèn ép, cuộc chiến ở Syria là cơ hội không thể tốt hơn để Tổng thống Putin đưa nước Nga trở lại chính trường quốc tế. Thông qua cuộc chiến tại Syria, Nga muốn gửi thông

điệp rằng, trái ngược với Mỹ, Nga kiên định với mục tiêu chống IS và biết làm thế nào để thực thi mục tiêu này.

Cuộc chiến Syria đánh dấu sự thay đổi vị thế và chính sách đối ngoại của Mỹ. Việc Chính quyền Mỹ để mặc Chính quyền Assad hai lần vượt quá giới hạn “lằn ranh đỏ”, cũng như để Nga qua mặt trong cuộc khủng hoảng Ucraina đã tổn hại nghiêm trọng đến uy tín của Mỹ.

Cuộc khủng hoảng Syria đã đẩy EU vào bất đồng nội bộ với các cuộc tranh luận gay gắt về chiến lược sử dụng vũ lực và hợp thức hóa các cuộc can thiệp quân sự, cũng như cách thức đối phó với cuộc khủng hoảng di cư. Việc nhiều công dân châu Âu gia nhập IS và quay lại tấn công chính châu Âu cho thấy thực tế lo ngại về tình trạng xã hội, thách thức an ninh mà châu lục này đang phải đối mặt.

Cuộc khủng hoảng Syria cũng làm suy yếu một số cường quốc Trung Đông, nhân tố quyết định sự thịnh vượng và vai trò của khu vực trên trường quốc tế. Ai Cập thất bại trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế và đảm bảo an ninh nội địa. Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với nhiều lỗ hổng an ninh ở biên giới; chuyển ưu tiên từ lật đổ Assad sang kiềm chế lực lượng người Kurd, cải thiện quan hệ với Nga và Iran. Ả-rập Xê-út đánh mất dần vai trò nước lớn do giá dầu giảm và nghi ngờ của cộng đồng quốc tế về chính sách mập mờ của nước này đối với IS. Iran đang tái hòa nhập chính trường quốc tế nhưng chưa trở thành nước hùng mạnh khi tồn tại nhiều căng thẳng chính trị nội bộ liên quan đến chủ trương giải quyết khủng hoảng tại Syria và Iraq.

- Khủng hoảng chính trị tại Trung Đông và nội chiến Syria là nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên bang nga và nội chiến tại syria từ năm 2011 đến nay (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)