Quy tắc an toàn trong khai thác và sử dụng thiết bị 1 Quy tắc bố trí thiết bị

Một phần của tài liệu mô phỏng nguyên lý hoạt động của thiết bị chụp cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) bằng phần mềm mallab (Trang 66 - 70)

/ 1cosϕ Ee−TR T

3.4Quy tắc an toàn trong khai thác và sử dụng thiết bị 1 Quy tắc bố trí thiết bị

3.4.1 Quy tắc bố trí thiết bị

Thiết bị chụp cắt lớp CHTHN là một tổ hợp lớn có cấu trúc phức tạp do đó việc bố trí thiết bị cũng đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc.Nhìn chung,thiết bị được bố trí vào các phòng riêng biệt,bao gồm phòng hệ thống nguồn,phòng hệ thống nam châm,phòng chụp,phòng điều hành ngoài ra có thể bố trí phỏng rửa phim,phòng nhân viên…..Một cách bố trí đơn giản nhất được mô tả trên hình 3.16

I:Phòng hệ thống nguồn II:Phòng hệ thống nam châm

III:Phòng chụp IV:Phòng điều hành

1:Nút tắt nam châm 2:Nút tắt khẩn cấp 3:Nút dừng bàn bệnh nhân

Phòng hệ thống nam châm và phòng chụp có vách và cửa có khả năng chắn từ trường và sóng vô tuyến.Phần vách giữa bàn điều khiển và phòng chụp sử dụng vách kính trong có chắn từ trường và sóng vô tuyến.Nhiệt độ phòng yêu cầu 210C ± 30C độ ẩm tương đối 50-70 %

2 1 2 1 2 1 2 3 3 I II III IV Hình 3.16: Sơđồ bố trí thiết bị chụp cắt lớp CHTHN thông dụng

I Bàn bệnh nhân Bàn điểu khiển

điều hòa nhịp tim,bơm insulin….do từ trường biến đổi tạo ra trong hệ thống có thể gây nhiễu cho các thiết bị đó

• Đối với bệnh nhân có sử dụng kẹp mạch trừ khi nhân viên chuyên môn đảm bảo chắc chắn rằng kẹp mạch không hoạt động từ

• Đối với bệnh nhân đã trải qua giải phẫu thẩm mỹ hay xăm mình trừ khi nhân viên chuyên môn bảo đảm chắc chắn rằng các sản phẩm đã sử dụng không hoạt động từ Cần hết sức đề phòng cẩn thận khi chụp cho các bệnh nhân sau:

• Bệnh nhân có hội chứng sợ hãi hay có nguy cơ tai biến mạch máu

• Bệnh nhân có triệu chứng ngừng tim

• Bệnh nhân bất tỉnh,không có khả năng tự lực,tê liệt hay quá yếu,bệnh nhân mất cảm giác hay bị xúc động mạnh,trẻ em dưới 7 tuổi

• Phụ nữ có thai

Cần bố trí một khu vực cấp cứu ở vị trí thích hợp bên ngoài từ trường để xử trí các bệnh nhân cần trợ giúp khẩn cấp do mất an toàn hay do bị ảnh hưởng bởi các thiết bị nằm trong từ trường

Trong quá trình vận hành thiết bị cần thực hiện đúng quy trình thao tác:

• Mở và tắt hệ thống đúng theo các thủ tục chụp

• Trong quá trình chụp phải liên tục giám sát hệ thống

• Thường xuyên theo dõi bệnh nhân trong quá trình chụp thông qua màn hình,thiết bị theo dõi…..

Nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp như trạng thái nguy hiểm cho bệnh nhân,hệ thống không hoạt động….,phải tắt hệ thống ngay lập tức bằng cách ấn nút tắt khẩn cấp và cho nhân viên có thẩm quyền giải quyết.Những người có thiết bị cấy ghép hay mang các vật kim loại khác không vào phòng chụp.Cửa phòng chụp phải khóa lại khi không sử dụng

¾ Các quy tắc cơ bản

Tuân theo đúng quy định của Nhà nước và địa phương có liên quan đến máy chụp cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân

Tuy nhiên,nên tuân thủ theo các hướng dẫn sử dụng ngay cả khi vượt chúng vượt quá quy định của Nhà nước và địa phương để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân,nhân viên và các đối tượng khác.

