/ 1cosϕ Ee−TR T
3.6. Tổng quan về một số phần mềm mô phỏng và công cụ mô phỏng
Hiện nay trên thế giới đã có một số phần mềm mô phỏng thiết bị chụp cắt lớp CHTHN, tuy nhiên hầu hết chỉ tập trung vào việc mô phỏng các quá trình xử lý dữ liệu có sẵn để tái tạo ảnh cộng hưởng từ và ảnh hưởng của một vài tham số lên chất lượng của ảnh. Các phần mềm này có giao diện sử dụng tương đối giống với thiết bị chụp cắt lớp CHTHN thật. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các y bác sỹ hay các kỹ thuật viên trong việc huấn luyện, thao tác sử dụng trước khi tiếp cận thực tế với loại máy phức tạp và hiện đại này. Với các sinh viên kỹ thuật y sinh thì các phần mềm mô phỏng này lại không mang lại hiệu quả nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu về nguyên lý hoạt động của thiết bị. Ở đây có thể đưa ra một số phần mềm mô phỏng hiện có như sau:
● Phần mềm “Thiết bị cộng hưởng từ hạt nhân ảo” của tác giả Thomas Hacklander tại Học viện kỹ thuật IFTM-Đức.
Đây là một phần mềm tương đối lớn và đầy đủ mô phỏng các thủ tục cần thiết khi tiến hành thao tác chụp ảnh cộng hưởng từ của một thiết bị thật. Phần mềm được viết bằng ngôn ngữ Java, có giao diện đẹp và dễ sử dụng. Giao diện chính của chương trình có dạng như sau:
Phần mềm cho phép tải dữ liệu sẵn có của một ảnh CHTHN thu được từ thiết bị thật, sau đó tiến hành xử lý bằng cách thay đổi các tham số của từng phương pháp tạo ảnh cụ thể để được các ảnh CHTHN có chất lượng khác nhau. Giao diện và các thao tác trên phầm mềm khá giống với thiết bị thật, nên chương trình có thể dùng như một công cụ ảo giúp các y bác sỹ, các nhân viên kỹ thuật,… tiến hành thao tác sử dụng trước khi làm việc với thiết bị thật.
● Một số phần mềm mô phỏng khác chủ yếu là các chương trình được viết trên MatLab. Bằng cách tải các dữ liệu và sử dụng các hàm có sẵn trong hộp công cụ xử lý ảnh của thư viện MatLab có thể tiến hành thay đổi các tham số khác nhau để tác động đến chất lượng của ảnh. Nhìn chung ở tất cả các sản phẩm này đều chỉ thực hiện mô phỏng khâu xử lý bằng phần mềm trong thiết bị chụp cắt lớp CHTHN thật, còn không đề cập tới các công đoạn xử lý bởi phần cứng.
Do đó đối với các sinh viên kỹ thuật cần nghiên cứu các quá trình xử lý tín hiệu thực sự trên tất cả các khâu của thiết bị chụp cắt lớp CHTHN chúng không mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên chúng cũng là các tư liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu thiết bị nói chung.Trở lại với mục tiêu của đề tài luận văn “Mô phỏng nguyên lý hoạt động của thiết bị chụp cắt lớp CHTHN bằng phần mềm Mallab”. Từ việc nghiên cứu nguyên lý hoạt động của thiết bị này trên tất cả các khâu xử lý cả bằng phần cứng lẫn phần mềm trong chương 2 và chương 3, ta nhận thấy các tín hiệu xử lý trên các khâu phần cứng của thiết bị đều có thể biểu diễn dưới dạng vector, ma trận. Ngoài ra các khâu xử lý bằng phần mềm của thiết bị có thể được thực hiện bằng các thuật toán thông dụng như phép biến đổi Fourier, tích chập, các hàm lượng giác… với các dữ liệu ở dạng vector, ma trận.
[2] TS.Huỳnh Lương Nghĩa.Cơ sở thiết bị chụp cắt lớp máy vi tính.Học viện kỹ thuật quân sự [3] Jerrold T.Bushberg “et al”(2002).The Essential Physics Of Medical Imaging.Lippincott Williams & Wilkins
[4] Tamal Bose (2004).Digital Signal And Image Processing.John Wiley & Sons [5] Thomas Hacklander.Vitual Scaner MRI.IFTM Germany
[6] BS.Trần Đức Quang (2007).Nguyên lý và kỹ thuật chụp cộng hưởng từ(MRI).Nhà xuất bản đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh
[7] Joseph P.Hornak.The Basics Of MRI. Website:www.cis.rit.edu\htbooks\mri\inside.htm
[8] Phạm Hồng Liên.Đặng Ngọc Khoa.Trần Thanh Phương (2006). Matlab và ứng dụng trong viễn thông.Nhà xuất bản đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh
[9] John L.Semmlow (2004).Biosignal and Biomedical Image Processing MATLAB-Based Applications.Marcel Dekker
[10] Website: www.cogsci.ucsd.edu\~sereno\276\notes.pdf
[11] Zhenghui Zhang (2006).Field Inhomogeneity Compensation In High Field Magnetic Resonance Imaging (MRI).
Website: