tương ứng trong tiếng Việt dưới góc độ văn hóa Việt.
Dựa vào khái quát 5 nội dung trên của Nguyễn Đức Tồn tôi xin phép nhấn mạnh lại là phải đồng nhất kết hợp tất cả các yếu tố như: - Khái quát về văn hóa và
phương pháp nghiên cứu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngơn ngữ và tư duy. - Đặc trưng văn hóa - dân tộc của sự “phạm trù hóa hiện thực” và “bức tranh ngơn ngữ của thế giới”. - Đặc trưng văn hóa - dân tộc của định danh ngôn ngữ. - Đặc trưng văn hóa - dân tộc trong ý nghĩa của từ. Và Đặc trưng văn hóa - dân tộc của tư duy
ngôn ngữ. Để áp dụng trực tiếp vào sự tri nhận đối với lớp từ cơ bản land, mountain, water, river.
Như ở các nội dung của “Đặc trưng văn hóa – Dân tộc của Ngơn ngữ và Tư duy” của Nguyễn Đức Tồn đặc biệt là nội dung thứ năm là đã đề cập một cách rất rõ của sự tư duy ngôn ngữ như là một sự hiểu biết (khác với cảm giác), hay là tư duy
như là một quá trình mà nhờ nó có thể đạt được sự hiểu biết mới (như là sự nhận thức, chuyển từ chưa biết sang biết), hoặc là tư duy như là một trong những khả năng của con người (lí trí – khác với tình cảm, ý chí v.v...). Sau đây chúng ta có thể điểm qua nội dung của các từ Land, Water, River, Mountain theo phương pháp ẩn dụ và theo kiểu tư duy phạm trù xem trong tiếng Việt chúng được vận dụng như thế nào qua các phép ẩn dụ, so sánh hay tri nhận theo đặc thù văn hóa của ngơn ngữ đó. - River: Được thể hiện trong thơ của Tế Hanh như: