Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Theo dõi năng suất sinh sản của các tổ hợp lai
Thu thập số liệu và theo dõi năng suất sinh sản của 100 nái (50 nái đối với
công thức) với 585 ổ đẻ (292 ổ với tổ hợp lai DurocxF1(LxY) và 293 ổ đẻvới tổ hợp
lai PiDuxF1(LxY) từ lứa 1 đến lứa 6.
Lợn nái trong từng công thức lai đảm bảo nguyên tắc đồng đều các yếu tố về dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, quy trình vệ sinh thú y phòng bệnh.
+ Đếm số con ở các thời điểm: Khi mới đẻ, để nuôi, khi cai sữa và khi 60 ngày tuổi.
Số con đẻ ra còn sống
+ Tỉ lệ sống (%) = 100 Số con đẻ ra
Số con sống đến cai sữa
+ Tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) = 100 Số con để nuôi
+ Cân lợn thí nghiệm bằng cân đồng hồ có độ chính xác 0,1 kg ở các thời điểm: sơ sinh, cai sữa và 60 ngày tuổi
3.4.2. Xác định tiêu tốn TA/kg lợn cai sữa
Để xác định TTTA/lợn cai sữa theo dõi 27 ổ đẻ (18 ổ với tổ hợp lai
DurocxF1(LxY) và 19 ổ đẻ với tổ hợp lai PiDuxF1(LxY). Theo dõi lượng TA cho
lợn nái từ khi cai sữa của lứa đẻ trước đến thi cai sữa lứa tiếp theo (chờ phối, mang thai và nuôi con) và TA cho lợn con tập ăn, cũng như KL lợn con cai sữa. TTTA/lợn cai sữa được tính theo công thức sau:
Lượng TA sử dụng (lợn nái + lợn con đến Cs) (kg) TTTĂ/kg lợn cai sữa =
Số kg lợn con cai sữa (kg)
3.4.3. Xác định tăng KL và TTTA của lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi
Để xác định chỉ tiêu này, theo dõi 6 lô/CT, mỗi lô 25 - 30 con từ cai sữa đến 60 ngày. Tính lượng thức ăn nuôi trong giai đoạn này cho cả lô và cân khôi lượng khi nhập nuôi (khối lượng cai sữa - 3 ổ đẻ nhập vào 01 chuồng nuôi/lô) và khối lượng toàn lô khi đạt 60 ngày. Tính tăng KL và TTTA/kg tăng KL theo công thức sau:
KL 60 ngày (g) - KL Cs(g) Tăng KL từ Cs đến 60 ngày (g/ngày) =
Thời gian từ Cs đến 60 ngày
Lượng TA sử dụng từ Cs đến 60 ngày (kg) TTTĂ/kg TT cai sữa đến 60 ngày =
Tổng KL lợn con tăng lên từ Cs đến 60 ngày (kg)