Dự báo quan hệ EU Thổ Nhĩ Kỳ thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ EU thổ nhĩ kỳ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư vào châu âu giai đoạn 2015 2016 (Trang 76 - 93)

6. Bố cục của luận văn

3.2 Triển vọng giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ thời gian tới

3.2.3 Dự báo quan hệ EU Thổ Nhĩ Kỳ thời gian tới

Quan hệ EU - Thổ Nhĩ Kỳ leo thang sau một loạt những chỉ trích được đưa ra từ hai bên, đặc biệt là nghị quyết đóng băng quá trình gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Phải nhìn nhận thực tế rằng, có nhiều giá trị mà châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ không cùng chia sẻ, và đó là cản trở lớn nhất trong việc Thổ Nhĩ Kỳ xin gia nhập EU. Đó là chưa kể việc mở rộng khiến EU trở nên yếu hơn và nhiều vấn đề ở các nước thành viên mới làm nhóm nòng cốt các thành viên sáng lập không mặn mà với câu chuyện kết nạp thêm thành viên mới. Từ trước đến nay, châu Âu chưa có bất cứ thời điểm nào hài long với tình hình ở Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến nhân quyền, tự do ngôn luận hay các quyền tự do cá nhân. Đó chính là một trong những cản trở lớn nhất trong quan hệ giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt nhiều năm qua và là lý do mà hết lần này đến lần khác nhiều thành viên EU ngăn cản quyết định cho Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán gia nhập EU. Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ dù rất muốn gia nhập EU để phát triển hơn nhưng cũng cho rằng các nhà lãnh đạo EU gây nhiều sức ép và có những đòi hỏi không chính đáng. Sự khác biệt trong quan điểm khó dung hòa khiến hai bên khó có thể chấp nhận nhau trong một tổ chức có tính ràng buộc lớn như EU.

Ngoài ra, sức hấp dẫn của EU với những cuộc khủng hoảng tài chính, nợ công, khủng hoảng người tị nạn hay Brexit… chắc chắn cũng làm giảm phần nào hào hứng của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc tham gia vào ngôi nhà chung châu Âu. Không phải tự nhiên mà ông Erdogan có những phát ngôn “gây sốc” theo kiểu sẽ bất

chấp những thỏa thuận đã ký kết giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ để làn sóng người tị nạn ồ ạt đến châu Âu sau những đỉnh điểm mâu thuẫn.

Từ trước đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ luôn khẳng định rằng những gì họ tiến hành là thuộc phạm vi công việc nội bộ và các bên ở bên ngoài không có quyền can thiệp. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang duy trì tình trạng an ninh đặc biệt sau vụ chính biến hồi tháng 7/2016 nên chính quyền nước này hoàn toàn có đủ lập luận để bảo vệ cho các hành động cứng rắn như bắt người hay đóng cửa các toà soạn báo. Vì thế, dù quan ngại nhưng phía EU cũng chỉ có thể bày tỏ bằng lời nói chứ hoàn toàn không đủ sức nặng gây sức ép buộc Chính quyền ông Erdogan thay đổi. Ngoài ra, trong tình thế hiện nay, EU hoàn toàn phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ trong việc ngăn chặn làn sóng tị nạn từ Syria tràn sang châu Âu nên có thể nói, Thổ Nhĩ Kỳ là bên nắm thế chủ động hoàn toàn. Các nước châu Âu cần dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ hơn là ngược lại và Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn đủ quyền lực để ra các yêu sách buộc EU phải đáp ứng nếu không muốn làn sóng tị nạn lại tràn vào EU một cách không kiểm soát. Mỗi khi EU tỏ ý không hài lòng về các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ thì Thổ Nhĩ Kỳ lại lập tức đưa thoả thuận kia ra làm vũ khí đe doạ và ép buộc EU. Đó là tình thế mà dù rất không thoải mái nhưng cho đến hiện nay các nước EU vẫn chưa thể tìm ra lối thoát.