• Bình và ống dẫn Hêli (hoặc Nitơ) cần bảo đảm áp suất theo quy định

• Cần có sổ tay ghi chép về hệ thống,về các nhân viên kỹ thuật

• Ghi chép toàn bộ tình hình các tai nạn xảy ra để đáp ứng thích hợp yêu cầu của cơ quan quản lý,cơ quan chuyên môn và cơ sở đào tạo

• Không sử dụng hệ thống trong môi trường cháy nổ

• Các dấu hiệu cảnh báo và dấu hiệu an toàn thích hợp phải được niêm yết để quan sát được một cách rõ ràng

• Ghi nhớ đầy đủ vị trí và chức năng của các nút tắt khẩn cấp

• Tổ chức tốt việc huấn luyện,thẩm định trình độ cho nhân viên một cách thường xuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

¾ Kiểm tra chức năng an toàn

Đây là trách nhiệm của người sử dụng nhằm bảo đảm cho các chức năng an toàn hoạt động đúng như thiết kế:

Các chức năng an toàn cần kiểm tra hàng năm là:

• Chức năng dừng nam châm

• Chức năng dừng bàn bệnh nhân

• Chức năng nút tắt khẩn cấp

• Chức năng nút mở khẩn cấp đối với cửa khí nén

• Hệ thống thiết bị vô tuyến

• Hệ thống nam châm

• Các vật dẫn điện có vỏ bọc

• Các phụ tùng đảm bảo an toàn

• Các dây cáp nguồn của hệ thống phải bố trí theo đường hợp lý qua một cầu trì do người sử dụng đặt hoăc qua một công tắc nối đất với nút tắt khẩn cấp

• Nút tắt khẩn cấp chỉ sử dụng trong 3 trường hợp:ngăn chặn nguy hiểm cho người hay thiết bị,xảy ra sự cố cháy nổ và xảy ra tai nạn về điện

• Nút tắt nam châm được sử dụng để bảo vệ an toàn cho người khi có trường hợp khẩn cấp do từ trường gây ra hoặc khi có sự cố cháy nổ.Thời gian để từ trường giảm đến mức không nguy hiểm (20 mT) là nhỏ hơn 3 phút.

• Khi ấn tắt nút nam châm,chất làm lạnh Hêli thoát ra và bốc hơi nhanh

chóng,nhiệt độ bảo đảm cho nam châm siêu dẫn không được duy trì.Để tránh nguy hiểm,không sờ vào lỗ thoát Hêli,lau sạch các hạt nhỏ ngưng tụ trên lỗ thoát

¾ Quy tắc liên quan đến sóng vô tuyến

Trong quá trình phát xạ cơ thể sẽ hấp thụ năng lượng sóng vô tuyến.Năng lượng hấp thụ được đo bằng tốc độ hấp thụ riêng (Specific Absorption Rate-SAR) đó là năng lượng hấp thụ trên 1 kg trọng lượng cơ thể:

SAR=Năng lượng sóng vô tuyến/giây/kg trọng lượng cơ thể=[W/kg]

Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên khi SAR vượt quá khả năng điều chỉnh thân nhiệt của cơ thể.Giới hạn của SAR tùy thuộc vào bộ phận cần chụp.Tỷ lệ này đối với toàn thân phải nhỏ hơn

0.4 W/kg.Đối với phần đầu trung bình phải nhỏ hơn 3.2 W/kg.Các dãy xung không được làm tăng nhiệt độ cơ thể lên quá 10C và không lớn hơn 380C đối với đầu,390C đối với thân và 400 đối với tứ chi.Cần nắm được trọng lượng bệnh nhân trước khi chụp và trong quá trình chụp phải liên tục theo dõi chỉ số SAR nhờ hệ thống kiểm soát

¾ Quy tắc an toàn liên quan đến chất làm lạnh

Chất làm lạnh được sử dụng để duy trì tính siêu dẫn cho nam châm ở đây là dung dịch Hêli.Đây là dung dịch không màu,không mùi,không vị khó cháy,không độc hại nhưng làm bỏng da khi tiếp xúc.

Khi kiểm soát không đúng hay hệ thống hỏng dung dịch Hêli có thể thoát ra và hóa hơi ngay do nhiệt độ sôi của Hêli rất thấp (-2690C) .Khí Hêli lan tỏa rất nhanh trong phòng và thay thế khí ôxy trong không khí.Biểu hiện có khí Hêli là có cảm giác tê cóng hoặc nghẹt thở.

Phần cơ thể tiếp xúc với không khí hoặc bị không khí thấm qua có thể bị tổn thương do khí Hêli trong không khí.Dung dịch Hêli sẽ ngưng đọng trên da và gây “cháy da”.Mắt là cơ quan sẽ bị tổn thương nặng nhất.Khi có hiện tượng này,cần cởi bỏ quần áo một cách cẩn thận,rửa nhẹ phần da bị tổn thương bằng nước,che bằng gặc tiệt trùng và nhanh chóng gọi bác sĩ,không được chà xát,xoa bóp vùng da bị tổn thương.

Một phần của tài liệu mô phỏng nguyên lý hoạt động của thiết bị chụp cắt lớp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) bằng phần mềm mallab (Trang 66 - 70)