Mục tiêu và biện pháp triển khai chính sách của Liên bangNga đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên bang nga và nội chiến tại syria từ năm 2011 đến nay (Trang 48)

Chương 1 : KHÁI QUÁT VỀ CUỘC NỘI CHIẾN TẠI SYRIA

2.2. Mục tiêu và biện pháp triển khai chính sách của Liên bangNga đối vớ

với cuộc xung đột tại Syria

2.2.1. Mục tiêu chính sách

Syria luôn được coi là đồng minh gần gũi, chỗ dựa chiến lược quan trọng của Nga tại khu vực Trung Đông, đồng thời cũng là quốc gia Trung Đông duy nhất Nga có căn cứ hải quân. Vì vậy, ngay sau khi Mỹ có động thái quân sự căng thẳng với Syria từ đầu năm 2011, ngay lập tức, Nga triển khai lực lượng quân sự tới đất nước Trung Đông này, bởi Syria là khu vực gắn liền với lợi ích quốc gia của Nga.

Thời Chiến tranh Lạnh, Liên Xô cung cấp cho Syria các loại vũ khí và phát triển quan hệ song phương gần gũi với nước này. Năm 1971, Liên Xô và Syria ký một thỏa thuận cho phép Liên Xô kiểm soát một căn cứ hải quân ở thành phố Tartus, trên bờ biển Địa Trung Hải. Căn cứ này hiện là cảng cuối cùng ở Địa Trung Hải mà Nga đang kiểm soát. Vì thế, cảng này có tầm quan trọng lớn về chiến lược và ý nghĩa biểu tượng đối với Nga. Nga còn là một trong những nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Syria. Các hợp đồng giữa Syria với các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng Nga có trị giá hàng tỷ USD. Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển ước tính giá trị tiêu thụ vũ khí của Nga với Syria trong giai đoạn 2009 - 2010 là trên 162 triệu USD/năm.

Về mặt tư tưởng, mục tiêu chính sách của Nga là ngăn chặn các nỗ lực Mỹ trong định hình khu vực. Nga không tin rằng các cuộc chiến, thay đổi chế độ hay cách mạng có thể mang lại ổn định và dân chủ. Nga thường chỉ ra “Mùa xuân Ả- rập” và cuộc chiến Iraq do Mỹ dẫn dắt làm bằng chứng. Nga nhận thức một cách rõ ràng rằng, những biến động chính trị xã hội tại Trung Đông, Bắc Phi thời gian qua là hậu quả do Mỹ can dự nhằm từng bước xóa bỏ các chính phủ đối lập, dựng lên chính phủ mới có lợi cho “đề án Đại Trung Đông” mà Mỹ đang thực hiện. Nga cũng không tin vào các dụng ý của Mỹ trong khu vực. Nga tin vấn đề nhân quyền thường được sử dụng như cái cớ để Mỹ theo đuổi những lợi ích chính trị và kinh tế của chính mình. Bên cạnh đó, việc Mỹ can dự sâu vào tình hình chính trị khu vực còn khiến Nga đứng trước nguy cơ mất ảnh hưởng chính trị tại đây. Nhiều năm qua, Nga đã hạn chế Mỹ thể hiện ảnh hưởng ở Syria và gây sức ép buộc Tổng thống Assad từ chức. Thái độ kiên quyết bảo vệ Chính quyền Tổng thống Syria Assad là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với vị thế của nước Nga trên thế giới.

Tựu chung lại, mục tiêu của Nga trong quan hệ với Syria nói chung và trong cuộc chiến tại Syria nói riêng bao gồm: (1) Đảm bảo lợi ích, duy trì vai trò, ảnh hưởng và thế độc quyền xuất khẩu vũ khí đối với Syria; (2) Thiết lập, củng cố vị thế tại Trung Đông và tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực Địa Trung Hải, góp phần khôi phục vị thế cường quốc thế giới; (3) Củng cố trục quan hệ Nga - Syria - Iran - Hezbollah - Hamas; (4) Nâng cao ảnh hưởng ở khu vực thông qua vai trò

trung gian hòa giải Syria - Israel.

