Tình hình chính trị Thổ Nhĩ Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ EU thổ nhĩ kỳ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư vào châu âu giai đoạn 2015 2016 (Trang 59)

6. Bố cục của luận văn

3.1 Bối cảnh khu vực, quốc tế tác động đến việc giải quyết khủng hoảng di cư tạ

3.1.1 Tình hình chính trị Thổ Nhĩ Kỳ

Mối quan hệ giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ tưởng chừng phát triển theo hướng thuận lợi khi hai bên cùng nhau hợp tác trong thỏa thuận EU - Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 3/2016, quyết tâm giải quyết nạn nhập cư trái phép vào châu Âu, đồng thời thúc đẩy quá trình gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc đảo chính ngày 15/7/2016 tại Thổ Nhĩ Kỳ chứng kiến sự thất bại của phe đối lập, kéo theo những tác động mạnh mẽ tới thế giới, khu vực và để lại hậu quả không nhỏ đối với sự ổn định của đất nước.

Nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng cuộc đảo chính quân sự tại Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra hết sức bất bình thường. Những người lãnh đạo cuộc đảo chính không đặt mục tiêu bắt hoặc tiêu diệt ban lãnh đạo chính quyền như mọi cuộc đảo chính quân sự khác. Tham gia cuộc đảo chính chỉ có một bộ phận nhỏ quân đội, thiếu vắng lực lượng cảnh sát, an ninh và dân chúng. Vì vậy, cuộc đảo chính chỉ tồn tại hai ngày đêm, diễn ra ở bốn thành phố Ankara, Istanbul, Malatya, Marmaris và bị dập tắt nhanh chóng. Nhiều ý kiến cho rằng đây là “màn kịch” do chính Tổng thống Recep Tayyip Erdogan dựng lên nhằm thanh lọc nội bộ. Ngay sau khi dập tắt cuộc đảo chính, Chính quyền ông Erdogan đã tiến hành cuộc đàn áp chính trị lớn chưa từng có, bắt giữ hơn 50.000 người có tình nghi liên quan, khoảng 150.000 người bị sa thải hoặc đình chỉ công tác, trong đó có nhiều quân nhân, tướng lĩnh, cảnh sát, nhà báo (tính đến ngày 22/11/2017). Tổng thống Erdogan tố cáo Giáo sĩ Fethullah Gulen14

(hiện định cư tại bang Pensylvania, Mỹ) và Phong

14 Giáo sỹ Fetullah Gulen là một trí thức nổi tiếng ở Thổ Nhĩ Kỳ, được đánh giá là một trong những lãnh đạo tinh thần Hội giáo có uy tín nhất thế giới. Ông có quan điểm tiến bộ, cho rằng Cộng đồng Hồi giáo có nhiệm vụ phụng

trào Hizmet (Phụng sự) của ông ta đứng đằng sau cuộc đảo chính. Tất cả những người có dính líu hoặc ủng hộ Phong trào Hizmet đều bị bắt giữ hoặc câu lưu. Phía Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Chính phủ Mỹ dẫn độ Gulen nhưng bị từ chối.

Kế hoạch “thanh lọc” nội bộ đã được Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị từ trước. Nhưng để việc thực hiện không gây phản ứng từ nhân dân và quốc tế, cần phải có lý do hợp lý. Chính quyền ông Erdogan đã cố tình để lộ thông tin về chiến dịch thanh trừng nội bộ cho một số tướng lĩnh quân đội biết và họ đa bị “sập bẫy”. Đó chính là lý do đảo chính không có sự chuẩn bị kỹ, thiếu sự phối hợp với các lực lượng khác và nhanh chóng bị dập tắt.

Cũng có lập luận cho rằng đứng sau đảo chính là Mỹ và phương Tây. Những năm gần đây, Mỹ và EU không bằng lòng với các chính sách đối nội và đối ngoại của Tổng thống Erdogan. Quan điểm “Hồi giáo hóa” và độc tài nền chính trị đất nước đi ngược lại những chuẩn mực của Mỹ, châu Âu và có nguy cơ phá vỡ sự bền vững của NATO. Việc Tư lệnh phụ trách căn cứ Incirlik và 1/3 tướng lĩnh Thổ Nhĩ Kỳ tham gia đảo chính lại có thể qua mặt được mạng lưới tình báo dày đặc của Mỹ, phương Tây ở Thổ Nhĩ Kỳ là điều không bình thường. Vì vậy không có gì lạ khi Chính quyền Mỹ và các nước phương Tây tỏ ra khá dè dặt khi tuyên bố về cuộc đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chính Tổng thống Erdogan cũng đã úp mở chỉ trích Mỹ tiếp tay cho đảo chính dù Mỹ đã lên tiếng bác bỏ.

Vấn đề được đặt ra là ai được hưởng lợi từ cuộc đảo chính? Cho dù là nguyên nhân nào thì người được hưởng lợi nhất ở đây là Tổng thống Erdogan. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã có lý do để tiến hành cuộc thanh lọc chính trị lơn chưa từng

sự lợi ích chung của cộng đồng và dân tộc, của cả người Hồi giáo và không Hồi giáo. Gulen ủng hộ việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập EU và đề cao vai trò của phụ nữ trong xã hội, lên án mọi hình thức khủng bố. Gulen và Phong trào Hizmet của ông rất có uy tín trong đất nước, đặc biệt trong quân đội, cảnh sát, an ninh, tư pháp, giáo viên, trí thức. Trước năm 2000, Phong trào Hizmet là đồng mình của đảng AKP cầm quyền của Tổng thống Erdogan và Gulen vốn là bạn của Tổng thống Erdogan.

có, loại bỏ những đối tượng không cùng phe cánh, đồng thời củng cố vị trí quyền lực của ông Erdogan, hướng tới một thể chế Tổng thống thay cho Cộng hòa - Nghị viện. Mặc dù giành được chiến thắng trong chiến dịch ủng hộ sửa đổi Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/4/2017, Chính quyền của ông Erdogan chưa thực sự nhận được sự đồng thuận cao của đất nước khi chỉ giành được 51% sự ủng hộ. Những sửa đổi Hiến pháp đã được thông qua và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chính thức có một chế độ Tổng thống không có hệ thống kiểm tra và cân bằng (check và balance). Ngoài ra, ông Erdogan sẽ tiếp tục nắm quyền đến năm 2029, đồng thời có thẩm quyền để lựa chọn các thẩm phán và Bộ trưởng, trực tiếp chỉ định người đứng đầu cơ quan quân sự và tình báo, hiệu trưởng các trường đại học cũng như các quan chức cấp cao, ban hành các đạo luật mà ít chịu sự kiểm soát.

3.1.2. Cạnh tranh địa chính trị tại Thổ Nhĩ Kì 3.1.2.1. Mối quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ

Mối quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò lớn trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria. Bất đồng chồng chất giữa hai quốc gia sẽ chỉ khiến sóng gió ngoại giao hai nước ngày càng mạnh, cản trở nỗ lực hợp tác của hai bên trong cuộc chiến chống lực lượng khủng bố, ảnh hưởng trực tiếp đến những vấn đề khu vực, trong đó có cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Nỗ lực bất thành của một số thành phần trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan đã gây ra những hệ quả sâu xa cho quan hệ đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như vai trò của nước này trong khu vực. Âm mưu đảo chính đã báo trước một giai đoạn mới không dễ dàng cho quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ với những biến động đáng kể, bởi Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã liên hệ sự kiện lần này với Giáo sỹ Fethullah Gulen sống lưu vong tại Mỹ.

Gulen đã từng bị buộc tội âm mưu thành lập một cấu trúc nhà nước song song trong hệ thống cảnh sát, tòa án và quân đội. Gần đây hơn, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đã xếp loại phong trào của Gulen là một tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, bất chấp những bằng chứng ngày càng nhiều liên quan đến Gulen và những người ủng hộ phong trào của ông, Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Mỹ đã từ chối kiểm soát các hoạt động của mạng lưới tổ chức này, trong đó bao gồm một loạt các trường học và nhiều tổ chức xã hội dân sự. Mạng lưới này cho phép phong trào Gulen gây quỹ đáng kể cho các hoạt động mà giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho là đã giúp duy trì các hoạt động bất chính của các chân rết tổ chức này ở Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, việc ông Gulen tiếp tục sống lưu vong ở Pennsylvania không chỉ trở thành một vấn đề gây tranh cãi trong quan hệ song phương mà còn là một nguyên nhân quan trọng khiến chủ nghĩa bài Mỹ dâng cao ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong thời kỳ hậu đảo chính, hai đồng minh trong khối NATO này cần giải quyết những tranh cãi quan trọng trên. Nếu không tìm được điểm chung trong điều kiện đã thay đổi này sẽ làm suy yếu viễn cảnh hợp tác ở nhiều tầng nấc. Hiệu quả của cuộc chiến chung chống lại Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) chắc chắn sẽ bị thách thức do việc này phần lớn dựa vào các cuộc không kích xuất phát từ căn cứ không quân Incirlik ở phía nam Thổ Nhĩ Kỳ. Trên bình diện rộng hơn, sự bất hòa trong mối quan hệ song phương chủ chốt này sẽ làm yếu đi sự gắn kết của NATO trong các chính sách đối với Nga, khi Thổ Nhĩ Kỳ đang toan tính vượt qua chính sách đối đầu được đưa ra tại hội nghị tương đỉnh gần đây của NATO tại Warsaw, Ba Lan.