Không chỉ thể hiện ý định “không lựa chọn” EU, Thổ Nhĩ Kỳ cũng bày tỏ quan điểm cân nhắc gia nhập tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Trong khi đó, Trung Quốc cũng tuyên bố sẵn sàng cân nhắc bất cứ đơn xin gia nhập nào của Thổ Nhĩ Kỳ để làm thành viên của SCO. Đây không phải là lời “dọa” của Thổ Nhĩ Kỳ bởi trong năm 2017, Thổ Nhĩ Kỳ đã đăng cai tổ chức Hội nghị của câu lạc bộ năng lượng của tổ chức Hợp tác Thượng Hải, trở thành quốc gia không phải thành viên đầu tiên đăng cai sự kiện và làm chủ tịch câu lạc bộ này. Điều này hoàn toàn xuất

phát từ sự chủ động của Thổ Nhĩ Kỳ và đã được nhóm Hợp tác Thượng Hải chấp thuận. Tổ chức SCO có 6 thành viên chính thức, trong đó đáng chú ý nhất là Nga và Trung Quốc. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, còn có 6 nước khác tham gia câu lạc bộ năng lượng của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải nhưng không phải thành viên của nhóm này. Việc Thổ Nhĩ Kỳ có thể từ bỏ ý định gia nhập EU và gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải sẽ khiến châu Âu phải lo lắng hơn về an ninh, do Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở vị trí địa chiến lược quan trọng sát sườn đối với EU. Điển hình là dòng người nhập cư tràn qua Thổ Nhĩ Kỳ để vào EU, nên EU rất cần kiểm soát từ phía Thổ Nhĩ Kỳ để bảo đảm an ninh và trật tự cho mình. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập SCO sẽ thúc đẩy mối quan hệ với Nga, vốn đang trở nên nồng ấm mặc cho những mâu thuẫn liên quan giải quyết xung đột tại Syria. Điều này khiến các nhà lãnh đạo EU càng phải dè chừng do việc mất đi một đồng minh quan trọng trong con bài địa chính trị ở khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập tổ chưc SCO đó là phải rời khỏi NATO đầu tiên, điều này chắc chắn vấp phải sự phản đối của các thành viên NATO. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất trong NATO chỉ sau Mỹ. Thành phố Izmir phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ là một trong năm trụ sở chính của NATO cũng như cứ điểm sân bay quân sự quan trọng của Mỹ. Căn cứ vào vị trí chiến lược và liên minh lâu đời với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia đóng vai trò then chốt trong chiến lược an ninh của Mỹ ở Trung Đông và khu vực Balkans. Do vậy, Thổ Nhĩ Kỳ có thể cân nhắc trong việc vấn đề gia nhập EU nhưng việc rời khỏi NATO là điều không dễ dàng.

Thời gian tới, các cuộc đàm phán gia nhập của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gần như không tồn tại do những mâu thuẫn quá lớn không thể giải quyết. Vấn đề đặt ra chỉ còn là bên nào sẽ khép cánh cửa đàm phán trước. Hiện cả EU và Thổ Nhĩ Kỳ đều không

muốn nhận phần này về mình. EU không muốn mang tiếng là bỏ rơi nền dân chủ của Thổ Nhĩ Kỳ. Còn đối với Thổ Nhĩ Kỳ, mà đặc biệt là Tổng thống Erdogan, điều này sẽ dẫn tới sự phản đối mạnh mẽ ở trong nước và sẽ có một cuộc tranh luận lớn tại quốc gia này. Các nhà lãnh đạo EU trong đó có Đức và Áo đều khẳng định mối quan hệ EU - Thổ Nhĩ Kỳ rất khó để có thể trở lại như trước. Pháp vẫn hành động theo cách mà nước này vẫn làm, đó là để Thổ Nhĩ Kỳ tự nhận phần “đóng cửa” với EU. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ không dễ từ bỏ những đặc quyền mà mình đang được hưởng nhờ tiến trình gia nhập ngôi nhà chung châu Âu, đặc biệt là về tài chính.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3

Những ảnh hưởng tiêu cực của quá trình mở rộng EU đã bộc lộ và tác động trực tiếp đến các chính sách của EU trong giai đoạn hiện nay. Chính sách mở rộng không còn là ưu tiên hiện nay của EU, bất chấp những tuyên bố chính thức của các nhà lãnh đạo EU về việc duy trì sự mở rộng. Chính sách mở rộng vẫn được coi là một công cụ chính sách đối ngoại, chủ yếu là trong bối cảnh cạnh tranh với Nga và để duy trì sự ổn định ở Balkans cũng như hợp tác với các ứng cử viên về khủng hoảng tị nạn và di dân. Tuy nhiên, nếu không có triển vọng gia nhập rõ ràng, chính sách này không còn hiệu quả và “sức mạnh mềm” của EU đã mất đi sự tín nhiệm của nó. Một chính sách mở rộng tích cực sẽ tạo ra sự gắn kết của các thành viên trong EU, khuyến khích các lực lượng dân chủ, thúc đẩy sự ổn định ở Balkans và Đông Âu và có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển ở Thổ Nhĩ Kỳ. Balkans chắc chắn vẫn là mục tiêu mở rộng của EU. Tuy nhiên, cần phải có thời hạn hợp lý cho việc gia nhập các quốc gia vùng Balkans và thông qua một số tiêu chí rõ ràng về dân chủ, tự do và phụ thuộc nhiều vào ý đồ địa chính trị của EU. Tiến trình gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ dự báo tiếp tục gặp nhiều trở ngại thậm chí đỗ vỡ. Thay vì ưu tiên mở rộng, EU đang quay lại tìm cách siết chặt tổ chức, đặc biệt trong nhóm các thành viên cốt lõi đã sáng lập ra EU, tức là các nước Tây Âu. Đặc biệt, sau sự kiện Brexit thì EU càng có xu hướng siết chặt hơn, chia EU ra thành nhiều tốc dộ phát triển phù hợp với tiềm lực và điều kiện của từng quốc gia nhằm thích ứng với xu hướng phát triển của EU hiện nay.