2.2.2. Biện pháp triển khai chính sách và kết quả

2.2.2.1. Giai đoạn từ tháng 3/2011 - 9/2015

Về chính trị, với quan điểm và ý thức về quyền lực đang phục hồi, Nga chủ trương thiết lập quan hệ gần gũi với các nước chủ chốt tại Trung Đông, trong đó có Syria. Lãnh đạo Nga tìm kiếm quan hệ tích cực với Syria, cố gắng giữ cân bằng giữa lợi ích và nhận thức của Syria. Chính phủ Syria cũng đánh giá cao sự hợp tác với Nga, nhất là trong lĩnh vực kinh tế và quân sự. Đối với Syria, tăng cường quan hệ với Nga sẽ giúp phá vỡ thế bao vây, kiềm chế và đe dọa ngày càng tăng của Mỹ và phương Tây; củng cố và bảo vệ nội bộ, nhất là sự tồn tại của chính quyền trước các sức ép từ bên trong và bên ngoài; củng cố tiềm lực quốc phòng, đủ sức chống lại lực lượng đối lập; phát triển kinh tế, hạn chế những hệ lụy do lệnh cấm vận của phương Tây.

Thực tế, quan hệ Nga - Syria ấm lên từ tháng 01/2005 sau chuyến thăm của Tổng thống Assad đến Nga. Tổng thống Putin đã xóa 73% trong tổng số nợ 13,4 tỷ USD mà Syria nợ Liên Xô trước đây, nhằm đổi lấy việc Syria mua các loại vũ khí của Nga48. Tháng 5/2010, Tổng thống Medvedev có chuyến thăm của người đứng đầu nước Nga đến Syria kể từ năm 1917. Chuyến thăm mở ra quan hệ nhiều mặt giữa hai nước. Chính quyền Nga luôn duy trì và gia tăng ảnh hưởng tại Syria. Bất chấp sự chỉ trích của Mỹ và phương Tây, Nga nhất quán phản đối can thiệp quân sự nước ngoài vào Syria; ủng hộ giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Syria; quyết tâm bảo vệ Syria và chế độ Assad; tiếp tục cung cấp tài chính, vũ khí, trang bị quân sự...

Ngay khi các cuộc biểu tình chống Chính phủ Syria nổ ra (đầu năm 2011), Nga luôn ở thế đối đầu với phương Tây trong xử lý cuộc khủng hoảng Syria. Trong khi Mỹ và đồng minh liên tục gây sức ép đòi Tổng thống Assad từ chức, thì Nga lại ủng hộ mạnh mẽ và kiên quyết phản đối mọi sự can thiệp của phương Tây. Nga tuyên bố, không để phương Tây biến Syria thành Libya thứ hai. Trong bối cảnh Mỹ

48

Евгений Арсюхин, Россия простила Сирии 10 миллиардов, https://rg.ru/2005/01/26/asad-siria.html, 26/01/2005.

và đồng minh tăng cường triển khai lực lượng đến khu vực, chuẩn bị cả cơ sở pháp lý và dư luận để tấn công Syria, thì Nga trước sau như một kiên quyết phản đối can thiệp quân sự vào một quốc gia có chủ quyền khi chưa được HĐBA LHQ cho phép. Nga đã sử dụng mọi phương tiện cần thiết để ngăn chặn diễn biến ngày càng xấu tại Syria nhằm dập tắt nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh lớn từ quốc gia này. Nga có nhiều hành động chống lưng cho Chính quyền Tổng thống Assad. Nga đưa ra quyền phủ quyết tại HĐBA LHQ để chống lại kế hoạch chiến tranh nhằm vào Syria; chỉ trích việc phương Tây cung cấp vũ khí cho phe đối lập; phủ nhận bằng chứng do Mỹ đưa ra; đồng thời cảnh báo hậu quả của hành động quân sự đơn phương; điều tàu chiến và vũ khí tối tân đến vùng lãnh hải gần Syria...