Liên quan đến tình hình Syria, Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích mạnh mẽ nhằm vào đồng minh Mỹ đã hỗ trợ cho các tay súng thuộc Lực lượng Dân quân người Kurd và Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd tại Syria (PYD). Điều này

không chỉ ảnh hưởng đến cuộc chiến chống nhóm IS mà Mỹ đang phát động, mà còn gây khó khăn cho việc tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng Syria. Theo ông Erdogan, Đảng Công nhân người Kurd (PKK), Lực lượng Dân quân người Kurd (YPG), Đảng Liên minh Dân chủ người Kurd, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là không có gì khác biệt. “Tất cả đều là tổ chức khủng bố”. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Çavuşoğlu cũng tuyên bố, sự hợp tác của Mỹ và nhóm này là không thể chấp nhận được, đồng thời gọi Mỹ là “ kẻ hai mặt” nếu nước này từ chối gọi Lực lượng dân quân người Kurd là những kẻ khủng bố. Mỹ liệt Đảng Công nhân người Kurd vào danh sách tổ chức khủng bố nước ngoài, song lại coi Lực lượng Dân quân người Kurd là một đồng minh trong cuộc chiến chống IS tại Syria. Mặc dù không muốn làm phật ý đồng mình Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Mỹ không thể phủ nhận vai trò quan trọng của lực lượng người Kurd trong cuộc chiến chống IS hiện nay. Vì vậy, phía Mỹ ngày 28/5/2016 tiếp tục khẳng định hợp tác với lực lượng dân quân người Kurd bất chấp những lo ngại của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng những bất đồng giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cần phải loại bỏ, hai bên vẫn là đối tác gần gũi trong cuộc chiến chống khủng bố.

3.1.2.2. Mối quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ

Nga và Thổ Nhĩ Kỹ từng đối đầu nhau trong nhiều thế kỷ. Tháng 11/2015, căng thẳng giữa hai nước lên đến đỉnh điểm với việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Su-24 của Nga đang tham gia chiến dịch chống IS gần biên giới Syria. Sau sự kiện này, Nga đã trả đũa bằng cách áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Bloomberg, lượng khách du lịch Nga đến thành phố Antalya của Thổ Nhĩ Kỳ đã giảm đến 95% trong năm 2016. Thế nhưng, cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7/2016 lại như một liều thuốc giúp hàn gắn quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, giúp cho Chính quyền ông Erdogan có thêm dũng

khí để điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng độc lập, bớt lệ thuộc vào Mỹ, NATO và cải thiện quan hệ với Nga, Iran và Israel. Nga cũng là bên được hưởng lợi từ vụ đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nga trở thành một chiếc “phao cứu sinh” của Chính quyền ông Erdogan. Chính sách đối đầu với Nga thời gian qua đã gây thiệt hại nặng nề cho Chính quyền của ông Erdogan cả về kinh tế lẫn chính trị. Trong khi Mỹ và EU lại tỏ ra lạnh nhạt với Thổ Nhĩ Kỳ, thậm chí còn có dấu hiệu tiếp tay cho nhóm đảo chính tìm cách lật đổ Tổng thống Erdogan. Cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, Nga sẽ gia tăng vai trò, ảnh hưởng tại khu vực Trung Đông. Trong trường hợp hình thành một liên minh tay ba Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ, Nga sẽ không có đối thủ tại khu vực chiến lược này, bẻ gãy một mắt xích quan trọng của NATO tại sườn phía Nam chống Nga. Về kinh tế, Nga cũng được hưởng lợi nhiều. Thổ Nhĩ Kỳ là bạn hàng quan trọng của Nga, đặc biệt là hàng xuất khẩu nông sản. Dự án “Dòng chảy phương Nam”, đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua Thổ Nhĩ Kỳ tới châu Âu bị tạm ngừng sau vụ Thổ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga được kích hoạt trở lại. Đây là dự án chiến lược đối với kinh tế của cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Thời gian qua, hai nước đã có nhiều hoạt động thúc đẩy quan hệ đáng kể với nhau và dù bênh vực các phe khác nhau ở Syria nhưng hai bên vẫn liên hệ chặt chẽ với nhau và hợp tác để kiến tạo một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện ở Syria. Đặc biệt, đỉnh cao trong mối quan hệ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt hai năm qua là sự kiện hai bên đạt được thỏa thuận về việc Nga cung cấp hệ thống tên lửa S- 400 cho Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 4/2018. Bất chấp sự phản đối của NATO, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước duy nhất trong khối sở hữu hệ thống tên lửa S-400 và hiện đang thực hiện thanh toán lần đầu cho các tổ hợp tên lửa này.

