Hệ thống thiết bị vô tuyến

Một phần của tài liệu mô phỏng nguyên lý hoạt động của thiết bị chụp cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) bằng phần mềm mallab (Trang 50 - 54)

/ 1cosϕ Ee−TR T

3.2.3. Hệ thống thiết bị vô tuyến

Hệ thống thiết bị vô tuyến có chức năng tạo ra xung vô tuyến (hay từ trường kích động B1) để kích thích tín hiệu CHTHN, sau đó thực hiện thu nhận và xử lý sơ bộ tín hiệu vô tuyến phát ra từ các mô của đối tượng. Hệ thống vô tuyến gồm một số thành phần chủ yếu như các cuộn dây RF, nguồn phát xung vô tuyến, các bộ khuếch đại vô tuyến.

Xuất phát từ chức năng thu và phát tín hiệu vô tuyến, cuộn dây RF thường chia làm 3 loại chính:

− Các cuộn kết hợp phát và thu (cuộn thu phát).

− Cuộn phát riêng.

− Cuộn thu riêng.

Cuộn thu phát vừa đóng vai trò bộ phát xung vô tuyến vừa là bộ thu năng lượng sóng vô tuyến từ đối tượng cần được tạo ảnh.

Cuộn phát riêng được sử dụng chỉ để phát xung vô tuyến, còn cuộn thu riêng được sử dụng chỉ để thu nhận tín hiệu từ các spin của đối tượng cần được tạo ảnh. Mỗi loại cuộn dây trên lại có rất nhiều dạng khác nhau. Cuộn RF trong thiết bị chụp cắt lớp có thể được so sánh với thấu kính của máy chụp ảnh.

Một cuộn dây tạo ảnh phải cộng hưởng hay lưu trữ năng lượng có hiệu quả ở tần số Larmor. Tất cả các cuộn tạo ảnh đều có cấu trúc bao gồm các phần tử điện cảm L và điện dung C hình thành mạch cộng hưởng LC với tần số cộng hưởng ν được xác định như sau:

ν 1 2π LC

=

Một số kiểu cuộn dây tạo ảnh được điều chỉnh phù hợp với từng bệnh nhân bằng cách thay đổi điện dung theo một quy luật nào đó. Một yêu cầu khác của cuộn tạo ảnh là từ trường B1 (do xung vô tuyến tạo ra) phải trực giao với từ trường chính B0. Một số kiểu cuộn tạo ảnh thông dụng nhất sẽ được mô tả dưới đây.Việc mô tả sẽ chỉ ra chiều từ trường B1,phương thức tác động và các ứng dụng của cuộn dây

Hình 3.7: Cấu tạo bên trong của cuộn dây bề mặt(A) và cuộn dây khối thể tích(B)

• Cuộn từ tính nhiều vòng tròn ( Multi Turn Solenoid ).

• Cuộn bề mặt (Surface Coil).

Cuộn bề mặt rất thông dụng vì chúng là cuộn thu và có tỉ số SNR cao

Hình 3.8: Cuộn từ tính nhiều vòng

Hình 3.9: Cuộn bề mặt

Chiều nhạy cảm với tín hiệu RF

• Cuộn từ tính một vòng tròn (Single Turn Solenoid ).

Cuộn từ tính một vòng tròn sử dụng tạo ảnh các phần đầu mút,ví dụ như tạo ảnh ngực và cổ tay

Hình 3.10: Cuộn lồng chim

• Cuộn yên ngựa(Saddle Coil).

• Cuộn mạng pha(Phased-Array Coil ).

Cuộn bề mặt và cuộn mạng pha thường đóng vai trò cuộn thu.Khi cuộn bề mặt hay cuộn mạng pha được sử dụng,một cuộn dây khác trong thiết bị chụp cắt lớp sẽ được sử dụng làm bộ phát năng lượng tần số vô tuyến để phát các xung 900 và 1800

Một phần của tài liệu mô phỏng nguyên lý hoạt động của thiết bị chụp cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) bằng phần mềm mallab (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)