Nhưng Nga ưu tiên nối lại thương lượng giữa các bên liên quan đến cuộc khủng hoảng, làm nền tảng cho sự chuyển giao dân chủ trong tương lai. Nga gia tăng các cuộc tiếp xúc về vấn đề Syria, với cả Chính phủ Syria lẫn phe đối lập, cũng như các nước có nhiều ảnh hưởng ở Syria, nhất là Đặc phái viên chung của LHQ và Liên đoàn Ả-rập, để tìm ra một giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Việc Nga đứng lên tổ chức các cuộc gặp quốc tế với sự tham gia của các bên liên quan đã khẳng định vai trò của Nga trong vấn đề Syria. Đặc biệt, Nga chủ động đề xuất đặt kho vũ khí hóa học của Syria dưới sự kiểm soát của cộng đồng quốc tế như một giải pháp khả thi nhất để ngăn ngừa cuộc tấn công quân sự của Mỹ vào Syria. Sáng kiến này của Nga nhận được phản hồi tích cực từ cộng đồng quốc tế và đang được các bên triển khai. Có nhiều lý do để giải thích cho các hành động này của Nga. Nhưng lý do quan trọng hàng đầu để Nga không thể đánh mất đồng minh quan trọng, hiếm hoi ở Trung Đông là nếu mất Syria, Nga sẽ mất các hợp đồng vũ khí béo bở và không giữ được ảnh hưởng, vị thế ở Trung Đông. Ngoại trưởng Nga Lavrov tuyên bố “lợi ích quốc gia của Nga gắn liền với tình hình ở Trung Đông, đặc biệt là ở Syria”49.

Về kinh tế, Nga có mối quan hệ kinh tế kéo dài hàng thập kỷ với Syria. Tuy nhiên, thương mại giữa hai nước chủ yếu tập trung vào quốc phòng và năng lượng. Từ năm 2001 trở lại đây, kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều Nga - Syria đã có sự tăng trưởng, nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Trong giai đoạn 2001 -

49

Khôi Nguyên, Liên bang Nga tuyên bố có lợi ích quốc gia ở Syria, http://www.vietnamplus.vn/lien-bang- nga-tuyen-bo-co-loi-ich-quoc-gia-o-syria/218725.vnp, 03/9/2013.

2008, trao đổi thương mại hai chiều luôn tăng trưởng ở mức hai con số (năm 2008 tăng tới hơn 100%), với tổng giá trị trao đổi thương mại đạt hơn 4,9 tỷ USD, trong đó Nga luôn xuất siêu sang Syria, với trị giá xuất khẩu hàng hóa hơn 4,7 tỷ USD, trong khi nhập khẩu chỉ khoảng 200 triệu USD. Riêng năm 2008, Nga đã xuất khẩu 1,94 tỷ USD sang Syria, tăng hơn 2 lần so với năm 2007 (946 triệu USD) và gấp hơn 14 lần so với năm 2001 (130,9 triệu USD). Trong giai đoạn 2009 - 2011, mặc dù cả Nga và Syria đều chịu tác động, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, nhưng giá trị trao đổi thương mại song phương vẫn được duy trì ở mức khá và năm 2011 vẫn đạt trên 1,9 tỷ USD, trong đó Nga xuất khẩu 1,89 tỷ USD và nhập khẩu 48,9 triệu USD từ Syria50. Các mặt hàng chính mà Nga xuất khẩu sang Syria là thực phẩm, sách, báo, tranh ảnh, chất nổ, pháo hoa, diêm, gỗ và các mặt hàng từ gỗ, than củi...; nhập khẩu từ Syria hoa quả các loại, giày, dép và các loại tương tự, sợi nhân tạo...