Sự kiện Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ bị ám sát ngay giữa một triển lãm ảnh tại thủ đô Ankara ngày 19/12/2016 bởi một cảnh sát chống bạo động Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng có liên quan đến yếu tố Nga và vấn đề Syria. Hung thủ đã hướng phát ngôn của mình vào Đại sứ Nga và tuyên bố “trả thù cho Syria và Aleppo”. Vụ sát hại xảy ra đúng một ngày trước hội nghị Ngoại trưởng Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran tại Moscow bàn về giải pháp cho xung đột Syria, cụ thể là về vấn đề Aleppo. Còn tại Thổ Nhĩ Kỳ, trước đó đã có nhiều cuộc biểu tình phản đối Nga can dự vào Syria và hậu thuẫn cho Tổng thống Assad. Có thể nói vụ ám sát này là một cú đánh vào thể diện của nước Nga. Tổng thống Nga Putin đã điện đàm với Tổng thống Erdogan, khẳng định Nga sẽ đẩy mạnh cuộc chiến chống khủng bố để đáp trả. Điều đáng mừng là cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều tỏ ra khá bình tĩnh và tỉnh táo trước vụ ám sát Đại sứ Nga. Hai bên thống nhất không để cho vụ việc này tác động xấu đến quan hệ song phương. Lãnh đạo cấp cao của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều thể hiện tinh thần hợp tác trong việc truy tìm các tổ chức, các lực lượng đứng đằng sau vụ ám sát.

Và trên thực tế, Hội nghị Ngoại trưởng ba nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran vẫn diễn ra vào ngày 20/12/2016 bất chấp sự cố xảy ra. Vụ đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7/2016 đã bị dập tắt nhưng nó cho thấy sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội và nền chính trị nước này. Thách thức vẫn tồn tại đối với Thổ Nhĩ Kỳ và Nga khi giữa hai bên vẫn tồn tại nhiều khác biệt, như trong cách nhìn nhận các vấn đề ở Trung Đông và xung đột Nagorno - Kkarabakh ở Azerbaijan. Riêng ở Syria, lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ khá phức tạp khi một mặt chống tổ chức khủng bộ Hồi giáo IS, mặt khác chống cả lực lượng người Kurd, và do vậy lại vô tình tạo điều kiện cho IS lớn mạnh vì dân quân người Kurd chính là một trong các lực lượng hiệu quả chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng.

3.1.2.3. Căng thẳng trong mối quan hệ giữa EU với Thổ Nhĩ Kỳ

Sau cuộc đảo chính bất thành của một nhóm quân đội tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 7/2016, EU bày tỏ quan ngại trước quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng ba tháng của Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng Chính quyền của ông Erdogan thực hiện những nguyên tắc phi dân chủ, thậm chỉ phản dân chủ trong quản lý xã hội và điều hành đất nước, đồng thời kêu gọi nước này tôn trọng các quy định pháp luật, nhân quyền và quyền tự do cơ bản, trong đó có quyền được đưa ra xét xử công bằng của mỗi cá nhân. Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước châu Âu càng trở nên căng thẳng từ việc nước này bắt giữ một phóng viên mang quốc tịch Đức vào tháng 02/2017 với cáo buộc tuyên truyền khủng bố và kích động hận thù. Đáp lại, một số chính quyền địa phương của Đức đã hủy bỏ một loạt sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ EU thổ nhĩ kỳ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư vào châu âu giai đoạn 2015 2016 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)