Kết quả huy động kinh phí cho xây dựng NTM đến 31/12/2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 122)

Nội dung

Ngũ Thái Nghĩa Đạo

Số tiền (tỷ đông) Tỷ lệ (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) Nhân dân đóng góp 0,5 1,81 15,25 32,73 Doanh nghiệp 1,00 3,62 1,25 2,68 Vốn tín dụng 5,58 20,19 7,50 16,09

Ngân sách địa phương

- Ngân sách Tỉnh - Ngân sách huyện 20,56 15,60 4,96 74,38 75,88 24,12 22,60 18,53 4,07 48,50 81,99 18,01 Tổng 27,64 100 46,60 100

Bảng trên cho thấy, hai xã Ngũ Thái và Nghĩa Đạo đã nhận được sự hỗ trợ về nguồn vốn khác nhau, tương ứng với các hạng mục công trình cần xây dựng trong kỳ quy hoạch xây dựng NTM. Xét về tỷ lệ giữa các loại nguồn vốn với nhau của 2 xã có thể thấy, nguồn kinh phí để xây dựng NTM của xã Nghĩa Đạo chủ yếu là từ ngân sách địa phương và từ nhân dân đóng góp, còn lại là đi vay từ các tổ chức tín dụng. Đối với xã Ngũ Thái nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới chủ yếu là ngân sách địa phương, tỷ lệ nguồn vốn do nhân dân đóng góp rất thấp chỉ đạt 1,81%.

Nguyên nhân của sự khác nhau trên giữa 2 xã là do:

- Cách thức tổ chức thực hiện của hai xã khác nhau:

Xã Nghĩa Đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, ngoài việc phát động những phong trào của tỉnh, huyện, xã cũng có nhiều phong trào như: Ngày 25/2/2012, BCĐ xây dựng NTM xã tiến hành phát động phong trào thi đua với chủ đề “Cán bộ và nhân dân xã Nghĩa Đạo chung sức xây dựng thành công NTM giai đoạn 2011- 2015 ”, với các nội dung phát động cụ thể từng nhiệm vụ trong đồ án quy hoạch, nội dung phân kỳ thực hiện hàng năm. Ngoài ra xã còn thường xuyên tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới trên

hệ thống đài truyền thanh của xã, thôn. Những tuyến đường trục xã, liên thôn thường xuyên treo các khẩu hiệu về xây dựng nông thôn mới. Những khó khăn khi giải phóng mặt bằng phải mở rộng, xây mới qua phần đất của nhân dân... Cán bộ chính quyền xã rất nhiệt tình tham gia tuyên truyền, làm gương cho bà con tham gia phong trào xây dựng NTM trên địa bàn, từ đó tạo hiệu ứng tích cực, khích lệ cho bà con cùng tham gia đóng góp công sức, tiền của, hiến đất, ngày công lao động... Đặc biệt đối với những hộ còn chưa hiểu được chính xác mục đích, ý nghĩa của chương trình NTM nên chưa nhiệt tình tham gia thì Ban phát triển thôn tới tận nhà để tuyên truyền, vận động đối với những hộ đó.

Trong khi đó, xã Ngũ Thái lại chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, xã có tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh xã nhưng lại chưa có những phong trào thiết thực, các kế hoạch triển khai công tác tuyên truyền tới từng thôn, từng hộ một cách chi tiết, cụ thể dẫn đến Ban phát triển thôn ở tất cả các thôn trên địa bàn xã còn lúng túng, hạn chế trong cách thức truyền đạt thông tin tới bà con nhân dân. Hơn nữa, cán bộ trong BCĐ xã còn thiếu nhiệt tình trong quá trình vận động người dân tham gia xây dựng NTM.

- Công tác huy động nguồn vốn:

Xã Nghĩa Đạo: Có những cách thức huy động nguồn vốn rất linh hoạt và sáng tạo hơn xã Ngũ Thái. Các vấn đề về kế hoạch cụ thể, mức đóng góp tiền, ngày công lao động, thời gian thu tiền của người dân, thời gian khởi công, hoàn thành, số vốn chi cho từng hạng mục công trình được thực hiện công khai, minh bạch, có giám sát của dân... để cho dân hiểu, dân tin và khi có các ý kiến thắc mắc sẽ được giải đáp ngay. Vận động các đồng chí cán bộ, đảng viên gương mẫu, cùng với đó là vận động người thân, gia đình, anh em của họ tham gia hưởng ứng, kêu gọi hỗ trợ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Có công khai, niêm yết các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp làm gương tiêu biểu. Kết quả 100% hộ dân trong xã đều tham gia đóng góp quỹ xây dựng NTM (người từ 18 tuổi trở lên 300.000 đồng/người/năm), tham gia hàng nghìn ngày công lao động, đóng góp nguyên vật liệu, đặc biệt là hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn, liên thôn, nội đồng, nhiều hộ sẵn sàng hiến đất ở với diện tích lớn như tại thôn Nội Trung, Nghĩa Xá, Đạo Xá, Đông Ngoại. Theo Ông Hoàng Văn Hợp – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Đạo cho biết: “Từ năm 2011 đến nay, đã có 250 hộ dân xã Nghĩa Đạo đã hiến tổng cộng 15.916m2 đất, trong đó diện tích đất ở là 11.050 m2, đất ruộng là 4.866 m2”.