Tuy nhiên, kể từ năm 2012 trở lại đây, xung đột tại Syria đã tác động mạnh đến quan hệ thương mại Nga - Syria. Trao đổi thương mại song phương trong 3 năm (2012 - 2014) giảm cả về số lượng lẫn giá trị, xuống chỉ còn 1,62 tỷ USD51. Với tình hình bất ổn Syria hiện nay, cộng với khó khăn mà kinh tế Nga đang phải đối mặt, tình trạng giảm sút khó có thể được cải thiện.

Suốt thời gian khủng hoảng vừa qua, Nga duy trì chính sách chính trị và kinh tế đối với Syria, hỗ trợ 100.000 tấn lúa mì cho Syria. Trong bối cảnh Mỹ và đồng minh không ngừng bao vây, cấm vận và đe dọa, Chính quyền Assad đang thỏa thuận với Nga về việc gia nhập Liên minh kinh tế Á - Âu nhằm tháo gỡ khó khăn, nhất là về kinh tế. Thủ tướng Syria Halqi cho rằng, “việc gia nhập Liên minh kinh tế Á - Âu sẽ cho phép Syria có thể dễ dàng mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại với các quốc gia thân thiện”52.

Nga có lợi ích kinh tế chiến lược trong mối quan hệ với Chính quyền Tổng thống Assad. Theo một thông tin đăng tải trên tờ Moscow Times, các khoản đầu tư

50

Federal Customs Service of Russia; UN COMTRADE (International Trade Statistics Yearbook); International Trade Center (http://www.intracen.org).

51 Federal Customs Service of Russia; UN COMTRADE (International Trade Statistics Yearbook); International Trade Center (http://www.intracen.org).

52

Đặng Vũ, Syria muốn vào Liên minh kinh tế Á - Âu do Nga dẫn đầu, http://anninhthudo.vn/su-kien/syria- muon-vao-lien-minh-kinh-te-aau-do-nga-dan-dau/622916.antd, 22/7/2015.

của Nga vào Syria năm 2009 ước đạt 19,4 tỷ USD, chủ yếu trong các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, năng lượng, du lịch và vũ khí. Các tập đoàn, công ty dầu khí của Nga đã và đang rất quan tâm đến thị trường Syria. Tháng 12/2009, Công ty Stroitransgaz xây dựng và đưa vào hoạt động tổ hợp lọc hóa dầu trị giá 2,7 tỷ USD gần thành phố Homs, cách thủ đô Damascus 160 km. Tháng 4/2010, Công ty dầu khí Tatneft của Nga và đối tác Syria cũng phát triển giếng dầu South Kishma tại tỉnh Deir Ezzor. Năm 2013, hai nước tiếp tục kí kết thỏa thuận phát triển một khu vực khai thác dầu gần bờ biển của Syria; giai đoạn đầu tiên sẽ có giá trị đầu tư 88 triệu USD và kéo dài trong vòng 5 năm. Năm 2012, Tập đoàn Technopromexport chuyên về xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga đã đàm phán với đối tác Syria về việc xây dựng nhiều cơ sở, nhất là một nhà máy điện hạt nhân ở Aleppo.

Về quân sự, Nga coi việc xuất khẩu vũ khí, trang thiết bị quân sự sang Syria là biện pháp hàng đầu để tăng cường quan hệ và nâng trao đổi kim ngạch thương mại song phương. Syria vốn là nhà nhập khẩu vũ khí lớn của Nga trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Sau thời gian gián đoạn hồi những năm 1990, các hợp đồng vũ khí giữa hai bên được khôi phục kể từ năm 2005 sau khi Nga xóa 73% tổng số nợ mà Syria nợ khi mua vũ khí từ thời Liên Xô. Syria là quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga ở Trung Đông và đã chi hàng tỷ USD để mua sắm các loại vũ khí hiện đại của Nga. Hiện khoảng 90% số vũ khí của Quân đội Syria có xuất xứ từ Liên Xô và Nga.