KẾT LUẬN

Hiện nay, EU đang phải đối mặt với một số thách thức về vấn đề người tị nạn và nhập cư trái phép. Tình hình nhập cư ở EU trong những năm qua luôn biến động và có xu hướng giảm. Cùng với đó, khủng hoảng nhập cư bất hợp pháp ở biển Địa Trung Hải đã cho thấy những điểm hạn chế của EU trong vấn đề nhập cư. Những thách thức trên đòi hỏi EU phải bỏ qua những lợi ích quốc gia trước mắt, cùng nhau tìm ra một tiếng nói chung hiệu quả hơn thời gian tới. Mặc dù nội bộ giữa các nước EU đang có những mâu thuẫn, tranh cãi xung quanh những chính sách, biện pháp về vấn đề nhập cư nhưng các quốc gia nói riêng và EU nói chung đang rất nỗ lực kết hợp hài hòa chính sách của khu vực với chính sách của quốc gia nhằm quản lý dòng người nhập cư một cách hiệu quả.

Quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng trước nhiều thách thức. Thổ Nhĩ Kỳ đang rất cần thể chế hóa các nguyên tắc dân chủ trong nước nhằm duy trì các mối quan hệ với EU và giảm thiểu căng thẳng càng nhiều càng tốt. Có là đối tác hay không đối tác, châu Âu không thể tự mình thoát ra khỏi khu vực địa chính trị lân cận của mình đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài vấn đề di cư hiện này, EU rất cần Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria, vốn là mối đe doạ an ninh hàng đầu của EU. Việc Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa hủy bỏ thỏa thuận với EU về giải quyết vấn đề người tị nạn có thể là "con bài cuối cùng" trong cuộc tranh cãi với EU. Nó sẽ thúc đẩy dòng người tị nạn dường như vô tận tìm đường đến châu Âu. Rõ ràng, các nước EU đã thấm thía bài học để lại từ cuộc khủng hoảng người di cư của những năm trước mà đỉnh điểm là việc ra đi của Anh khỏi EU, khủng bố tràn lan, cùng với đó là phong trào dân tộc chủ nghĩa và dân túy cực đoan đang trỗi dậy tại châu Âu. EU cũng hiểu rõ sự đổ vỡ trong quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ có thể đẩy khu vực Biển Đen và vùng Balkan vào

bất ổn. Hơn thế nữa, nếu để mất quốc gia có vị trí chiến lược này, phương Tây sẽ để mất một chỗ đứng quan trọng tại Trung Đông, nơi Nga đang tích cực gia tăng ảnh hưởng, đặc biệt sau khi chính quyền của Tổng thống Putin can thiệp quân sự tại Syria. Có thể nói, cả Thổ Nhĩ Kỳ và EU đang đứng trước ngã ba đường lịch sử và đây sẽ là thời điểm họ phải quyết định bản chất mối quan hệ liên minh trong tương lai. Điều chỉnh quan hệ thế nào với Thổ Nhĩ Kỳ là bài toán các nước EU cần sớm tìm lời giải. Bởi một Thổ Nhĩ Kỳ bị bỏ rơi, xa lánh bên lề châu Âu càng khiến tình hình EU bất ổn. Căng thẳng leo thang với Thổ Nhĩ Kỳ, EU càng khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn và càng làm hại chính mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ánh Huyền (2016), “Giải pháp nào cho cuộc khủng hoảng di cư?”,http://vovworld.vn/vi-VN/binh-luan/giai-phap-nao-cho-cuoc-khung-hoang-

di-cu-399614.vov

2. Dangcongsan.vn (2018), “Chương trình Lương thực Thế giới cảnh báo khủng hoảng di cư mới ở châu Âu”, http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/quoc-

te/2018-03-27/chuong-trinh-luong-thuc-the-gioi-canh-bao-khung-hoang-di-cu- moi-o-chau-au-55365.aspx