Trong khi đó xã Ngũ Thái, công tác vận động nhân dân đóng góp kinh phí gặp rất nhiều khó khăn. Người dân còn có tư tưởng trông chờ, ỉ nại vào Nhà nước. Việc kêu gọi tài trợ cho việc xây dựng NTM còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu tính sáng tạo và số lượng doanh nghiệp đóng trên địa bàn không có nhiều nên nguồn vốn hạn chế. Theo đồng chí Nguyễn Tiến Thuyết- Bí thư Đảng ủy xã Ngũ Thái, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng NTM xã cho biết: “Hàng năm tiền đóng góp của người dân là rất hạn chế, một vài hộ dân đồng ý hiến đất mở đường giao thông nhưng không nhiều. Việc xây dựng các công trình giao thông chủ yếu xây dựng trên nền hiện trạng đường giao thông cũ. Việc xây dựng các công trình trên địa bàn xã chủ yếu là từ nguồn ngân sách cấp trên, nên hiện nay tiến độ thực hiện các công trình còn chậm ”.

4.4. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THUẬN THÀNH

4.4.1. Đề xuất một số giải pháp thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM NTM

a. Nhóm xã đạt từ 16 đến 17 tiêu chí: Gồm 2 xã Ninh Xá và Mão Điền. Đây là nhóm xã đang phấn đấu đến năm 2017 đạt chuẩn NTM. Một số tiêu chí chưa đạt được như CSVC văn hóa, giao thông, Trường học. Giải pháp đối với nhóm xã này là:

- Các tiêu chí chưa đạt được là những tiêu chí đòi hỏi nguồn vốn lớn vì vậy cần có những giải pháp cụ thể như sau:

Đối với tiêu chí giao thông: Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tới nhân dân hiểu được lợi ích của việc hoàn thành tiêu chí giao thông từ đó tranh thủ nguồn lực trong nhân dân để huy động nhân dân đóng góp sức người, sức của sớm hoàn thành công trình.

Đối với các công trình xây dựng cơ bản (Cơ sơ vật chất văn hóa, trường học): Việc xây dựng công trình phải theo phương châm “vốn giải ngân đến đâu xây dựng đến đó”, tránh tình trạng chờ đợi nguồn vốn. Bên cạnh đó cần phải huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện xây dựng các công trình.

b. Nhóm xã đạt từ 12 đến 15 tiêu chí: Gồm 5 xã: Hà Mãn, Song Liễu, Ngũ Thái, Nguyệt Đức, Trạm Lộ bao gồm các tiêu chí chưa đạt được như: Giao

thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, y tế, văn hóa, hệ thống chính trị, an ninh trật tự xã hội.

Ngoài những giải pháp đưa ra như đối với nhóm xã đạt từ 16 đến 17 tiêu chí, nhóm 12 đến 15 tiêu chí cần thêm một số giải pháp sau:

- Tiêu chí Thu nhập, hộ nghèo

Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia sản xuất gắn với sản xuất hàng hóa, mở các lớp đào tạo nghề cho nông dân góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập giảm tỷ lệ hộ nghèo. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng đối với hộ nghèo nhằm tạo điều kiện cho bà con vươn lên thoát nghèo.

- Tiêu chí hệ thống chính trị, an ninh trật tự xã hội

Nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng tại cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức xã đáp ứng được tiêu chuẩn theo quy định của Bộ nội vụ.

- Tiêu chí văn hóa

Đẩy mạnh tuyên truyền và vận động xây dựng nếp sống văn hóa ở nông thôn, tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo phát huy các giá trị văn hoá vật thế và phi vật thể. Nâng cao chất lượng phong trào: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trong đó trọng tâm là xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu dân cư văn hoá.

- Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất

Đối với tiêu chí này cần giải pháp là đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó cần tập trung vào những nội dung sau:

+ Cần quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn tạo điều kiện giảm chi phí đầu tư, áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất, tăng năng suất, tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho nội địa và xuất khẩu. Tạo chuồi liên liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm của nông dân.

+ Tổ chức lại sản xuất để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, đổi mới hoạt động của hợp tác xã, phát triển đa dạng các hình thức kinh tế hợp tác ở nông thôn.

4.4.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện Thuận Thành

4.4.2.1. Tăng cường thực hiện quy hoạch sử dụng đất

- Chính quyền cấp xã cần tăng cường phổ biến công khai quy hoạch sử dụng đất, cắm mốc giới quy hoạch để nhân dân nắm được.

- Tuyên truyền nhân dân thực hiện đúng quy hoạch đã được phê duyệt. - Phối hợp với cơ quan chuyên môn thường xuyên cập nhật, điều chỉnh quy hoạch sát với tình hình thực tế tại địa phương.

