Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tiêu chí chọn xã điểm: (1) Đại diện cho xã hoàn thành tiêu chí xây dựng nông thôn mới và thực hiện tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới; (2) Đại diện cho xã chưa hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới và thực hiện chưa tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở đó lựa chọn 2 xã trên địa bàn huyện Thuận Thành làm xã điểm nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Trong tổng số 17 xã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, lấy thời điểm 31/12/2016 làm căn cứ để phân loại nhóm các xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và chưa hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. kết quả phân loại như sau:

Nhóm 1: Các xã hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới bao gồm các xã: An Bình, Song Hồ, Đại Đồng Thành, Thanh Khương, Trí Quả, Hoài Thượng, Nghĩa Đạo, Gia Đông, Đình Tổ, Xuân Lâm.

Nhóm 2: Các xã chưa hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới bao gồm các xã: Ninh Xá, Mão Điền, Trạm Lộ, Nguyệt Đức, Ngũ Thái, Song Liễu, Hà Mãn.

Sau khi phân loại được nhóm xã hoàn thành và chưa hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiến hành chọn điểm 1 xã thực hiện tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong nhóm 1 và 1 xã thực hiện chưa tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong nhóm 2. Từ cơ sở trên lựa chọn xã Nghĩa Đạo là xã đại diện cho nhóm 1 thực hiện tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới và xã Ngũ Thái đại diện cho xã thực hiện chưa tốt quy hoạch xây dựng nông thôn mới làm điểm nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

3.2.2.1. Điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM tỉnh Bắc Ninh được thu thập tại Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Bắc Ninh.

Tài liệu, báo cáo tổng hợp, số liệu thống kê về tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Thuận Thành, của từng xã trong huyện được thu thập tại Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện, UBND các xã trong huyện, ngoài ra khai thác thông tin trên các trang báo trí, tạp chí, điện tử...

Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, KT- XH của huyện Thuận Thành tại UBND huyện, các phòng ban chức năng của huyện Thuận Thành.

Thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã Nghĩa Đạo và xã Ngũ Thái.

3.2.2.2. Điều tra thu thập số liệu sơ cấp

Nội dung điều tra số liệu sơ cấp gồm có: (1) Khảo sát thực địa, ghi nhận bằng hình ảnh minh họa; (2) Phỏng vấn các cán bộ chính quyền, các tổ chức đoàn thể xã hội đã tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng nông thôn mới ở cấp xã; (3) Phỏng vấn người dân địa phương tại 2 xã chọn làm điểm nghiên cứu.

Số liệu sơ cấp được điều tra, thu thập nhằm mục đích đánh giá sơ bộ kết quả thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM nói chung và tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM nói riêng tại 2 xã chọn làm điểm nghiên cứu.

Về số lượng phiếu điều tra, với nhóm đối tượng là cán bộ tham gia quá trình xây dựng NTM (đại diện cho chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội), điều tra các cán bộ trong Ban chỉ đạo xây dựng NTM của xã với tổng số 12 cán bộ. Các thông tin cần điều tra, thu thập theo mẫu tại phụ lục 5a. Với nhóm đối

tượng là người dân tại 2 xã chọn điểm, mỗi xã điều tra 50 hộ dân, thông tin điều tra theo mẫu tại phụ lục 5b.

Theo đó, các thông tin điều tra, thu thập bao gồm: (1) Đối với các hộ dân đó là các thông tin chung đối tượng được điều tra, sự hiểu biết của người dân về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới lên đến đời sống nhân dân; (2) Đối với các cán bộ đó là các thông tin về kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới, tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu

Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu được dùng sau khi đã thu thập được toàn bộ số liệu, tài liệu, thông tin cần thiết từ các số liệu sơ cấp và thứ cấp. Các số liệu, tài liệu thông tin được kiểm tra trên cơ sở tính đầy đủ, chính xác và độ tin cậy. Sau đó được xử lý tính toán qua bảng thống kê để đánh giá, so sánh và rút ra các luận cứ khoa học. Những kết quả cụ thể từ phương pháp gồm:

- Thống kê, tổng hợp xử lý tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Các kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại 2 xã điểm nghiên cứu.

3.2.4. Phương pháp so sánh

- So sánh việc thực hiện đạt chuẩn các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đối với 17 xã trên địa bàn huyện Thuận Thành khi bắt đầu triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới và đến khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tính đến hết năm 2016.