Bất chấp ảnh hưởng khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu và cuộc xung đột tại Syria, quan hệ thương mại quân sự Nga - Syria vẫn phát triển mạnh mẽ. Tháng 6/2007, Nga đã chuyển giao các máy bay chiến đấu MiG-29M với trị giá 01 tỷ USD. Từ năm 2008, Nga đã chuyển giao 36 hệ thống tên lửa Pantsir-S1E cho Syria. Theo thỏa thuận mua vũ khí trị giá 10 tỷ USD mà Syria ký với Rosoboronexport, năm 2009, Nga tiếp tục cung cấp hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung Buk-M2; máy bay tiêm kích MiG-29F; bệ phóng Strelets dùng cho tên lửa tầm ngắn đất đối không Igla; chuyển giao 02 tổ hợp tên lửa bờ đối hải Bastion trang bị tên lửa diệt hạm siêu thanh Yakhont. Nga còn cung cấp các máy bay huấn luyện Yak-130, tên lửa tầm ngắn MANPAS, xe bọc thép, tổ hợp chống tăng Kornet-E. Các hợp đồng cung cấp vũ khí cho Syria (năm 2007 trở lại đây) đã mang lại từ 4 - 6 tỷ USD cho các doanh nghiệp quốc phòng Nga. Ngoài việc chuyển giao các vũ khí, trang bị

mới, Nga còn giúp Syria nâng cấp vũ khí, khí tài từ thời Liên Xô.

Một khía cạnh khác của hợp tác quân sự Nga - Syria liên quan đến 2 căn cứ quân sự Tartus và Latakia của Syria. Năm 2008, Nga đạt được thỏa thuận với Syria về việc nâng cấp, mở rộng căn cứ Tartus53. Hai nước đàm phán triển khai hệ thống tên lửa S- 300PMU-2 và Iskander-E tại căn cứ Tartus và Latakia. Nga cho rằng, việc tái lập các căn cứ quân sự tại khu vực được quyết định trên cơ sở đảm bảo an ninh khu vực và sự cần thiết phải duy trì trạng thái cân bằng lực lượng giữa các bên tại Trung Đông. Theo Nga, việc thiết lập các hệ thống phòng không tại Syria nhằm cân bằng ảnh hưởng với việc Mỹ triển khai hệ thống ra-đa chống tên lửa đạn đạo tại căn cứ Negev ở Israel.

Từ cuối tháng 8/2015, với lý do hỗ trợ Chính quyền Assad chống lại các lực lượng khủng bố, đặc biệt là IS, Nga đã điều động hàng nghìn binh sỹ, chuyên gia và bố trí nhiều loại vũ khí, trang thiết bị quân sự hiện đại tại Syria.

2.2.2.2. Giai đoạn từ tháng 9/2015 - 3/2016

Về triển khai biện pháp quân sự: Syria có vai trò quyết định trong chiến lược duy trì ảnh hưởng sức mạnh của Nga tại Trung Đông và Tổng thống Syria Assad là một đồng minh mà Nga không muốn mất đi. Vì vậy, trước nguy cơ sụp đổ của Chính quyền Syria do sự tấn công dữ dội của IS và các lực lượng đối lập tại Syria; đồng thời đáp ứng lời kêu gọi hỗ trợ của Tổng thống Assad, Tổng thống Putin quyết định can thiệp quân sự vào Syria. Trong bối cảnh lợi ích và ảnh hưởng tại Syria và Trung Đông đang bị đe dọa; Mỹ, EU và NATO không ngừng chống phá, tăng cường cạnh tranh ảnh hưởng tại “sân sau” của Nga cộng thêm những khó khăn kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) liên bang nga và nội chiến tại syria từ năm 2011 đến nay (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)