4.4.2.2. Tăng cường thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường, phát triển các khu dân cư mới

- Việc xây dựng công trình hạ tầng xã hội: Cần huy động nguồn vốn xã hội hóa để xây dựng công trình.

- Việc xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật: Huy động nhân dân đóng góp ngày công để thực hiện.

4.4.2.3. Tăng cường thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp

- Cần có cơ chế chính sách khuyến khích nhân dân tham gia sản xuất vào các vùng đã được quy hoạch như các chính sách về: Giống, vật tư, hỗ trợ máy móc sản xuất nông nghiệp, tích tụ ruộng đất

- Liên kết giữa doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với nông dân nhằm tiêu thụ nông sản cho nông dân.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Thuận Thành là một huyện đồng bằng, có địa hình bằng phẳng; CSHT của huyện tương đối phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh. Thuận Thành có 2 tuyến đường Quốc lộ chạy qua địa bàn đó là Quốc lộ 38 và Quốc lộ 17 thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá trong và ngoài huyện. Là địa phương có nhiều di tích danh lam thắng cảnh như: Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, Lăng Kinh Dương Vương tạo điều kiện cho ngành du lịch tâm linh phát triển. Bên cạnh đó Thuận Thành còn có các làng nghề truyền thống như: Làng tranh đông hồ, Làng nghề Hàng mã ở xã Song Hồ. Trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng Ngành Công nghiệp – Dịch vụ, giảm tỷ trọng Ngành Nông nghiệp. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.

2. Sau 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện đã đạt được những kết quả nổi bật như sau:

- Theo tiêu chí xây dựng NTM: Tính đến ngày 31/12/2016 có 10/17 xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng NTM.

- Theo nhóm tiêu chí:

+ Nhóm tiêu chí về quy hoạch: Có 17/17 xã đã có đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới được duyệt và đang trong giai đoạn thực hiện đồ án quy hoạch.

+ Nhóm tiêu chí về hạ tầng - kinh tế - xã hội: Tốt nhất là tiêu chí thủy lợi, điện, bưu điện, chợ nông thôn, nhà ở dân cư có 17/17 xã đạt chuẩn quy định nông thôn mới; Tiêu chí giao thông có 11/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới; Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa có 14/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

+ Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất: Đạt kết quả tốt nhất là tiêu chí Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên với 17/17 xã đạt chuẩn; Tiêu chí thu nhập đạt 15/17 xã; Tiêu chí hộ nghèo đạt 15/17 xã và tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất đạt 16/17 xã.

+ Nhóm tiêu chí về văn hóa – xã hội – môi trường: Tiêu chí giáo dục đạt 17/17 xã, tiêu chí y tế đạt 15/17 xã, tiêu chí văn hoá đạt 14/17 xã, tiêu chí môi trường đạt 17/17 xã.

+ Nhóm tiêu chí về hệ thống chính trị: Tiêu chí an ninh, trật tự xã hội có 15/17 xã đạt; Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội đạt 11/17 xã.

3. Tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Ngũ Thái và xã Nghĩa Đạo:

Xã Ngũ Thái: Tình hình thực hiện quy hoạch còn chậm, nhiều nội dung trong các phương án quy hoạch chưa thực hiện đúng theo kế hoạch được duyệt, thu nhập của người dân còn thấp, vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất còn hạn chế. Vì vậy trong thời gian tới cần thực hiện tốt các giải pháp để hoàn thành các phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới, góp phần phấn đấu đến năm 2019 xã Ngũ Thái đạt chuẩn nông thôn mới. Tính đến 31/12/2016, xã mới đạt được 12/19 tiêu chí.

Xã Nghĩa Đạo là một xã thuần nông, người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên bằng sự chỉ đạo quyết liệt của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã và sự đồng lòng của nhân vì vậy kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng NTM của xã Nghĩa Đạo diễn ra rất nhanh, cả 3 phương án quy hoạch của xã thực hiện gần như hoàn thành kế hoạch đề ra và một số chỉ tiêu vượt tiến độ đề ra. Tuy nhiên bên cạnh đó còn một số chỉ tiêu quy hoạch đòi hỏi nguồn vốn thực hiện lớn xã vẫn chưa hoàn thành. Tính đến 31/12/2016, xã đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

5.2. KIẾN NGHỊ

Đối với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện

Cần tổ chức các hội nghị học tập cách làm hay, sáng tạo về xây nông thôn mới đối với các xã chưa hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới.

Cần có cơ chế thông thoáng, linh động trong việc xét đạt chuẩn nông thôn mới đối với các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Đối với việc thực hiện Quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn các xã trong huyện

Trước thực trạng việc thực hiện quy hoạch còn dựa nhiều vào nguồn vốn ngân sách nhà nước dẫn đến tình trạng việc thực hiện quy hoạch còn chậm tiến độ vì vậy cần phải xây dựng cơ chế chính sách phù hợp trong việc huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện quy hoạch xây dựng NTM. Góp phần nâng cao việc thực hiện quy hoạch xây dựng NTM ở các địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung Ương khóa X (2008). Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2. Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh (2015). Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 122)