3. Diệp Vũ (2015), “Khủng hoảng nhập cư chia rẽ châu Âu”,

http://vneconomy.vn/the-gioi/khung-hoang-nhap-cu-chia-re-chau-au- 20150907111311755.htm

4. Đăng Khoa (2016), “Châu Âu cần làm gì để giải quyết khủng hoảng nhập

cư”, http://plo.vn/quoc-te/chau-au-can-lam-gi-de-giai-quyet-khung-hoang-nhap-

cu-610270.html

5. Đặng Minh Đức (2007), “Nhập cư ở Liên minh châu Âu: Vấn đề và thách

thức”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 8(83), tr. 32 - 37.

6. Đinh Công Tuấn (2011), Liên minh châu Âu hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.

7. Hà Hoàng Hải (2009), “Chính sách nhập cư của EU mới tại Trung - Đông

Âu và tác động đến cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan, Séc và Hungary”, Tạp

chí nghiên cứu châu Âu, số 3, tr. 43 - 52.

8. Hà Kim (2017), “Khủng hoảng di cư ở châu Âu đã được kiểm soát?”,https://baomoi.com/khung-hoang-di-cu-o-chau-au-da-duoc-kiem-

9. Hà Thị Thanh Hiền (2015), “Vấn đề nhập cư ở Liên minh châu Âu trong những năm đầu thế kỷ XXI”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học KHXH&NV

(ĐHQG Hà Nội), Hà Nội.

10. Hoàng Lê (2016), “Cây gậy và củ cà rốt” có giúp giải quyết khủng hoảng

nhập cư ở EU?”,https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/cay-gay-va-cu-ca-rot-co-giup-

giai-quyet-khung-hoang-nhap-cu-o-eu-520143.vov

11. Hương Ly (2016), “Hiệp ước Schengen - Giá trị cốt lõi của EU trước nguy cơ sụp đổ”, Thế giới toàn cảnh - Chuyên đề tạp chí Khoa học và Chiến lược

- BCA, ISSN 0866-7466, số 56, tr 20.

12. Hữu Bình (2018), “EU tìm cơ chế đồng thuận giải quyết khủng hoảng nhập cư”, https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/eu-tim-co-che-dong-thuan-giai-quyet- khung-hoang-nhap-cu-723521.vov

13. Khánh Linh (2016), “Năm 2016: Châu Âu tiếp tục chật vật đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư”, http://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/nam-2016-chau-

au-tiep-tuc-chat-vat-doi-mat-voi-cuoc-khung-hoang-di-cu-366126.html

14. Lê Thế Mẫu (2015), “Cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu - căn nguyên và

giải pháp”, http://tapchiqptd.vn/vi/quoc-phong-quan-su-nuoc-ngoai/cuoc-khung-

hoang-di-cu-o-chau-au-can-nguyen-va-giai-phap/8240.html

15. Lê Thị Kim Oanh (2015), “Nhập cư ở Liên minh châu Âu: Thực tiễn và thách thức”, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu châu Âu.

16. Minh Trà (2018), “Châu Âu vẫn “đau đầu” với vấn nạn di cư”,

http://bnews.vn/chau-au-van-dau-dau-voi-van-nan-di-cu/81214.html

17. Minh Trà - Minh Thanh (2017), “Châu Âu: Loay hoay giải bài toán khủng

hoảng nhập cư”, http://baophapluat.vn/quoc-te/chau-au-loay-hoay-giai-bai-toan-

18. Nghiêm Tuấn Hùng (2011), “Vấn đề di cư trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG Hà

Nội), Hà Nội.

19. Ngọc Hà (2017), “Giải quyết khủng hoảng người di cư còn nhiều thách thức”, http://www.nhandan.com.vn/thegioi/tin-tuc/item/31885502-giai-quyet- khung-hoang-nguoi-di-cu-con-nhieu-thach-thuc.html

20. Ngọc Mai (2015), “Khủng hoảng nhập cư châu Âu và nỗi lo hậu khủng bố

Paris”, https://thanhnien.vn/the-gioi/khung-hoang-nhap-cu-chau-au-va-noi-lo-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ EU thổ nhĩ kỳ trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư vào châu âu giai đoạn 2015 2016 (Trang 76 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)