- So sánh, đối chiếu giữa tình hình địa phương trước khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới với kết quả địa phương đạt được khi thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tính đến năm 2016.

3.2.5. Phương pháp đánh giá

- Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn 2 xã nghiên cứu theo 3 phương án quy hoạch: Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp; Quy hoạch cơ sở hạ tầng và quy hoạch sử dụng đất, trong đó:

Thời gian thực hiện, tiến độ thực hiện, quy mô thực hiện, nguồn vốn thực hiện. + Quy hoạch cơ sở hạ tầng đánh giá theo các chỉ tiêu: Thời gian thực hiện, tiến độ thực hiện, địa điểm thực hiện, nguồn vốn thực hiện, cách thức thực hiện.

+ Quy hoạch sử dụng đất được đánh giá theo chỉ tiêu: Diện tích thực hiện và tỷ lệ thực hiện.

- Công tác đánh giá kết quả thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của các xã trên địa bàn huyện Thuận Thành được theo 5 nhóm tiêu chí và 19 tiêu chí, trong đó đánh giá theo 5 nhóm tiêu chí bao gồm các nhóm như sau: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; nhóm tiêu chí hạ tầng – kinh tế - xã hội; Nhóm tiêu chí kinh tế và tổ chức sản xuất; Nhóm tiêu chí văn hóa – xã hội – môi trường và nhóm tiêu chí hệ thống chính trị với các chỉ tiêu: Tiến độ thực hiện, thời gian thực hiện, tỷ lệ hoàn thiện...

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN THUẬN THÀNH THUẬN THÀNH

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên

Thuận Thành là huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tọa độ địa lý nằm trong khoảng 105o32’10” – 105o55’10’’ kinh độ Đông; 20o54’00’’ – 21o07’10’’ vĩ độ Bắc.

+ Phía Bắc giáp huyện Tiên Du và Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.

+ Phía Nam giáp huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên và huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương.

+ Phía Đông giáp huyện Gia Bình và Lương Tài tỉnh Bắc Ninh. + Phía Tây giáp huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội.

Huyện Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính, diện tích tự nhiên là 11.791,01 ha, có 2 tuyến Quốc lộ chạy qua là: Quốc lộ 38 nối liền thành phố Bắc Ninh (là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Bắc Ninh) với Quốc lộ 5 và Quốc Lộ 17 chạy qua.

Trung tâm huyện cách thành phố Bắc Ninh 15 km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 25 km theo hướng Tây Nam. Thuận Thành có sông Đuống nằm ở phía Bắc huyện, cùng mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn khá phát triển.

Với vị trí địa lý như trên Thuận Thành có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ.

Nằm giữa vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng nên địa hình chung toàn huyện khá bằng phẳng, thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống kênh mương tưới tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, cũng như xây dựng hệ thống đường xá phục vụ cho dân sinh kinh tế.

Huyện Thuận Thành thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9oC (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng1). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1oC.

Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 – 1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.530 – 1.776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng là tháng 1.

Hàng năm có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.

Nhìn chung Thuận Thành có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụ đông trở thành vụ chính, có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắn ngày cho giá trị cao và xuất khẩu. Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụng đất là mưa

lớn tập trung theo mùa thường gây ngập úng các khu vự thấp trũng ảnh hưởng đến việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.

Thuận Thành có hệ thống sông, kênh, mương tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, sông Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông Đông Côi, sông Bùi. Sông Đuống là nguồn nước mặt chủ yếu của huyện Thuận Thành và là ranh giới với huyện Quế Võ và huyện Tiên Du. Đoạn sông Đuống chảy qua phía Bắc huyện Thuận Thành từ xã Đình Tổ đến xã Mão Điền rồi chảy qua huyện Gia Bình dài khoảng 15km. Sông Đuống nối liền với sông Hồng và sông Thái Bình có tổng trữ lượng nước 31,6 tỷ m3 (gấp 3 lần tổng lượng nước của sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam). Sông Đuống có hàm lượng phù sa nhiều, vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có 2,8kg phù sa. Lượng phù sa khá lớn này đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện. Đây cũng là con sông cung cấp nguồn nước tưới cho hệ thống thủy nông Gia Thuận để tưới cho phần lớn diện tích lúa nước trong toàn huyện.

Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ khá dày tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, cũng như cải tạo đất.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a, Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng huyện Thuận Thành năm 2002, tỷ lệ 1/10000, toàn huyện có 4 nhóm đất và 17 đơn vị đất cấp III ( soil sub units). Sự phân bố và đặc điểm của các loại đất cụ thể như sau:

- Nhóm đất phù sa ( Fluvisols – FL)

+ Đất phù sa trung tính ít chua + Đất phù sa chua

+ Đất phù sa có tầng loang lổ (Plinthic Fluvisols – FLd)

- Nhóm đất Glây (Gleysols – GL)

+ Đất Gây chua ( Dystric Gleysols: GLd).

- Đất xám (Acrisols – AC)

+ Đất xám loang lổ (Plinthic Acrisols: Acp)

b, Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt:

Thuận Thành có nguồn nước mặt tương đối dồi dào bao gồm sông Đuống, sông Liễu Khê, sông Dâu, sông Nguyệt Đức, sông Đông Côi, sông Bùi. Hệ thống sông ngòi, kênh mương cùng với số lượng ao hồ khá dày tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm cho sản xuất, cũng như cải tạo đất.

- Nguồn nước ngầm:

Theo báo cáo kết quả dự án “Điều tra, đánh giá Tài nguyên nước dưới đất, thành lập bản đồ địa chất thuỷ văn tỉnh Bắc Ninh tỷ lệ 1/50.000”, huyện Thuận Thành là vùng có nước ngầm tầng chứa nước rất phong phú, chất lượng nước khá tốt, đặc biệt là tổng độ khoáng hoá đều nằm trong giới hạn cho phép nước dùng trong ăn uống sinh hoạt. Giải pháp cấp nước chủ yếu trong vùng này là xây dựng hệ thống cấp nước tập trung quy mô lớn và nhỏ.

c,Tài nguyên nhân văn

Huyện Thuận Thành là vùng đất cổ hình thành và phát triển sớm từ những năm thuộc thiên niên kỷ thứ nhất. Với bề dày lịch sử của mình, Thuận Thành là miền quê của chùa tháp, đền miếu, quê hương của lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian nổi tiếng. Các di tích được xếp hạng với các công trình kiến trúc nổi tiếng như: chùa Dâu, chùa Bút Tháp, thành cổ Luy Lâu, lăng Kinh Dương Vương…Cùng với hệ thống di tích lịch sử là các lễ hội với các hoạt động văn hóa dân gian giàu tính nhân văn, đậm đà sắc thái văn hiến Kinh Bắc, đó là các lễ hội chùa Dâu và các lễ hội khác.

Ở Thuận Thành hiện nay có nhiều làng nghề khác nhau, trong đó phải kể đến là vùng dệt thêu nổi tiếng đôi bờ sông Dâu, cũng là nơi gắn với sự tích Man Nương hay làng tranh Đông Hồ bên bến Phà Hồ.

Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Hiện nay trên địa bàn huyện có 114 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 27 di tích được xếp hạng. Nhiều di tích lịch sử quý giá gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước.

Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, nhân dân Thuận Thành đã viết nên trang sử quê hương rạng rỡ, với truyền thống văn hóa đặc sắc lâu đời, gắn liền với truyền thống kiên cường trong đấu tranh cách mạng. Với tiềm năng cảnh quan và di tích lịch sử văn hóa, vị trí địa lý nằm cạnh Hà Nội và tam giác du

lịch Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long, có hệ thống giao thông đường bộ phát triển thuận lợi cho việc giao lưu với các tỉnh nên Thuận Thành có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch.

Kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông xưa, ngày nay Đảng bộ và nhân dân huyện Thuận Thành đang ra sức phấn đấu vươn lên tầm cao mới, khai thác những tiềm năng và thế mạnh của địa phương thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh” trên địa bàn huyện.

4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế chung của cả nước, của tỉnh, huyện Thuận Thành đã có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, chính trị, xã hội. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch do Đảng bộ huyện đề ra. Tuy nhiên cùng với bước phát triển kinh tế - xã hội là áp lực lớn đối với việc sử dụng đất đai trong huyện.

* Tăng trưởng kinh tế:

Cùng với mức tăng trưởng và khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Thuận Thành còn tạo điều kiện thuận lợi cùng với tỉnh đầu tư phát triển các cụm công nghiệp làng nghề và đa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)